Giáo án Địa Lí 10 Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế
Giáo án Địa Lí 10 Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Sau bài học, HS cần:
- Biết được các loại nguồn lực và vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
- Hiểu được khái niệm cơ cấu kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và nhận xét sơ đồ, bảng số liệu về nguồn lực phát triển kinh tế và cơ cấu của nền kinh tế.
- Biết cách tính toán cơ cấu kinh tế theo ngành, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước.
3. Thái độ
- Nhận thức được các nguồn lực để phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế của Việt Nam và địa phương, từ đó có những cố gắng trong học tập nhằm phục vụ nền kinh tế của đất nước sau này.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ
+ Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (bản đồ)
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp:
Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:
- Đàm thọai gợi mở
- Thảo luận nhóm
- Thuyết trình
- Sử dùng đồ dùng trực quan: Bản đồ, hình ảnh địa lý
2. Phương tiện:
- Các hình trong SGK phóng to.
- Bản đồ thế giới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Hoạt động khởi động: Bức tranh của nền kinh tế thế giới ngày càng phân hóa sâu sắc, có nước giàu, nước nghèo, nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, nước tăng trưởng chậm. Nguyên nhân chính là mỗi quốc gia chịu sự chi phối của nhiều nguồn lực khác nhau.
4. Bài mới:
HĐ 1: Tìm hiểu các nguồn lực phát triển KT
- Hình thức: Cá nhân/ lớp
- Thời gian: 5 p
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
B1: Đọc SGK =>Hãy nêu khái niệm nguồn lực? B2: Hs trả lời B3: GV chuẩn Bước 1: - Kể tên các nguồn lực ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH - GV gọi 2 HS lên bảng sắp xếp các nguồn lực đã viết trên bảng thành 2 nhóm nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội. - GV gọi 2 HS lên bảng sắp xếp các nguồn lực đã viết trên bảng thành 2 nhóm nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài. - H: Vai trò của mỗi nhóm? Bước 2: Các HS khác nhận xét và trả lời. Bước 3: GV chuẩn kiến thức. - Nguồn lực trong nước là nền tảng và có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển kinh tế. Nguồn lực bên ngoài có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một quốc gia |
I. Các nguồn lưc phát triển kinh tế 1. Khái niệm Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn, thị trường,… ở cả trong và nước ngoài có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế một lãnh thổ nhất định. 2. Các loại nguồn lực a. Căn cứ vào nguồn gốc - Vị trí địa lý: Tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông. - Nguồn lực tự nhiên: Đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản. - Nguồn lực kinh tế xã hội: Dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển. b. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ - Nguồn lực bên trong (trong nước) - Nguồn lực bên ngoài (ngoài nước) gồm: Vốn, thị trường, KHKT, xu thế phát triển. |
HĐ 2: Tìm hiểu vai trò của nguồn lực
- Hình thức: nhóm
- Thời gian: 10p
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
Bước 1: HS đọc mục I.3 SGK trang 100 cho biết mỗi nguồn lực có vai trò như thế nào đối với việc phát triển kinh tế xã hội. Nêu ví dụ cụ thể để chứng minh. Bước 2: HS trao đổi, bổ sung cho nhau. Bước 3: Đại diện HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. Ví dụ: Xingapo có vị trí địa lí thuận lợi(thu thuế hải quan) Nếu TNTN giàu có và đa dạng là lợi thế cho sự phát triển kinh tế nhưng không có ý nghĩa quyết định. VD: Hoa Kì, Ôxtrâylia giàu có về tài nguyên. VD: Việt Nam và Trung Quốc đổi mới thành công(đường lối chính sách) GV kết luận phải biết phát huy được mọi nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội. - Dân cư và nguồn lao động vừa tạo ra sản phẩm vừa là TTTT - Vốn: Nguồn vốn lớn, phân bố và sử dụng có hiệu quả => Tăng trưởng, tích luỹ... - KHKT và công nghệ : + Chuyển lao động cơ bắp => Lao động sử dụng máy móc. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. + Tăng các ngành có hàm lượng KHKT cao. + Tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Chính sách và xu thế phát triển: Đường lối đúng sẽ là sự tập hợp của các nguồn lực. |
3. Vai trò của các nguồn lực a. Vị trí địa lý: Tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong nước, giữa các quốc gia. b. Nguồn lực tự nhiên: Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Nếu TNTN giàu có và đa dạng là lợi thế cho sự phát triển kinh tế, nhưng không có ý nghĩa quyết định. c. Nguồn lực kinh tế xã hội: Có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế xã hội và có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia. VD: Đường lối chính sách + Trước 1986 + Hiện nay xu thế toàn cầu hoá tạo điều kiện để nước ta mở cửa giao lưu, hợp tác. |
HĐ 3: Tim hiểu cơ cấu nền kinh tế
- Hình thức: nhóm
- Thời gian: 15p
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
GV đặt câu hỏi: H: Cơ cấu kinh tế là gì? H: Cơ cấu nền kinh tế gồm những bộ phận nào? HS trả lời, HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức (GV nói thêm về nền kinh tế tri thức: là lấy yếu tố tri thức hiện đai của khoa học công nghệ làm nền tảng)Kinh tế tri thức phản ánh trình độ phát triển cao hơn của lực lượng sản xuất so với kinh tế nông nghiệp, công nghiệp. GV chia nhóm mỗi nhóm nghiên cứu 1 câu hỏi: - Nhóm 1: HS dựa vào bảng 26 hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của thế giới, các nước phát triển, các nước đang phát triển và của Việt Nam thời kì 1990-2004. HS trả lời, GV chuẩn kiến thức và giải thích thêm về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì. - Nhóm 2: Cơ cấu thành phần kinh tế phản ánh điều gì? Ở nước ta hiện nay có các thành phần kinh tế nào? (Cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu, bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau) - Nhóm 3: Việc phân chia không gian lãnh thổ dựa vào những yếu tố nào? Các cấp lãnh thổ được phân chia như thế nào?HS suy nghĩ để trả lời, GV gợi ý(Do những khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, những nguyên nhân lịch sử đã dẫn đến sự khác biệt các vùng.Cơ cấu lãnh thổ được hình thành qua quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành trên cơ sở phân bố các ngành theo không gian địa lý) |
II. Cơ cấu nền kinh tế 1. Khái niệm Cơ cấu nền kinh tế là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. 2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế a. Cơ cấu ngành: - Là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng. Bao gồm 3 nhóm ngành: + Nông, lâm, ngư nghiệp + Công nghiệp – xây dựng + Dịch vụ - Là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. b. Cơ cấu thành phần kinh tế Phản ánh các hình thức sở hữu gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Bao gồm: - Khu vực kinh tế trong nước - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài c. Cơ cấu lãnh thổ: Là sự phân bố các ngành theo không gian, gồm: - Toàn cầu và khu vực - Quốc gia - Vùng |
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
1. Hoạt động củng cố (2 phút)
Vẽ sơ đồ cơ cấu kinh tế.
2. Tổng kết
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 theo phương pháp mới khác:
- Địa Lí 10 Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Địa Lí 10 Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt
- Địa Lí 10 Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi
- Địa Lí 10 Bài 30: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia
- Địa Lí 10 Bài 31: Vai trò, đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Tài liệu Giáo án Địa Lí lớp 10 theo phương pháp mới được biên soạn theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT bám sát chương trình Địa Lí lớp 10.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)