Giáo án Địa Lí 8 Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Giáo án Địa Lí 8 Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Xác định vị trí giới hạn của miền trên bản đồ: Bao gồm toàn bộ phần lãnh thổ còn lại ở phía nam nước ta từ Đà Nẵng tới Cà Mau trong đó có 2 quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa và nhiều đảo khác.

- Địa hình chia làm 3 khu vực:

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm điển hình, nóng quanh năm.

- Tài nguyên phong phú, tập trung dễ khai thác, đặc biệt là đất, quặng boxit, dầu khí

2. Kĩ năng

- Phân tích so sánh với 2 miền địa lí đã học.

- Phân tích bản đồ, biểu đồ, các mối liên hệ địa lí.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Bản đồ tự nhiên VN.

- Bản đồ miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Tranh ảnh liên quan.

2. Học sinh

Chuẩn bị như nội dung dặn dò ở tiết trước

III. Chuỗi các hoạt động

1) Ổn định:

2) Kiểm tra:

3) Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* HĐ1: Cả lớp. Dựa hình 43.2 + Bản đồ tự nhiên VN

1) Xác định vị trí giới hạn của miền trên bản đồ TNVN? So sánh diện tích lãnh thổ của miền với 2 miền đã học?

2) Vị trí đó ảnh hưởng gì tới khí hậu của miền?

1) vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ:

- Gồm toàn bộ phần phía Nam từ Đà Nẵng đến Cà Mau.

- Gồm Tây nguyên, duyên hải nam trung bộ và ĐB Nam bộ

* HĐ2: Nhóm. Dựa thông tin sgk + Kiến thức đã học hãy

1) Chứng minh miền NTB và Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, có 1 mùa khô sâu sắc?

2) Giải thích tại sao?

- HS báo cáo

- Nhóm khác nhận xét, bổ xung

- GV chuẩn kiến thức:

+ Nằm ở vĩ độ thấp => Nhận được lượng nhiệt và ánh sáng Mặt Trời lớn hơn các vùng phía Bắc

+ Gió mùa đông bắc bị dãy Bạch Mã chặn lại nên nhiệt độ không bị giảm mạnh => Biên độ nhiệt nhỏ.

+ Duyên hải NTB: Mùa mưa ngắn, mưa đến muộn (tháng 10,11). Mùa khô do mưa ít nhiệt độ cao, lượng nước bốc hơi lớn vượt xa lượng mưa nên độ ẩm cực nhỏ => Là nơi khô hạn nhất nước ta.

+ Tây Nguyên Nam Bộ: Mùa mưa dài 6 tháng (tháng 5->10) chiếm 80% lượng mưa cả năm => Mùa khô thiếu nước trầm trọng.

2) Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc:

a) Từ dãy Bạch Mã (160B) trở vào:

- T0 TB năm cao: >250C. Biên độ nhiệt giảm rõ rệt, dao động 3 -> 70C.

b) Chế độ mưa không đồng nhất:

- Khu vực duyên hải NT Bộ có mùa khô kéo dài, nhiều nơi bị hạn gay gắt, mùa mưa đến muộn và tập trung trong thời gian ngắn (tháng 10,11)

- Khu vực Nam Bộ và Tây nguyên: Mùa mưa kéo dài 6 tháng từ tháng 5-> 10 chiếm 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng.

*HĐ3: Cá nhân/cặp. Dựa H43.1 + bản đồ TNVN, thông tin sgk cho biết:

1) Miền NTB và Nam Bộ có những khu vực địa hình nào?

2) Xác định đọc tên các đỉnh núi cao > 2000m và các cao nguyên badan. Nơi phân bố? Nguyên nhân hình thành khu vực núi và cao nguyên trên?

3) Xác định vị trí đồng bằng Nam Bộ? Có đặc điểm gì khác với đồng bằng sông Hồng? Nguyên nhân hình thành do đâu?

- HS báo cáo -> Nhận xét, bổ xung.

- GV chuẩn kiến thức:

3) Trường Sơn nam hùng vĩ và đồng bằng nam bộ rộng lớn:

a) Trường Sơn nam:

- Hình thành trên một miền bằng cổ được Tân Kiến Tạo nâng lên mạnh mẽ.

- Là khu vực núi cao và cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ.

- Cảnh quan nhiệt đới trở nên đa dạng, nhưng có phần mát mẻ, lạnh giá của khí hậu miền núi và cao nguyên.

b) Đồng bằng Nam Bộ:

- Hình thành và phát triển trên một miền sụt võng lớn được phù sa của các sông bồi dắp - Là vùng đồng bằng rộng lớn, chiếm >1/2 diện tích đất phù sa của cả nước.

* HĐ4: Nhóm. Dựa thông tin sgk + Kiến thức đã học cho biết:

1) Miền NTB và Nam Bộ có những tài nguyên gì? Giá trị kinh tế như thế nào?

2) Để phát triển bền vững, khi khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên chúng ta phải làm gì?

- Nhóm lẻ: Tài nguyên Khí hậu - Đất.

- Nhóm chẵn: Tài nguyên Rừng, Biển, Khoáng sản. Đại diện 2 nhóm báo cáo.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.

- GV chuẩn kiến thức.

4) Tài nguyên phong phúvà tập trung, dễ khai thác:

a) Khí hậu -Đất đai:

-K/h: Có mùa khô gay gắt nhưng nhìn chung khí hậu-đất đai thuận lợi cho sx nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn.

b) Tài nguyên rừng:

- Phong phú, nhiều kiểu loại sinh thái. Rừng phân bố rộng rãi từ miền núi Trường Sơn, Tây Nguyên tới các đồng bằng ven biển.

- Diện tích rừng chiếm gần 60% diện tích rừng cả nước: Có nhiều sinh vật quý hiếm.

c) Tài nguyên biển:

- Đa dạng và có giá trị lớn.

- Bờ biển NTBộ có nhiều vịnh nước sâu, kín để xây dựng các hải cảng

- Thềm lục địa phía nam có nhiều dầu khí

- Trên vùng biển còn có nhiều đảo yến giàu có, những đảo san hô, những ngư trường lớn: Hoàng Sa - Trường Sa, Ninh Thuận - Bình Thuận,…

4) Củng cố

1) Đánh dấu x vào ô trống trong bài tập sau sao cho phù hợp với các đặc điểm của 2 đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long:

5) Hoạt động nối tiếp:

- Trả lời câu hỏi, bài tập sgk/151

- Chuẩn bị bài thực hành 44 sgk/153: HS các nhóm tự tìm hiểu và chuẩn bị trước.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 8 chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

Quý phụ huynh và học sinh có thể đăng ký các khóa học tốt lớp 8 bởi các thầy cô nổi tiếng của vietjack tại Khóa học tốt lớp 8

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất - CHỈ TỪ 199K tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Địa Lí lớp 8 mới nhất, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 8 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên