Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

- Giao tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để tìm hiểu về mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể, môi trường và các hoạt động sống của cơ thể sinh vật; sử dụng ngôn ngữ kết hợp với sản phẩm nhóm để trình bày ý tưởng thực hiện nhiệm vụ.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo:Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để chứng minh cơ thể là một thể thống nhất.

1.2 Năng lực khoa học tự nhiên

Quảng cáo

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Dựa vào sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể sinh vật và môi trường (tế bào – cơ thể - môi trường) và sơ đồ quan hệ giữa các hoạt động sống (trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng – sinh trưởng, phát triển – cảm ứng – sinh sản) chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

- Tìm hiểu tự nhiên: Lấy được các ví dụ hoạt động hằng ngày của cơ thể để thấy rõ cơ thể là một thể thống nhất.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức bài học để giải thích mối quan hệ giữa các hoạt động sống ở cơ thể người.

2. Về phẩm chất

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm chứng minh được cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống.

- Trung thực, cẩn thận trong ghi chép kết quả thảo luận của nhóm.

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu.

- SGK, SGV, SBT.

- Sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường.

- Sơ đồ mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể.

2. Học sinh:

- Học bài cũ.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài mới ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ như thế nào để đảm bảo cho cơ thể thống nhất và phát triển toàn vẹn.

Quảng cáo

b) Nội dung:

- HS hoạt động cá nhân xem video về cuộc thi chạy của các vận động viên, quan sát hoạt động của người đang chạy cần có sự phối hợp hoạt động của những cơ quan nào, quá trình nào trong cơ thể?

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời theo hiểu biết và quan sát của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS xem video chú ý quan sát hoạt động của người đang chạy cần có sự phối hợp hoạt động của những cơ quan nào, quá trình nào trong cơ thể?

- GV chiếu video của các vận động viên thi chạy 100m.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cá nhân xem video chú ý quan sát theo yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Các cơ quan và các quá trình sống đó có mối quan hệ với nhau như thế nào?Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.

- Các câu trả lời của HS.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường

a) Mục tiêu:

- Kể được các hoạt động sống của tế bào và mô tả được mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường.

- Dựa vào sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào cơ thể sinh vật và môi trường (tế bào – cơ thể - môi trường) chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

b) Nội dung:

- Học sinh làm việc cá nhân nghiên cứu thông tin và quan sát H42.1 SGK/T173 trả lời các câu hỏi sau:

1. Môi trường cung cấp những gì cho tế bào?

2. Tế bào nhận các chất từ môi trường để thực hiện những quá trình nào?

3. Hoạt động của tế bào dẫn đến những hoạt động nào của cơ thể?

-HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi sau:

4. Cho biết tế bào có các hoạt động sống nào? Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì điều gì sẽ xảy ra?

5. Quan sát H42.1 mô tả mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường?

c)Sản phẩm:

1. Môi trường cung cấp chất dinh dưỡng, oxi, nước và chất khoáng cho tế bào.

2. Tế bào nhận các chất từ môi trường để thực hiện quá trình trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng.

3. Hoạt động của tế bào dẫn đến những hoạt động nào của cơ thể: cơ thể lớn lên và sinh sản, năng lượng cho cơ thể hoạt động, cơ thể phản ứng với các kích thích.

4. Tế bào có các hoạt động trao đổi chất, cảm ứng, sinh sản. Tế bào lấy các chất cần thiết từ môi trường như chất dinh dưỡng, nước, khí oxi để thực hiện quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, nhờ đó tế bào lớn lên, phân chia và cảm ứng. Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể, tế bào sẽ không nhận được các chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất của tế bào, dẫn đến tế bào chết, cơ quan do các tế bào cấu trúc nên sẽ ngừng hoạt động.

5. Tế bào và cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường. Cơ thể lấy các chất dinh dưỡng, nước và chất khí từ môi trường để cung cấp cho tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất, nhờ đó tế bào lớn lên, phân chia và cảm ứng. Các hoạt động sống của tế bào là cơ sở để cơ thể thực hiện được các hoạt động sống (lớn lên, sinh sản và phản ứng với các kích thích từ môi trường). Các hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể. Ngược lại, các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể lại điều khiển các hoạt động sống ở cấp độ tế bào.

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin và quan sát H42.1 SGK/T173 trả lời các câu hỏi 1, 2, 3.

-Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi 4, 5.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Cá nhân nghiên cứu thông tin, QS hình 42.1 để trả lời câu hỏi 1, 2, 3. Sau đó trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi 4, 5.

- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ nếu cần.

Bước 3:Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

Bước 4:Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt nội dung kiến thức về mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể sinh vật và môi trường.

I. Mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể sinh vật và môi trường

- Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. Cơ thể lấy các chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng và oxi từ môi trường cung cấp cho tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất để lớn lên, sinh sản và cảm ứng, từ đó giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống.

- Các hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể. Ngược lại, các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể lại điều khiển các hoạt động sống ở cấp độ tế bào, đảm bảo cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật

a) Mục tiêu:

- Nêu được các hoạt động sống của cơ thể và mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó.

- Dựa vào sơ đồ quan hệ giữa các hoạt động sống (trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng – sinh trưởng, phát triển – cảm ứng – sinh sản) chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

b) Nội dung:

- Học sinh làm việc nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát H42.2 SGK/T174 trả lời các câu hỏi sau:

1. Quan sát H42.2, cho biết cơ thể có các hoạt động sống nào và nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó?

2. Nếu quá trình trao đổi chất và năng lượng gặp trục trặc thì các hoạt động sống khác của cơ thể bị ảnh hưởng như thế nào?

- Hoạt động cặp đôi quan sát ví dụ về mối quan hệ giữa các hoạt động sống của thực vật và làm bài tập nối hình với các hoạt động tương ứng. Từ đó nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống ở thực vật.

- Hoạt động nhóm quan sát ví dụ về mối quan hệ giữa các hoạt động sống của động vật và trao đổi lấy ví dụ cho mỗi hoạt động sống ở chó và nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó?

c)Sản phẩm:

1. Các hoạt động sống của cơ thể: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng. Các hoạt động sống có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng. Ngược lại các quá trình sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng có tác động trở lại với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.

VD: Đối với cơ thể TV, quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của quá trình hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân, thoát hơi nước ở lá ... Ngược lại, lá quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các hoạt động sống của cây.

2. Nếu quá trình trao đổi chất và năng lượng gặp trục trặc thì các hoạt động sống khác của cơ thể cũng bị gặp trục trặc. Vì quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống khác như sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng. Khi không đủ vật chất và năng lượng thì các hoạt động sống đó cũng không thể diễn ra thuận lợi.

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Hoạt động nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát H42.2 SGK/T174 trả lời các câu hỏi 1,2.

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm thực hiện theo y/c của GV

- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ nếu cần.

Bước 3:Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Báo cáo kết quả từng câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung và chốt nội dung kiến thức về mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật.

II. Mối quan hệ giữa giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật

Các hoạt động sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của toàn bộ cơ thể như một thể thống nhất.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu:

- Hệ thống được một số kiến thức đã học.

b) Nội dung:

- Trao đổi nhóm hoàn thành bài tập: Nêu biểu hiện và vai trò của bốn hoạt động sống đặc trưng cho cơ thể sinh vật theo bảng sau:

Các hoạt động sống đặc trưng

Biểu hiện

Vai trò

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Cảm ứng

Sinh trưởng và phát triển

Sinh sản

- Vì sao nói cơ thể là một thể thống nhất?

c) Sản phẩm:

Các hoạt động sống đặc trưng

Biểu hiện

Vai trò

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết, tích lũy năng lượng.

Cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể, giúp duy trì sự sống.

Cảm ứng

Phản ứng lại các kích thích từ môi trường.

Bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi của môi trường.

Sinh trưởng và phát triển

Số lượng tế bào tăng lên → tăng kích thước, các bộ phận cơ thể dần phát triển.

Giúp cơ thể lớn lên.

Sinh sản

- Ở thực vật: Ra hoa, kết quả.

- Ở động vật: sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái => hợp tử => phát triển thành cơ thể mới.

Duy trì nòi giống.

- Có thể nói cơ thể là một thể thống nhất vì các hoạt động sống ở cấp độ tế bào và cấp độ cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở cho các hoạt động ở cấp độ cơ thể. Các hoạt động sống ở cấp cơ thể điều khiển các hoạt động sống ở cấp tế bào.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành bài tập.

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào kiến thức đã học trao đổi, thảo luận để hoàn thành bài tập.

- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ/ hỗ trợ các nhóm (nếu cần).

Bước 3:Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV chiếu bài làm của các nhóm cho HS quan sát và bổ sung (nếu cần)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung và chốt nội dung kiến thức.

- Các câu trả lời của HS.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu:

Vận dụng kiến thức bài học để giải thích mối quan hệ giữa các hoạt động sống ở cơ thể người.

b) Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ về nhà, yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:

+Khi ăn cơm, những cơ quan, hệ cơ quan nào trong cơ thể của em hoạt động? Em hãy nêu mối quan hệ giữa các hoạt động đó.

c) Sản phẩm:

Khi ăn cơm, trong cơ thể chúng ta có sự phối hợp hoạt động của:

- Các cơ quan trong hệ tiêu hoá: miệng, thực quản, dạ dày,...

- Các cơ quan trong hệ tuần hoàn: tim, mạch máu,...

- Các cơ quan trong hệ hô hấp: mũi, thanh quản, phổi,...

+ Mối quan hệ giữa các hoạt động đó:

Khi ăn cơm, hệ tiêu hoá làm việc với cường độ liên tục để nghiền nhỏ, vận chuyển và tiêu hoá thức ăn.Cùng lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng hoạt động không ngừng nghỉ: Hệ tuần hoàn giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng được chuyển hoá từ thức ăn và oxygen tới tế bào.Hệ hô hấp có vai trò duy trì và điều hoà nhịn thở...

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân về nhà tìm hiểu để trả lời câu hỏi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV tại nhà.

Bước 3:Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS báo cáo kết quả cho GV qua nhóm lớp.

Bước 4:Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt nội dung kiến thức vào tiết học tiếp theo.

IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong Sách bài tập.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án KHTN 7 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án Khoa học tự nhiên 7 chuẩn của cả ba bộ sách mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học
Tài liệu giáo viên