Giáo án Địa Lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

Giáo án Địa Lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Biết khái niệm sinh quyển.

- Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật.

2. Kĩ năng:

- Biết phân tích, nhận xét các hình vẽ, bản đồ để thấy được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phân bố sinh vật.

- Biết được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và con người đối với sinh vật.

3. Thái độ:

- Tham gia vào các đợt trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc ở trường cũng như địa phương.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ, Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (bản đồ)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp:

Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là: Đàm thọai gợi mở, Thảo luận nhóm, Thuyết trình, Sử dùng đồ dùng trực quan: Bản đồ, hình ảnh địa lý

2. Phương tiện: Các hình trong SGK phóng to, Bản đồ thế giới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các nhân tố hình thành đất ?

3.Hoạt động khởi động:

B1. GV cho Hs quan sát hình ảnh Trái Đất nhìn từ vệ tinh, yêu cầu HS trả lời:

- Có mấy màu sắc được thể hiện trên bản đồ? Đối tượng thể hiện là gì?

- Nhận xét sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất?

B2. HS quan sát, trả lời

B3. GV chuẩn và vào bài mời.

4. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm sinh quyển

- Hình thức: Hoạt động cả lớp.

- Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, gợi mở

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Bước 1:

Dựa vào SGK, hình ảnh, em hãy cho biết:

Sinh quyển là gì?

Sinh quyển có giới hạn như thế nào?

SV có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển hay không? Nếu không thì chúng tập trung ở những nơi nào trong phạm vi sinh quyển? Tại sao lại vậy?

Sinh quyển có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế và đời sống.

Bước 2: Hs trả lời

Bước 3: Gv chuẩn

Mở rộng

Tại sao sinh vật chỉ tập trung vào những nơi có thực vật mọc?

I. SINH QUYỂN

1. Khái niệm

- Là quyển chứa toàn bộ SV sinh sống trên Trái Đất.

2. Giới hạn của sinh quyển

- Phía trên là tiếp giáp tầng ôdôn của khí quyển (22km)

- Phía dưới:

   + Ở đại dương: đáy (11km).

   + Ở lục địa: Xuống tới đáy của lớp vỏ phong hoá.

=> Sinh quyển gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ TN và lớp vỏ phong hoá.

3. Phân bố

Sinh vật phân bố không đều

4. Vai trò của sinh quyển

- Tạo ra LT – TP cho con người.

- Tạo ra O2 thông qua quá trình quang hợp.

- Góp phần làm thay đổi địa hình.

- Đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật.

- Hình thức: Hoạt động nhóm.

- Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình, động não.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Bước 1: Dựa vào hiểu biết của bản thân, có mấy nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật?

GV chia lớp thành 4 nhóm (có đánh số thứ tự), thảo luận trong vòng 5 phút, hoàn thành phiếu học tập sau: (phụ lục 1)

Nhóm 1: Tìm hiểu về khí hậu

Nhóm 2: Tìm hiểu về Đất

Nhóm 3: Tìm hiểu về địa hình    + sinh vật

Nhóm 4: Tìm hiểu về con người

Bước 2: HS thảo luận, hoàn thiện phiếu học tập

Bước 3. HS có cùng 1 số thứ tự về cùng 1 nhóm => Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật bằng mindmap hoặc sơ đồ tư duy

Bước 4: Gv nhận xét, chuẩn kiến thức

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật.

phụ lục 2

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

1. Hoạt động củng cố (2 phút)

GV đặt câu hỏi, HS trả lời nhanh:

⮚ Giới hạn của sinh quyển?

⮚ Có những nhân tố nào tác động đến sự phát triển và phân bố sinh vật? Trong đó, nhân tố nào là quan trọng nhất?

2. Tổng kết

3. Phụ lục 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Đọc SGK kết hợp vốn hiểu biết của bản thân, hãy thảo luận theo nhóm trong vòng 5 phút, hoàn thành phiếu học tập sau:

Bảng: Các nhân tố hình thành đất

Nhân tố Ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật Ví dụ
1. Khí hậu
2. Đất
3. Địa hình
4. Sinh vật
5. Con người

Phụ lục 2: Thông tin phản hồi

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Đọc SGK kết hợp vốn hiểu biết của bản thân, hãy thảo luận theo nhóm trong vòng 5 phút, hoàn thành phiếu học tập sau:

Bảng: Các nhân tố hình thành đất

Nhân tố Ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật Ví dụ
1. Khí hậu

Yếu tố: nhiệt độ, nước, độ ẩm, không khí, ánh sáng

- Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi 1 giới hạn nhiệt nhất định. Nhiệt độ thích hợp, Sv tập trung nhiều, phát triển nhanh.

- Nước, không khí, ẩm: nhiệt ẩm dồi dao => sv phong phú và ngược lại.

- Ánh sáng: quang hợp

chu kì hoạt động của sv

=> quyết định

- Sv ưa nhiệt: xích đạo, nhiệt đới (hổ, báo, sư tử, ...)

- SV ưa lạnh: cực, ôn đới (gấu Bắc Cực, hải cẩu)

- Xích đạo, nhiệt đới ẩm, ôn đới ẩm: SV phát triển nhanh

- Hoang mạc, bán hoang mạc: SV ít, kém phát triển.

- ưa sáng: nhiều ánh sáng (ngô đồng, lúa, cam...)

- Ưa tối: lá lốt, dương xỉ...

2. Đất

- Yếu tố: tính chất, độ phì đất

“đất nào cây ấy”

- Đất feralit: cây ăn quả, cây CN

- Đất mặn: sú, vẹt, đước, mắm...

- Phù sa: cây lương thực

3. Địa hình

- Yếu tố: Độ cao, hướng sườn

   + Độ cao: Vành đai SV thay đổi theo độ cao.

   + Hướng sườn:

Đón nắng, mưa, ánh sáng=> sv phát triển nhanh và ngược lại.

Độ cao xuất hiện và kết thúc các vành đai sv

Phanxipang
4. Sinh vật

- Thức ăn quyết định

- Mối quan hệ giữa động vật và thực vật rất chặt chẽ vì:

   + Thựcvật nơi cư trú, thức ăn của

   + đv

Động vật cung cấp chất hữu cơ cho thực vật.

Chuỗi thức ăn

Cỏ=> nai=> Báo => chết => vi sinh vật => cung cấp chất dd để nuôi Tv

5. Con người

- Tích cực:

   + Phân bố lại động thực vật trên Trái Đất: mở rộng phạm vi của loài này, thu hẹp pham vi của loài khác

   + Tạo ra các giống vật nuôi và cây trồng mới có khả năng thích nghi.

   + Trồng rừng, mở rộng diện tích

- Tiêu cực:

   + Khai thác bừa bãi làm cho nhiều loài động thực vật tuyệt chủng.

   + Suy giảm diện tích rừng

   + Mất nơi sinh sống của ĐTV

- Mê Linh: Lúa không hiệu quả => trồng hoa màu, hoa.

- Tạo ra lúa thích nghi với đất mặn ở ĐBSCL.(OM6976,OM6677, OM5464, OM5629, OM5166)

- CMX trong NN    + mở rộng phạm vi 1 số loại cây nhưng làm tuyệt chủng 1 số giống cây địa phương

- Khai thác rừng

V. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 theo phương pháp mới khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tài liệu Giáo án Địa Lí lớp 10 theo phương pháp mới được biên soạn theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT bám sát chương trình Địa Lí lớp 10.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên