Giáo án GDCD 9 Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Giáo án GDCD 9 Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Hs hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, ý nghĩa của tình hữu nghị, những biểu hiện việc làm cụ thể của tình hữu giữa các dân tộc.

2. Kĩ năng

Tham gia các hoạt động vì tình hữu nghị, thể hiện sự đoàn kết hữu nghị với các dân tộc khác.

3. Thái độ

Có hành vi xử sự có văn hoá với mọi người. Biết tuyên truyền chính sách hoà bình, hữu nghị của Đảng nhà nước.

II. Phương tiện dạy học

1. Giáo viên

SGK, SGV, Bài báo tranh ảnh.

2. Học sinh

Đọc trước bài.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

- Sĩ số: ………………..

2. Kiểm tra bài cũ

? Em hãy nêu các hoạt động vì hoà bình ở trường, lớp và địa phương của chúng ta, các hình thức hoạt động đó là gì?

HS: - Tham gia kí vào đơn kiện công ty hoá chất của Mỹ.

- Phản đối cuộc chiến của Mĩ tại Irắc....

3. Bài mới

Gv: Yêu cầu cả lớp hát bài: “Trái đất này là của chúng mình”

Lời: Đình Hải

Nhạc: Trương quang Lục

Gv: Biểu hiện của hoà bình là sự hữu nghị hợp tác của các dân tộc trên thế giới. để hiểu hơn vấn đề này chúng ta học bài hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề.

GV: Gọi hs đọc ví dụ

Gv: Ghi số liệu lên bảng phụ

? Quan sát các số liệu ảnh trên em thấy VN đã thể hiện mối quan hệ hữu nghị hợp tác như thế nào?

I. Đặt vấn đề

- VN- Lào- Campuchia

- VN- Trung Quốc

- VN- Nhật Bản

- VN- Nga

? Em hãy nêu mối quan hệ giữa nước ta với các nước mà em được biết.

Gv: Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 5 tổ chức tại Việt nam là dịp để Việt Nam mở rộng ngoại giao với các nước hợp tác về các lĩnh vực kinh tế văn hoá ... và là dịp giới thiệu cho bạn bè thế giới về đất nước và con người Việt Nam

Gv: Cho học sinh hoạt động nhóm

? Em hãy xây dựng kế hoạch hoạt động hữu nghị của thiếu nhi.

- Giao lưu kết nghĩa

- Viết thư , tặng quà

- Xin chữ kí

Hoạt động 2: tìm hiểu nội dung bài học

Gv: Chia lớp thành 3 nhóm

?Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm tình hữu nghị

Là quan hệ bạn bè thân thiết giữa nước này với nước khác.

? ý nghĩa của tình hữu nghị hợp tác?

2. ý nghĩa

- Tạo cơ hội điều kiện để các dân tộc cùng hợp tác phát trển.

- Hữu nghị, hợp tác giúp nhau cùng phát triển: Kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, KHKT

- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây căng thẳng, mâu thuẫn, dẫn đến nguy cơ chiến tranh.

? Chính sách của Đảng đối với hoà bình hữu nghị ?

3. Chính sách của Đảng

- Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi.

- Đảm bảo thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước.

- Hoà nhập với các nước trong quá trình tiến lên của nhân loại.

? Hs chúng ta cần phải làm gì để xây dựng hữu nghị ?

4. Học sinh chúng ta cần phải

- Thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài

- Thái độ cử chỉ việc làm là tôn trọng thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày

Hoạt động 3: Luyện tập

Hs: Suy nghĩ liệt kê bày tỏ ý kiến của mình.

? Em làm gi trong các tình huống sau đây? Vì sao?

? Bạn em có thai độ thiếu lịch sự với người nước ngoài?

III. Bài tập

Bài tập 1/19

Một số việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hằng ngày:

   + Chia sẻ những tổn thất do thiên tai, lũ lụt, động đất gây nên;

   + Lịch sự, tôn trọng với khách nước ngoài;

   + Giúp đỡ người nước ngoài sang du lịch, tham quan ở quê hương mình khi họ có yêu cầu;

   + Viết thư kêu gọi hoà bình, phản đối chiến tranh.

? Trường em tổ chức giao lưu với người nước ngoài

Gv: Kết luận toàn bài.

Gv: Tổ chức cho học sinh thảo luận lớp.

Gv: Nhận xét- đánh giá.

Gv: Kết luận:

Bài tập 2/19

a. Em góp ý kiến với bạn, cần có thái độ văn minh, lịch sự với ngưới nước ngoài. Cần giúp đỡ họ nếu họ yêu cầu, có như vậy mới phát huy tình hữu nghị với các nước

b. Em tham gia tích cực, đóng góp sức mình, ý kiến cho cuộc giao lưu vì đây là dịp giới thiệu côn người và đất nước VN, để họ thấy được chúng ta lịch sự , hiếu khách.

Giao lưu quốc tế trong thời đại ngày nay trở thành yêu cầu sống còn của mỗi dân tộc chính sách đối ngoại luôn luôn là sự nối tiếp của chính sách đối nội phát triển đất nước. Bản thân chúng ta hãy ra sức học tập lao động góp sức xây dựng đất nước.

Bài tập 3/19: HS tự sưu tầm

Bài tập 4/19 :

- Tên hoạt động → ví dụ: úng hộ các bạn ở vùng lũ lụt.

- Nội dung, biện pháp hoạt động: quyên góp áo quần, sách vở, tiền...

   + Hoạt động trong nhà trường;

   + Thời gian quyên góp: 5 ngày.

- Người phụ trách, người tham gia: Lớp trưởng các lớp chịu trách nhiệm thu gom, tất cả học sinh các lớp tham gia.

- Thời gian, địa điểm ủng hộ (chọn một trường cụ thể với sự giới thiệu của Hội Chữ thập đỏ).

4. Củng cố

- Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ.

- Nước ta hiện nay dăt mối quan hệ với các nước nào?

?Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

? ý nghĩa của tình hữu nghị hợp tác?

? Chính sách của Đảng đối với hoà bình hữu nghị ?

? Hs chúng ta cần phải làm gì để xây dựng hữu nghị ?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Làm các bài tập còn lai.

- Soạn các câu hỏi phần bài mới.

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 9 chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án GDCD lớp 9 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 9 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên