Giáo án KHTN 8 Cánh diều Bài 13: Phân bón hóa học

Giáo án KHTN 8 Cánh diều Bài 13: Phân bón hóa học

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

a. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên:

+ Trình bày được vai trò của phân bón (một trong những nguồn bổ sung một số nguyên tố: đa lượng, trung lượng, vi lượng dưới dạng vô cơ và hữu cơ) đối với cây trồng.

+ Nêu được thành phần và tác dụng cơ bản của một số loại phân bón hoá học đối với cây trồng (phân đạm, phân lân, phân kali, phân N – P – K).

- Tìm hiểu tự nhiên:

+ Trình bày được ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hoá học (không đúng cách, không đúng liều lượng) đến môi trường của đất, nước và sức khoẻ của con người.

+ Đề xuất được biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của phân bón.

Quảng cáo

b. Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.

+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2. Phẩm chất

- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.

- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Một số mẫu phân bón.

- Một số hình ảnh về ảnh hưởng của sử dụng phân bón không đúng cách.

- Phiếu học tập.

- Slide, máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh

- SGK, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Mở đầu                                

a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.

Quảng cáo

b. Nội dung:

GV sử dụng câu hỏi mở đầu để dẫn dắt HS vào bài mới:

Câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” cho thấy phân bón có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp?

c. Sản phẩm:

Câu trả lời của HS, dự kiến:

Câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” thể hiện kinh nghiệm trồng lúa nước nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Trong đó nước là yếu tố quan trọng nhất được đặt lên hàng đầu, tiếp theo là phân bón. Điều đó cho thấy phân bón có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu vấn đề: Các kinh nghiệm của người xưa để lại cho thế hệ sau được đúc kết lại thành những câu ca dao, tục ngữ. Câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” cho thấy phân bón có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp?

- HS tiếp nhận vấn đề, hình thành nhiệm vụ học tập.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ tìm câu trả lời.

- GV quan sát và hỗ trợ HS.

Bước 3.Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 1 HS trình bày câu trả lời.

- Các HS còn lại chú ý theo dõi, nhận xét.

GV dẫn dắt vào bài: Để hiểu rõ hơn vai trò và tầm ảnh hưởng của phân bón đến nền nông nghiệp và môi trường sau đây cô sẽ cùng các em tìm hiểu thông qua bài 13: Phân bón hoá học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về phân bón hoá học

a) Mục tiêu:Nêu được khái niệm phân bón hoá học và cách phân loại phân bón hoá học.

b) Nội dung:Học sinh thảo luận theo cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập số 1, từ đó lĩnh hội kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Cây trồng hấp thụ các nguyên tố dinh dưỡng qua những con đường nào?

2. Phân bón hoá học là gì?

3. Theo nhu cầu của cây trồng, phân bón được chia thành những loại nào?

c) Sản phẩm:

Câu trả lời của HS, dự kiến:

1. Ngoài các nguyên tố C, H và O được hấp thụ từ nước và không khí, cây xanh còn cần nhiều nguyên tố hoá học khác như: N, P, K, Ca, Mg, S, Si, B, Zn, Fe, Cu ... Các nguyên tố này được cây hấp thụ chủ yếu từ đất ở dạng hợp chất.

2. Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng dùng để bón cho cây nhằm nâng cao năng suất của cây trồng.

3. Phân bón hoá học được chia thành ba loại:

+ Phân bón đa lượng: cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K.

+ Phân bón trung lượng: cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: Ca, Mg, S.

+ Phân bón vi lượng: cung cấp một lượng rất nhỏ các nguyên tố dinh dưỡng: Si, B, Zn, Fe, Cu, …

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

Quý phụ huynh và học sinh có thể đăng ký các khóa học tốt lớp 8 bởi các thầy cô nổi tiếng của vietjack tại Khóa học tốt lớp 8

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất - CHỈ TỪ 199K tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án KHTN 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án Khoa học tự nhiên 8 chuẩn của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên