Giáo án Hóa học 9 Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mới nhất

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 9, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Hóa học 9 Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 9 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Mục lục Giáo án Hóa học 9 Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Giáo án Hóa học 9 Bài 25: Tính chất của phi kim

I. Mục tiêu:

1) Kiến thức:

-Biết dược một số tính chất vật lí của phi kim: Phi kim tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí. Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp.

-Biết những tính chất hoá học chung của phi kim:Tác dụng với oxi, với kim loại và với hiđrô. (KTTT)

-So lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh yếu của 1 số phi kim .

2) Kĩ năng:

-Biết quan sát THÍ NGHIỆM, hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất hoá học của phi kim

-Viết được 1 số PTHH theo sơ đồ chuyển hoá của phi kim

-Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hoá học.

3) Thái độ:

- Ham mê hóa học và khoa học, tích cực học tập và giải quyết vấn đề

4) Phát triển năng lực

- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực quan sát và giải thích thí nghiệm

- Năng lực giao tiếp và làm việc cá nhân, làm việc nhóm

II. Chuẩn bị:

-THÍ NGHIỆM clo tác dụng với hiđro (nếu có)

Dụng cụ điều chế và thu khí clo trong phòng THÍ NGHIỆM , lọ đựng khí clo

Dụng cụ điều chế khí hiđro (xem chương 5 sgk hoá học 8 )và các ống dẫn khí như hình 3.1 sgk hoá học 9

-Hoá chất :C, S, P(đỏ), Cl2, dd HCl, Fe, Cu, Al.

-ống nghiệm, giá THÍ NGHIỆM, muỗng lấy hoá chất,đèn cồn, dụng cụ thử tính dẫn điện.

III. Tiến trình lên lớp:

1) Ổn định:

2) Bài cũ:

3) Bài mới:

-Giới thiệu bài:Kim loại có những tính chất chung nào ?( kiểm tra bài cũ) so với kim loại, phi kim có những tính chất nào khác để trả lời câu hỏi này chúng ta nghiên cứu bài tính chất của phi kim .

Hoạt động 1:I/ Tính chất vật lí của phi kim:

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài
-GV yêu cầu HS cho biết tên , KHHH, tính chất vật lí, của một số phi kim -GV bổ sung và thông báo tính chất vật lí của phi kim -HS thảo luận trả lời :Than C, S, rắn , không dẫn điện, không dẫn nhiệt. -HS ghi các thông tin vào vở -Phi kim có thể tồn tại ở trạng thái:Thể rắn I2, S, C..., thể lỏng Br2, thể khí O2, Cl2... -Phần lớn phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt,và có nhiệt độ nóng chảy thấp

Hoạt động 2:II/Phi kim có những tính chất hoá học nào?

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV yêu cầu HS cho VD về kim loại với phi kim

-GV hướng dẫn để HS nhận xét về tính chất này

-GV yêu cầu HS viết PTHH giữa oxi và hiđro, giữa hiđro với clo.

-GV có thể dựa vào thí nghiệm sgk yêucầu hs mô tả hiện tượng và rút ra nhận xét

-GV thông báo ngoài H2 , một số phi kim khác phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí

-GV yêu cầu HS viết PTHH giữa S, P với oxi và yêu cầu HS nhận xét

-GV bổ sung và kết luận

-GV cho VD

2 Fe+3Cl2 → Fe + S →

-Yêu cầu HS viết PTHHvà nhận xét hoá trị của Fe trong VD trên →mức độ hoạt động của clo và S

-GV cho VD H2+Cl2

H2+S→ ; H2+ F2→ ; và ghi điều kiện phản ứng . Yêu cầu HS nhận xét phản ứng nào dể xảy ra nhất → độ mạnh yếu của 3 nguyân tố Cl, F, S.

-GV yêu cầu HS nêu mức độ hoạt động của phi kim .

-GV bổ sung và kết luận

-HS dựa vào bài kim loại đã học để cho VD

-HS nhận xét (kim loại + phi kim→ muối(oxit)

-HS viết PTHH

-HS quan sát và nhận xét (hiđro cháy trong khí clo tạo thành khí không màu , làm giấy qùy tím hoá đỏ

-HS viết PTHH và nhận xét

-HS viết PTHH và nêu mức độ hoạt động của clo và S (Cl> S)

-HS viết PTHH và nhận xét phản ứng dễ xảy ra nhất là :

H2+ F2→H2+Cl2→H2+S

-HS nhận xét mức độ hoạt động của các phi kim được căn cứ vào khả năng nào ?(kim loại và hiđro )

1/Tác dụng với kim loại:

-Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối

2Fe + 3Cl2→ 2FeCl3

2/Tác dụng với hiđro:

2H2(k) + O2(k) → 2H2O(l)

H2(k) + Cl2(k) → 2HCl(k)

3/Tác dụng với oxi:

t0

S(r) + O2(k)→ SO2(k)

4P(r)+5O2((k)→ 2P2O5(r)trắng

Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit

4/ Mức độ hoạt động của phi kim:

Mức độ hoạt động hoá học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro

VD:F,Cl, O. là những phi kim mạnh

S, P, C, Si là những phi kim yếu

4) Tổng kết vận dụng:

-GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung chính của bài học

-GV yêu cầu HS làm bài tập 3,5 sgk

5) Dặn dò

-Làm các bài tập còn lại

-Nghiên cứu bài mới : Tìm hiểu về tính chất vật lí và hoá học của clo, ứng dụng và phương pháp điều chế clo.

Giáo án Hóa học 9 Bài 26: Clo

I. Mục tiêu:

1) Kiến thức: HS biết được

-Tính chất vật lí của clo (KTTT)

-Clo có 1 số tính chất chung của phi kim (tác dụng với kim loại, với hiđro), clo còn tác dụng với nước và dd bazơ, clo là phi kim hoạt động mạnh. (KTTT)

-Phương pháp điều chế clo trong công nghiệp, trong phòng THÍ NGHIỆM (KTTT)

-Một số ứng dụng , thu khí clo trong công nghiệp, trong phòng THÍ NGHIỆM

2) Kĩ năng:

-Biết dự đoán, kiểm tra, kết luận được tính chất hoá học của clo và viết các pthh

-Biết quan sát THÍ NGHIỆM , nhận xét về tác dụng của clo với nước, với dd kiềm và tính tẩy màu của clo ẩm (nếu có)

-Nhận biết được khí clo bằng giấy màu ẩm

-Tính thể tích khí clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học ở đktc

3) Trọng tâm:

- Tính chất vật lí và hóa học của clo.

- Phương pháp điều chế clo trong phòng THÍ NGHIỆM và trong CN

II. Chuẩn bị ĐDDH (nếu có)

THÍ NGHIỆM 1: 1 dây đồng quấn hình lò xo đính với nút bất , nước, đèn cồn , diêm.

THÍ NGHIỆM 2: clo tác dụng với nước và thử tính tẩy màu của clo ẩm ,lọ đựng khí clo, một cốc nước , giấy quỳ tím.

THÍ NGHIỆM 3: Cl2+ dd NaOH :Lọ đựng khí clo , 1 ống nghiệm đựng 1→2ml dd NaOH

THÍ NGHIỆM 4: Điều chế clo trong phòng THÍ NGHIỆM : 1 bộ dụng cụ như hình vẽ 3.5 trang 79 sgk , dd HCl đặc, MbO2, đèn cồn , diêm, bông tẩm xút, bình đựng khí.

-Sơ đồ thùng điện phân dd muối ăn để điều chế khí clo trong công nghiệp .

III. Tiến trình lên lớp:

1) ổn định:

2) Bài cũ:(Được kiểm tra trong phần tính chất hoá học của clo)

3) Bài mới:

Tiết 1-Giới thiệu bài:GV:Hãy viết CTPT của muối ăn, cho biết nguyên tố hoá học nào tạo thành muối ăn. GV:Hãy nêu hiểu biết của em về nguyên tố clo, để giải đáp câu hỏi này chúng ta nên nghiên cứu bài clo.

Hoạt động 1:Tính chất vật lí

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV huớng dẫn HS quan sát trạng thái, màu sắc của clo dựavào sgk

-GV nêu thêm những dữ kiện khác về tính chất vật lí của clo

-HS quan sát lọ đựng khí clo và cho biết trạng thái, màu sắc(chất khí, màu vàng lục)

-HS nhận lượng thông tin

-Chất khí, màu vàng lục, mùi hắc, nặng gấp 2,5 lần không khí và tan được trong nước, clo là khí độc.

Hoạt động 2: II/Tính chất hoá học:

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV giao nhiệm vụ cho HS hướng dẫn HS hoạt đọng để tìm ra tính chất hoá học của clo

-GV nêu vấn đề liệu clo có những tính chất hoá học của phi kim hay không?

-GV dựa vào thí nghiệm sgk yêu cầu hs nêu hiện tượng nhận xét viết các pthh các phản ứng đốt cháy dây Fe, Cu, và khí H2 trong bình đựng khí clo

-GV bổ sung và kết luận

-GV yêu cầu hs dựa vào sgk để mô tả THÍ NGHIỆM tác dụng của clo với nước .

-GV nêu bản chất phản ứng của clo với nước xảy ra theo 2 chiều ngược nhau từ đó giải thích hiện tượng màu, mùi của nước clo và tính tẩy màu của clo ẩm hoặc nước clo như sgk.

-GV hỏi: Vậy sự hoà tan clo vào nước là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hoá học

-GV yêu cầu hs dựa váo sgk để mô tả hiện tượng nhận xét THÍ NGHIỆM clo với dd NaOH và viết pthh

-GV gợi ý và giải thích dd có tính tẩy màu vì tương tự như HClO, NaClO là chất oxi hoá mạnh

-HS nhận lượng thông tin

-HS quan sát THÍ NGHIỆM, viết PTHH, và thảo luận về tính chất hoá học của clo

-HS quan sát màu sắc, nhận xét hiện tượng của nước clo

-Quan sát maù sắc giấy quỳ trước và sau khi tiếp xúc với nước

-Viết PTHH xảy ra

-HS trả lời(vật lí và hoá học)

-HS quan sát hiện tượng (dd không màu) và viết pthh

1. Clo có những tính chất của phi kim không?

a. Tác dụng với kim loại:

2Fe(trắngxám) + 3Cl2→ 2FeCl3 (màu đỏ)

Cu +Cl2 → CuCl2(trắng)

Nhận xét:Clo phản ứng với hầu hết kim loại tạo thành muối clorua

b.Tác dụng với hiđro:

Cl2(k) + H2(k)→ 2HCl(k)

Kết luận:Clo có những tính chất hoá học của phi kim :tác dụng hầu hết kim loại tạo thành muối clorua,tác dụng với hiđro tạo thành hiđroclorua .Clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh

2/Clo còn có tính chất hoá học nào khác?

a.Tác dụng với nước:

Cl2(k) + H2O → HClO + HCl

Nước clo là dd hỗn hợp các chất Cl2, HCl, HclO.

b. Tác dụng với dd NaOH:

Cl2(k)+NaOH(dd)→NaClO(dd)+NaCl (dd)+H2O

Tiết2: Hoạt động 3 III/Ứng dụng của clo

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

GV hướng dẫn HS xem hình 3.4(sgk) và nêu một số ứng dụng của clo

-GV bổ sung và kết luận

-HS trả lời(dựa vào hình 3.4)

-Khử trùng nước sinh hoạt.

-Tẩy trắng vải sợi, bột giấy.

-Điều chế nhựa PVC, chất dẻo, chất màu, cao su.

-Điều chế nước giaven, clorua vôi

Hoạt động 4: IV/Điều chế khí clo

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

GV hướng dẫn HS xem hình 3.5 sgk và trả lời các câu hỏi sau:

-Hoá chất để điều chế clo bao gồm những chất nào ?

-Bình đựng H2SO4 đặc dùng để làm gì?

-Tại sao không thu khí clo qua nước

-GV yêu cầu HS nêu cách thu khí clo và giải thích tại sao ?

-GV yêu cầu HS dự đoán sản phẩm và viết PTHH

-GV yêu cầu HS nêu tóm tắc quá trình điều chế clo trong phòng THÍ NGHIỆM

-GV yêu cầu HS dựa vào sgk cho biết nguyên liệu điều chế clo trong CN

-GV giới thiệu tên ,phương pháp và yêu cầu HS quan sát sơ đồ bình điện phân để mô tả quá trình điều chế clo trong CN , dự đoán sản phẩm và viết PTHH

-HS quan sát hình 3.5 sgk và trả lời câu hỏi

(MnO2, H2SO4 đặc, HCl)

-(làm khô khí clo)

-vì clo tác dụng với nước

-HS trả lời(clo nặng hơn không khí)

-HS trả lời và viết PTHH

-HS trả lời câu hỏi

-HS trả lời(dd NaCl)

-HS quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi

1.Điều chế clo trong phòng THÍ NGHIỆM

4HCl+MnO2 → MnCl2+Cl2+2H2O

(đđ) (r) (dd) (k) (l)

2.Điều chế clo trong công nghiệp

NaCl +2H2O → Cl2 + H2 +2NaOH

4) Tổng kết và vận dụng:

Tiết1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,4,6.sgk trang 81

-GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 1(vừa là hiện tượng vật lí ,vừa là hiện tượng hoá học vì có tạo thành chất mới, có khí clo trong dd ,clo là chất tan)

4/b vì clo tác dụng với nước

6/Quỳ tím ẩm →clo →mất màu quỳ tím ẩm

→HCl→ làm đỏ quỳ tím ẩm

-Dùng tàn đóm nhận ra khí oxi (làm tàn đóm bùng cháy)

Tiết2:9/Không thể thu khí clo bằng cách đẩy nước vì clo tác dụng với nước ,có thể thu khí clo bằng cách đẩy không khí và để ngửa bình

10/GV hướng dẫn HS viết PTHH và đổi các đại lượng

5) Dặn dò:

-Về nhà làm các bài tập còn lại

-nghiên cứu bài mới (cacbon): Tìm hiểu tính chất của các bon vô định hình (than gỗ, than xương, ..)

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Hóa học lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn theo chuẩn Giáo án môn Hóa học 9 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên