Giáo án Hóa học 10 Bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học mới nhất

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 10, VietJack biên soạn Giáo án Hóa học 10 Bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 10 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Giáo án Hóa học 10 Bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học mới nhất

Xem thử Giáo án Hóa 10 KNTT Xem thử Giáo án Hóa 10 CTST Xem thử Giáo án Hóa 10 CD Xem thử Giáo án PPT Hóa 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1) Kiến thức

HS củng cố được các kiến thức về:

- Khái niệm và biều thức cuả tốc độ phản ứng.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng..

- Sự chuyển dịch cân bằng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng.

2) Kĩ năng

HS rèn luyện được các kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến CBHH.

- Làm các bài tập tổng hợp có liên quan đến tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.

3) Thái độ: HS tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức

4) Định hướng năng lực: NL PH VÀ GQVĐ; NL sử dụng ngôn ngữ hóa học; NL tính toán hóa học thông qua làm bài tập

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp giảng dạy

- Thuyết trình nêu vấn đề

- Vấn đáp tìm tòi

- Dạy học hợp tác

2. Phương tiện dạy học

* Giáo viên: Giáo án

* Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Ổn định lớp: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số.

2.Kiểm tra bài cũ: Bỏ qua kiểm tra đầu giờ

3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên

Nội dung ghi bảng

Giáo viên tổ chức cho HS làm các bài tập sau:

Hoạt động 1: Bài tập tốc độ phản ứng

Bài 1: Cho phương trình hóa học của phản ứng: H2 + Cl2 → 2HCl

Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của Cl2 là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của Cl2 là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất trong khoảng thời gian trên là ?

Bài 2: Thực hiện pứ sau trong bình kín: 2H2 + O2 → 2H2O. Lúc đầu nồng độ H2 là 0,72 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ H2 còn lại là 0,48 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo H2 trong khoảng thời gian trên là?

Bài 3: Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2. Nồng độ ban đầu của HCOOH là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ HCOOH còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo HCOOH là 4.10-5 mol/(l.s). Giá trị của a là ?

Hoạt động 2: Bài tập cân bằng hóa học

Bài 1: Cho phản ứng: N2 (k) + 3H2 (k) ⇄ 2NH3 (k); ∆H = –92 kJ. Trong các biện pháp sau:

a) Tăng áp suất chung của hệ phản ứng.

b) Giảm nồng độ N2.

c) Giảm nồng độ NH3.

d) Tăng nhiệt đô hệ phản ứng.

e) Dùng chất xúc tác.

Các biện pháp đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là?

Bài 2: Cho các cân bằng hóa học sau:

2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k); ΔH < 0 (1)

CO2 (k) + H2 (k) ⇄ CO (k) + H2O (k); ΔH > 0. (2)

a/ Tăng nồng độ O2 cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều nào?

b/ Tăng áp suất của hệ phản ứng cân bằng (2) chuyển dịch theo chiều nào?

Bài 3: Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO (k) + H2O (k) ⇌ CO2 (k) + H2 (k) ΔH < 0

a/ Thêm một lượng CO cân bằng chuyển dịch theo chiều nào?

b/ Thêm một lương H2 cân bằng chuyển dịch theo chiều nào?

c/ Tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều nào?

Hoạt động 3: Củng cố dặn dò

GV giao bài tập về nhà, nhắc nhở HS hoàn thiện bài tập

Bài 1: Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 2Y → Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất Y là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất Y trong khoảng thời gian trên là ?

Bài 2: Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau: CO2 (k) + H2 (k) ⇄ CO (k) + H2O (k); ΔH > 0.

Xét các tác động sau đến hệ cân bằng: (a) giảm nhiệt độ; (b) thêm một lượng H2; (c) giảm áp suất chung của hệ; (d) dùng chất xúc tác; (e) thêm một lượng CO2. Trong những tác động trên, tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch là?

Gợi ý bài tập:

Bài 1: 10-4 (mol/ l.s)

Bài 2: 10-3 (mol/ l.s)

Bài 3: a = 0,012 mol/l

Bài 1: Chọn A; c

Bài 2:

a/ chiều nghịch

b/ không chuyển dịch

bài 3:

a/ thuận

b/ nghịch

c/ nghịch

...........................................................................................

Xem thử Giáo án Hóa 10 KNTT Xem thử Giáo án Hóa 10 CTST Xem thử Giáo án Hóa 10 CD Xem thử Giáo án PPT Hóa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 10 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lí 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên