Giáo án Hóa học 9 Chương 2: Kim loại mới nhất

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 9, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Hóa học 9 Chương 2: Kim loại phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 9 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Mục lục Giáo án Hóa học 9 Chương 2: Kim loại

Giáo án Hóa học 9 Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại

I. Mục tiêu:

1) Kiến thức: Biết được

- Một số tính chất vật lí của kim loại

- Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống sản xuất có liên quan đến tính chất vật lí của kết luận

2) Kĩ năng

- Biết tiến hành làm các thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận .

3) Thái độ:

- Ham mê hóa học và khoa học, tích cực học tập và giải quyết vấn đề

4) Phát triển năng lực

- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực quan sát và giải thích thí nghiệm

- Năng lực giao tiếp và làm việc cá nhân, làm việc nhóm

II. Chuẩn bị:

-HS sưu tầm một số đồ vật được làm từ các kim loại

-HS chuẩn bị 1 đoạn dây nhôm, dây đồng dài khoảng 20cm, mẫu than gỗ(để HS làm thí nghiệm ở nhà) GV hướng dẫn ở tiết 20. Dùng búa đập mạnh một đoạn dây nhôm, dây đồng, mẫu than. Ghi hiện tượng theo mẫu phiếu học tập phát cho từng nhóm HS (Chú ý phần chữ in nghiên là nội dung không có trong phiếu học tập)

Trước khi dùng búa đập Sau khi dùng búa đập

-Dây nhôm (có hình dạng)

-Dây đồng (có hình dạng)

-Mẫu than (có hình dạng)

Bị bẹp(dát mỏng)

Bị bẹp (dát mỏng)

Vở vụn ra

Nhận xét và giải thích: Nhôm, đồng có tính dẻo nên chỉ bẹp. Than không có tính dẻo nên vở vụn

-GV chuẩn bị cho các nhóm HS làm THÍ NGHIỆM tại lớp:1 đoạn dây thép dài khoảng 20cm, đèn cồn, diêm, phiếu học tập

III. Tiến trình lên lớp:

1) Ôn định :

2) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học, giới thiệu một số vật dụng bằng kim loại

-Kim loại đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, vậy kim loại có những tính chất vật lí và có những ứng dụng gì trong đời sống sản xuất. Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó

3) Các hoạt động dạy và học :

Hoạt động 1: I/Tính dẻo

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV đề nghị HS (hoặc nhóm HS)trình bày nội dung phiếu học tập, ghi kết quả THÍ NGHIỆM đã được tiến hành ở nhà

-GV gợi ý cái cuốc, xẻng, xoong, ...được làm từ vật liệu nào? Dựa vào tính chất vật lí nào người ta lại làm ra được các dụng cụ đó với các hình dạng khác nhau

-Tại sao người ta dát mỏng được lá vàng thành các đồ trang sức khác nhau, lá đồng thành đây dẫn điện ...

-HS trình bày phiếu học tập (nội dung phiếu học tập ở phần chuẩn bị)

-HS trả lời (sắt, nhôm.. ). Có tính dẻo ...

Kim loại có tính dẻo nên kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng, tạo nên các đồ vật khác nhau

Hoạt động 2:II/ Tính dẫn điện

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng khi bật công tắc điện (hoặc làm như sgk)

-Sau khi HS trả lời GV nhận xét, bổ sung và thông báo người ta có thể thay dây đồng bằng dây nhôm, hoặc dây sắt...Thì bóng đèn vẫn sáng. Điều đó rút ra nhận xét gì ?

-GV thông báo kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau(Ag, Cu, Al, Fe..)

-GV đề nghị HS cho biết trong thực tế dây dẫn điện thường được làm bằng kim loại nào

-GV lưu ý HS khi sử dụng dây điện không dùng dây điện trần

-HS quan sát đoạn dây nối từ nguồn điện đến bóng đèn và nhận xét (kim loại đồng dẫn điện từ nguồn điện đến bóng đèn nên đèn sáng)

-HS trả lời (kim loại có tính dẫn điện)

-HS chú ý lắng nghe

-HS trả lời (dây đồng hoặc nhôm)

Kim loại có tính dẫn điện

Kim loại khác nhau cũng có khả năng dẫn điện khác nhau

Ag là kim loại dẫn điện tốt nhất sau đó đến Cu, Al, Fe…

- Làm dây dẫn điện

Hoạt động 3:III/Tính dẫn nhiệt :

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV yêu cầu (nhóm) HS làm THÍ NGHIỆM (như sgk) nêu hiện tượng, rút ra nhận xét, liên hệ thực tế

-GV thông báo nếu làm THÍ NGHIỆM với dây đồng ,nhôm ..cũng thấy hiện tượng như vậy, yêu cầu HS nhận xét

-GV yêu cầu nêu một số hiện tượng thực tế đời sống chứng tỏ kim loại có tính dẫn nhiệt

-Các dụng cụ phải có cấu tạo như thế nào để tránh bỏng ?

-GV thông báo kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau, kim loại dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt. Đề nghị HS sắp xếp cáckim loại sau Fe, Cu, Al, Ag. Theo chiều khả năng dẫn nhiệt giảm dần

-(Nhóm) HS làm THÍ NGHIỆM, rút ra nhận xét(Đốt nóng dây thép, nhiệt đã truyền từ phần này sang phần khác trong dây kim loại)

-HS trả lời (kim loại có tính dẫn nhiệt)

-HS trả lời (dụng cụ nấu nướng, đun nước)

-HS suy nghĩ trả lời (người ta làm thêm phần gỗ hoặc nhựa)

-HS chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi (Ag, Cu, Al, Fe)

Kim loại có tính dẫn nhiệt

Kim loại khác nhau cũng có tính dẫn nhiệt khác nhau

Dùng để chế tạo dụng cụ nấu ăn như soong,ấm đun..

Hoạt động 4:IV/ ánh kim

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV yêu cầu HS quan sát vẻ sáng bề mặt của các đồ vật trang sức bằng bạc, vàng ...và rút ra nhận xét

-GV bổ sung và kết luận

-HS quan sát ,nhận xét (vẻ sáng lấp lánh đó được gọi là ánh kim)

Kim loại có ánh kim

Làm đồ trang sức

4) Cũng cố:GV chốt lại kiến thức cần nhớ và yêu cầu HS nêu những vấn đề cần nhớ sau khi học bài

5) Dặn dò: Về nhà học bài cũ, đọc phần em có biết .GV hướng dẫn HS làm bài tập trong sgk

1.Dẻo, kéo sợi, rèn, dát mỏng.

2.a 4 ;        b 6 ;       c 3 và 2 ;       d 5 ;       e 1.

3/Đồng và bạc

4/.mAl= 27g/cm3, tacó 1 mol Al= 27g → 1cm3 → x= 10cm3

5/.Fe, Al, Cu. ; Fe, Al, Ni

-Nghiên cứu bài mới: Tìm hiểu tính chất hoá học của kim loại

Giáo án Hóa học 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại

I. Mục tiêu:

1) Kiến thức:

-HS biết được tính chất hoá học của kim loại nói chung. Tác dụng của kim loại với phi kim, với dd axit, với dd muối

2) Kĩ năng:

-Biết rút ra tính chất hoá học của kim loại bằng cách: Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể rút ra được tính chất hoá học của kim loại

-Viết các PTHH biểu diễn tính chất hoá học của kim loại

-Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, tính thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.

3) Thái độ:

- Ham mê hóa học và khoa học, tích cực học tập và giải quyết vấn đề

4) Phát triển năng lực

- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực quan sát và giải thích thí nghiệm

- Năng lực giao tiếp và làm việc cá nhân, làm việc nhóm

II. Chuẩn bị:

1) Dụng cụ: Khay, chỗi ,ống nghiệm,đèn cồn, diêm..

2) Hoá chất: DD CuSO4, đinh sắt mới, kim loại Na, dd HCl đặc, MnO2 rắn , dây Cu(hoặc Cu mảnh)

3) Thiết bị: Phiếu giao việc cho nhóm học sinh thực hiện

Nội dung các phiếu học tập:

Phiếu học tập số 1

Hãy nêu 2 ví dụ về phản ứng của kim loại tác dụng với dung dịch muối mà các em đã biết ở chương I, nêu hiện tượng,viết PTHH và rút ra nhận xét về khả năng hoạt động hoá học của kim loại theo mẫu sau:

Tên thí nghiệm Hiện tượng PTHH - Nhận xét

Phiếu học tập số 2: Thực hiện THÍ NGHIỆM tác dụng của Zn với dd CuSO4

Cách làm Hiện tượng Viết PTHH và nhận xét
-Cho 1 dây kẽm vào ống nghiệm đựng dd CuSO4

III. Tiến trình bài giảng:

1) ổn định:

2) Bài cũ: (GV có thể kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS)

3) Bài mới:

Giới thiệu bài:GV nêu mục tiêu của bài học hoặc GV nêu :Chúng ta đã biết kim loại chiếm tới 80% trong tổng số các nguyên tố hoá học và có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất. Để sử dụng kim loại có hiệu quả cần phải hiểu tính chất hoá học của nó. Vậy kim loại có những tính chất hoá học chung nào. Chúng ta nghiên cứu bài ‘Tính chất hoá học của kim loại’

4) Các hoạt động dạy và học:

GV yêu cầu HS nhắc lại một số tính chất hoá học chung của kim loại. HS dựa vào kiến thức đã học ở chương I để trả lời câu hỏi. GV bổ sung,kết luận và đi vào từng hoạt động

Hoạt động 1:I/Phản ứng của kim loại với phi kim

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV yêu cầu HS quan sát hình 2.3 mô tả hiện tượng thí nghiệm khi đốt sắt trong oxi và viết PTHH

-GV yêu cầu HS nêu một số phản ứng khác mà em biết, từ đó rút ra nhận xét tác dụng cuả kim loại với oxi

-GV bổ sung và kết luận

-GV nêu vấn đề kim loại phản ứng với các phi kim khác như thế nào hãy quan sát THÍ NGHIỆM Na với clo (GV dựa vào THÍ NGHIỆM sgk và hướng dẫn HS giải thích và viết pthh)

-GV yêu cầu HS viết PTHH của kim loại với các phi kim khác

-GV yêu cầu HS nhận xét về tác dụng của kim loại với phi kim khác

-GV lưu ý HS điều kiện của phản ứng(ở nhiệt độ cao)

-HS quan sát hình 2.3 và mô tả hiện tượng (cháy sáng)

-HS trả lời(Al, Zn, Cu.phản ứng với oxi)

-HS nhận xét

-HS quan sát mô tả hiện tượng (khói trắng)

-HS viết PTHH:

Cu+ S→

Mg+ S →

-HS trả lời(phi kim+ kim loại→ muối)

1.Tác dụng với oxi:

3Fe (r) + 2O2(k) → Fe3O4(r)

(trắng xám)(không màu) (đen)

-Nhiều kim loại khác như Al, Zn, Cu ...phản ứng với oxit tạo thanh các oxit Al2O3, ZnO, CuO...

2. Tác dụng với phi kim khác:

2Na(r) + Cl2(k) → 2NaCl(r)

-Hầu hết kim loại(trừ Ag, Au, Pt...) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt cao tạo thành oxit(thường là oxit bazơ),ở nhiệt độ cao kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối

Hoạt động 2:II/ Phản ứng của kim loại với dung dịch axit

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV yêu cầu HS nêu lại THÍ NGHIỆM điều chế H2 trong phòng THÍ NGHIỆM. Nêu hiện tượng và viết PTHH

-GV thông báo thêm: Kim loại tác dụng với H2SO4 đặc nóng, HNO3 không giải phóng khí H2

-GV yêu cầu HS nhận xét và kết luận

-HS nhớ lại(hoá học lớp 8) để nêu hiện tượng và viết PTHH

-HS nhận xét và kết luận

Zn+2HCl→ZnCl2+H2

-Một số kim loại phản ứng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khí H2

Hoạt động 4:III/Phản ứng của kim loại với dung dịch muối

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV phát phiếu học tập số 1 cho HS (nhóm HS)

-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm

-GV thu phiếu học tập, gọi đại diện nhóm trả lời

-GV bổ sung và ghi mục III lên bảng

-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm tác dụng của Zn +CuSO4

-GV phát phiếu học tập số 2

-GV đề nghị đại diện các nhóm báo cáo kết quả

-GV bổ sung và kết luận

-GV yêu cầu HS viết PTHH của 1 số kim loại khác với dd muối và nhận xét về khả năng hoạt động hoá học của các kim loại này(Mg, Al, Zn.)

-Từ các ví dụ và THÍ NGHIỆM ở trên GV yêu cầu HS rút ra kết luận gì về tính chất của kim loại với dd muối

-GV bổ sung và kết luận

Chú ý:Trừ Na, K, Ca...Vì phản ứng với nước → bazơ tan→phản ứng với muối→...

-HS nhận phiếu học tập số 1

-HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm ghi kết quả thảo luận vào phiếu học tập

-HS thực hành THÍ NGHIỆM theo nhóm

-HS nhận phiếu học tập số 2

-Đại diện nhóm báo cáo kết quả, rút ra nhận xét (kẽm hoạt động hoá học mạnh hơn đồng )

-HS viết PTHH

Mg + CuSO4

Al + Cu(NO)3

Zn + AgNO3

-HS trả lời (về độ hoạt động của các kim loại)

1. Phản ứng của đồng với dd AgNO3

Cu+2AgNO3

Cu(NO3)2 +2Ag

-Đồng đã đẩy bạc ra khỏi dd muối, ta nói đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc

2.Phản ứng của kẽm với dd CuSO4

Zn+CuSO4→ZnSO4+ Cu

-Kẽm hoạt động hoá học mạnh hơn đồng

* Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn(trừ Na, K, Ca..) có thể đẩy kim loại hoạt động hoá học yếu hơn ra khỏi dd muối, tạo thành kim loại mới và muối mới

5) Tổng kết bài học vàbài tập vận dụng:

-GV yêu cầu HS nắm vững các kiến thức cơ bản về tính chất hoá học của kim loại(gồm 3 tính chất)

-GV treo bảng phụ có ghi nội dung bài tập

Hoàn thành các PTHH

Na + O2→ ;

Fe + S → ;

Fe + H2SO4

Mg + HCl→ ;

Al + CuSO4→ ;

Fe +CuSO4

6) Dặn dò:

Học bài cũ và làm bài tập sgk

-GV hướng dẫn HS làm bài tập số 2

Ví dụ: ? + HCl → MgCl2 +H2

GV yêu cầu HS chú ý sản phẩm tạo thành để điền nguyên tố còn lại

-Nghiên cứu bài mới: Tìm hiểu dãy hoạt động hoá học của kim loại và ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Hóa học lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn theo chuẩn Giáo án môn Hóa học 9 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên