Giáo án KHTN 8 Cánh diều (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 8
Tài liệu Giáo án KHTN 8 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Khoa học tự nhiên 8 theo chương trình sách mới.
Giáo án KHTN 8 Cánh diều (năm 2024 mới nhất)
Xem thử Giáo án KHTN 8 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử KHTN 8 Cánh diều
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem thử Giáo án KHTN 8 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử KHTN 8 Cánh diều
Giáo án Hóa học 8 Cánh diều
Giáo án Vật Lí 8 Cánh diều
Giáo án Sinh học 8 Cánh diều
BÀI MỞ ĐẦU: LÀM QUEN VỚI BỘ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ THỰC HÀNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.
- Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu là những hoá chất được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8).
- Nhận biết được các thiết bị trong môn Khoa học tự nhiên 8 và trình bày được cách sử dụng điện an toàn.
b. Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức.
+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Phẩm chất
- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.
- Trung thực, cẩn thận trong học tập.
- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ tài sản chung.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Một số dụng cụ thí nghiệm: ống đong, ống nghiệm, kẹp gỗ, lọ đựng hoá chất….
- Một số thiết bị điện cơ bản: điện trở, biến trở, điốt, oát kế, ampe kế …
- Một số hình ảnh minh hoạ về dụng cụ thí nghiệm và thiết bị điện.
- Phiếu học tập, slide…
- Máy tính, máy chiếu…
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi …
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.
b. Nội dung:
GV tổ chức trò chơi khởi động: “Đại đoàn kết”
GV chia lớp thành 5 nhóm, các nhóm tự đặt tên nhóm của mình.
Trong vòng 1 phút, nhóm nào liệt kê được nhiều dụng cụ thí nghiệm nhất nhóm đó giành chiến thắng.
GV dựa trên kết quả trò chơi của HS dẫn vào bài mới.
c. Sản phẩm:
Câu trả lời của HS: ống nghiệm, đèn cồn, đũa thuỷ tinh, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, lưới amiang ...
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 5 nhóm, phát giấy A3, yêu cầu các nhóm đặt tên cho nhóm mình, cử đại diện, thư kí nhóm và nêu quy tắc chơi.
- GV nêu yêu cầu, trong vòng 1 phút các nhóm hãy liệt kê tên các dụng cụ thí nghiệm mà em biết vào giấy A3, kết thúc thời gian, nhóm nào liệt kê nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.
- HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm, cử đại diện liệt kê vào giấy A3.
- GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm treo sản phẩm của mình lên trên bảng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổng kết và chọn ra nhóm giành giải nhất.
GV dẫn dắt vào bài: Vừa rồi cô đã cùng các em liệt kê 1 số dụng cụ có trong PTN, trong tiết học này cô sẽ cùng các em tìm hiểu kĩ hơn cách sử dụng một số dụng cụ, thiết bị này cũng như một số quy tắc an toàn trong PTN, thông qua bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số dụng cụ thí nghiệm
a) Mục tiêu: Nhận biết được một số dụng cụ sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.
b) Nội dung:
- HS làm việc theo cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập số 1, từ đó lĩnh hội kiến thức:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Tìm dụng cụ cần thiết trong cột B phù hợp với mục đích sử dụng trong cột A. Câu 2: Vì sao không nên kẹp ống nghiệm quá cao hoặc quá thấp? |
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh. Dự kiến:
Câu 1:
a) ghép với 2.
b) ghép với 4.
c) ghép với 6.
d) ghép với 1.
e) ghép với 3.
g) ghép với 5.
Câu 2:
Khi kẹp ống nghiệm, cần kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm, tính từ miệng ống nghiệm xuống.
Không nên kẹp ống nghiệm quá cao để dễ dàng thao tác thí nghiệm; không nên kẹp ống nghiệm quá thấp tránh để tuột, rơi ống nghiệm, đặc biệt là ống nghiệm đã chứa hoá chất, gây nguy hiểm.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1. - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập số 1. - GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - 2 HS đại diện 2 nhóm lần lượt báo cáo kết quả từng câu. - Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý (nếu có). Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức. - GV hướng dẫn học sinh sử dụng 1 số dụng cụ thí nghiệm như cốc đong … trực quan bằng dụng cụ đã chuẩn bị. |
I. Một số dụng cụ và hoá chất trong môn Khoa học tự nhiên 8 1. Một số dụng cụ thí nghiệm a) Dụng cụ đo thể tích Ví dụ: cốc đong, cốc chia vạch … Công dụng: Dùng để đo thể tích chất lỏng. b) Dụng cụ đựng hoá chất Ví dụ: lọ đựng hoá chất, ống nghiệm, mặt kính đồng hồ … Công dụng: Để đựng hoá chất dạng lỏng, rắn. c) Dụng cụ đun nóng Ví dụ: đèn cồn, bát sứ, lưới thép, kiềng đun … Công dụng: - Đèn cồn: dùng để đun nóng. - Bát sứ: dùng để đựng khi trộn các hoá chất rắn với nhau, nung các chất ở nhiệt độ cao,… - Lưới thép: dùng để lót dưới đáy cốc khi đun nóng dung dịch dưới ngọn lửa đèn cồn, giúp nhiệt toả đều và không làm nứt cốc khi lửa tụ nhiệt tại một điểm. - Kiềng đun: dùng để đặt cố định dụng cụ như cốc, bình tam giác … có chứa hoá chất cần đun nóng. d) Dụng cụ lấy hoá chất, khuấy và trộn hoá chất Thìa thuỷ tinh: dùng để lấy từng lượng nhỏ hoá chất rắn cho vào dụng cụ thí nghiệm. Đũa thuỷ tinh: dùng để khuấy khi hoàn tan chất rắn hoặc pha trộn các dung dịch với nhau. e) Dụng cụ giữ cố định và để ống nghiệm - Bộ giá thí nghiệm: dùng để cố định các loại ống nghiệm. - Giá để ống nghiệm: dùng để đặt các ống nghiệm. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số hoá chất thí nghiệm
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được một số hoá chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.
- Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu là những hoá chất được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8).
b) Nội dung:
- HS làm việc theo nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 2, từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Liệt kê 5 hoá chất rắn và 5 hoá chất lỏng mà em biết? Câu 2: Trình bày thao tác lấy hoá chất rắn và hoá chất lỏng? Câu 3: Vì sao khi đun hoá chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm? |
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh. Dự kiến:
Câu 1:
- 5 hoá chất rắn: zinc (Zn); copper (Cu); sulfur (S); calcium carbonate (CaCO3); sodium chloride (NaCl).
- 5 hoá chất lỏng: dung dịch muối ăn (NaCl); nước oxi già (H2O2); dung dịch barium chloride (BaCl2); dung dịch copper(II) sulfate (CuSO4); hydrochloric acid (HCl) ...
Câu 2: Thao tác lấy hoá chất:
- Chất rắn dạng bột: dùng thìa xúc hoá chất để lấy hoá chất rắn, dạng bột.
- Chất rắn dạng miếng: dùng kẹp gắp hoá chất cho trượt nhẹ nhàng theo thành ống nghiệm.
- Khi cho hoá chất lỏng vào ống nghiệm: dùng ống hút nhỏ giọt.
Câu 3:
Khi đun hoá chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Việc hơ nóng đều ống nghiệm giúp nhiệt toả đều, tránh làm nứt, vỡ ống nghiệm khi lửa tụ nhiệt tại một điểm.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm (cùng bàn) hoàn thành phiếu học tập số 2. - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 2. - GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - 3 HS đại diện 3 nhóm lần lượt báo cáo kết quả từng câu. - Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý (nếu có). Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức. - GV biểu diễn trực quan thao tác lấy hoá chất lỏng và đun hoá chất trong ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho HS quan sát. |
2. Một số hoá chất thí nghiệm a) Một số hoá chất thường dùng - Hoá chất rắn: một số kim loại như zinc (Zn); copper (Cu), ... một số phi kim như sulfur (S), carbon (C), ... một số muối như calcium carbonate (CaCO3), sodium chloride (NaCl) ... - Hoá chất lỏng: dung dịch muối ăn (NaCl); nước oxi già (H2O2); dung dịch barium chloride (BaCl2); dung dịch copper(II) sulfate (CuSO4) ... - Hoá chất nguy hiểm: hydrochloric acid (HCl); sulfuric acid (H2SO4), ... - Hoá chất dễ cháy nổ: cồn (C2H5OH), hydrogen (H2), ... b) Thao tác lấy hoá chất - Chất rắn dạng bột: dùng thìa xúc hoá chất để lấy hoá chất rắn, dạng bột. - Chất rắn dạng miếng: dùng kẹp gắp hoá chất cho trượt nhẹ nhàng theo thành ống nghiệm. - Khi cho hoá chất lỏng vào ống nghiệm: dùng ống hút nhỏ giọt. - Khi đun hoá chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. |
Hoạt động 4: Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn
a) Mục tiêu:
- Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu là những hoá chất được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8).
b) Nội dung:
HS làm việc theo cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập số 3, từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Cho những việc làm sau: 1/ Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hoá chất nếu không có nhãn mác, hoặc nhãn mác bị mờ. 2/ Ngửi, nếm các hoá chất. 3/ Tuân thủ theo đúng quy định và hướng dẫn của thầy, cô giáo khi sử dụng hoá chất để tiến hành thí nghiệm. 4/ Tự tiện sử dụng hoá chất. 5/ Cần lưu ý khi sử dụng hoá chất nguy hiểm như sulfuric acid đặc, … và hoá chất dễ cháy như cồn, … 6/ Tự ý mang hoá chất ra khỏi vị trí làm thí nghiệm. 7/ Sau khi lấy hoá chất xong cần phải đựng kín các lọ đựng hoá chất. 8/ Ăn uống trong phòng thực hành. 9/ Trong khi làm thí nghiệm, cần thông báo ngay cho thầy, cô giáo nếu gặp sự cố cháy, nổ, đổ hoá chất, vỡ dụng cụ thí nghiệm, … 10/ Chạy, nhảy, làm mất trật tự. 11/ Nghiêng hai đèn cồn vào nhau để lấy lửa. 12/ Đổ hoá chất trực tiếp vào cống thoát nước hoặc đổ ra môi trường. 13/ Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất. Hãy sắp xếp các việc làm trên vào hai nhóm: những việc cần làm và những việc không được làm. |
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của HS, dự kiến:
Những việc cần làm |
Những việc không được làm |
1/ Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hoá chất nếu không có nhãn mác, hoặc nhãn mác bị mờ. 3/ Tuân thủ theo đúng quy định và hướng dẫn của thầy, cô giáo khi sử dụng hoá chất để tiến hành thí nghiệm. 5/ Cần lưu ý khi sử dụng hoá chất nguy hiểm như sulfuric acid đặc, … và hoá chất dễ cháy như cồn, … 7/ Sau khi lấy hoá chất xong cần phải đựng kín các lọ đựng hoá chất. 9/ Trong khi làm thí nghiệm, cần thông báo ngay cho thầy, cô giáo nếu gặp sự cố cháy, nổ, đổ hoá chất, vỡ dụng cụ thí nghiệm, … |
2/ Ngửi, nếm các hoá chất. 4/ Tự tiện sử dụng hoá chất. 6/ Tự ý mang hoá chất ra khỏi vị trí làm thí nghiệm. 8/ Ăn uống trong phòng thực hành. 10/ Chạy, nhảy, làm mất trật tự. 11/ Nghiêng hai đèn cồn vào nhau để lấy lửa. 12/ Đổ hoá chất trực tiếp vào cống thoát nước hoặc đổ ra môi trường. 13/ Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.
|
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS không sử dụng SGK, thảo luận theo cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 3.
- HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập số 3.
- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- 2 HS đại diện 2 nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận.
- Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý (nếu có).
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.
Hoạt động 5: Tìm hiểu một số thiết bị cơ bản trong môn Khoa học tự nhiên 8
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8.
b) Nội dung:
- Học sinh hoạt động theo nhóm, nghiên cứu SGK hoàn thiện phiếu học tập số 4, từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Câu 1: Trong gia đình cũng có một số thiết bị điện cơ bản, kể tên những thiết bị đó? Câu 2: Ngoài đèn led xanh như ở hình 12 – SGK, kể ra các điốt hay led khác mà em biết. Câu 3: Kể và mô tả về một số loại pin mà em biết. Câu 4: Cho biết ở nhà em dùng công tắc ở những vị trí nào, thiết bị nào. Câu 5: Các cầu chì hoặc aptomat thường đặt ở đâu? Câu 6: Nêu một số loại đồng hồ đo điện mà em biết. Những đồng hồ đó được sử dụng khi nào? |
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh, dự kiến:
Câu 1:
- Điện trở, biến trở thường có trong các thiết bị sử dụng điện: quạt điện, bếp điện, ti vi, …
- Pin thường có trong các thiết bị điều khiển, đồ chơi trẻ em.
- Công tắc, cầu chì, aptômát thường mắc trong mạch điện để bảo vệ các thiết bị sử dụng điện.
- Ổ cắm điện, dây nối là các thiết bị điện hỗ trợ khi lắp mạch điện.
Câu 2:
Trên thực tế có một số loại đèn led phổ biến như:
+ Đèn led dây;
+ Đèn tuýp led;
+ Đèn led panel;
+ Đèn led bulb …
Câu 3:
- Pin tiểu (Pin 2A/ pin con thỏ, pin 3A) thường dùng trong các thiết bị điện tử cẩm tay như đồng hồ treo tường, điều khiển, đồ chơi trẻ em, …
- Pin trung (pin C) có hình trụ tròn, có kích thước 50 × 26mm, có dung lượng trung bình là khoảng 6000mAh và được sử dụng linh hoạt trong các thiết bị thông dụng như mồi lửa bếp ga, đài cát – sét, …
- Pin đại (pin D, pin LR20) là loại pin có dung lượng lớn nhất trong các loại pin hình trụ, với dung lượng tối đa lên tới 12.000 mAh, kích thước là 60 × 34 mm. Thường được sử dụng trong các mẫu đèn pin cỡ lớn.
- Pin cúc áo (pin điện tử) là loại pin dẹt, có kích thước rất nhỏ với đường kính khoảng 20mm, chiều cao khoảng 2,9 mm đến 3,2 mm tùy thuộc vào kiểu máy và có dung lượng từ 110mAh đến 150mAh. Thường được dùng làm nguồn điện cho các thiết bị, đồ dùng, vật dụng nhỏ như đồng hồ, đồ chơi.
Câu 4:
- Công tắc dùng để bật, tắt các thiết bị và thường sử dụng trong các mạch điện chiếu sáng hoặc đi kèm với đồ dùng điện nên trong mạch điện công tắc thường lắp ở vị trí trên dây pha, nối tiếp với dây tải, sau cầu chì.
- Ở nhà em thường được lắp ở các vị trí như hai đầu cầu thang, nơi có bóng đèn điện, quạt điện, bếp điện.
Câu 5:
Cầu chì hoặc aptomat thường được mắc sau nguồn điện tổng và ở trước các thiết bị điện trong mạch điện.
Câu 6:
Một số loại đồng hồ đo điện mà em biết:
- Ôm kế được sử dụng để đo điện trở của mạch điện hay khối vật chất.
- Oát kế là dụng cụ đo công suất điện năng (hoặc tốc độ cung cấp năng lượng điện).
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 4. - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 4. - GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - 6 HS đại diện 6 nhóm lần lượt báo cáo kết quả từng câu. - Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý (nếu có). Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức và đưa ra một số lưu ý để sử dụng điện an toàn. |
III. Thiết bị điện 1. Một số thiết bị điện cơ bản trong môn Khoa học tự nhiên 8 - Điện trở và biến trở dùng trong các mạch điện để điều chỉnh dòng điện theo mục đích sử dụng. - Điốt và điốt phát quang là thiết bị cho dòng điện đi qua theo một chiều. - Pin là thiết bị điện cung cấp dòng điện cho các thiết bị khác. Mỗi pin có một cực dương và một cực âm. - Oát kế là đồng hồ đo khả năng tiêu thụ năng lượng điện ở mạch điện. - Công tắc dùng để đóng hay mở cho dòng điện đi qua. - Cầu chì là thiết bị giữ an toàn mạch điện bằng cách tự ngắt dòng điện khi dòng điện qua nó lớn tới một giá trị nhất định. 2. Một số lưu ý để sử dụng điện an toàn - Tìm hiểu và thực hiện đúng các quy định trong nội quy, hướng dẫn an toàn điện tại phòng thí nghiệm hay những nơi có sử dụng điện. - Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, các quy định trên mỗi linh kiện, thiết bị điện. - Thực hiện lắp ráp các thiết bị điện theo hướng dẫn khi đã ngắt dòng điện trong mạch. - Chỉ được tiến hành sau khi giáo viên hoặc người lớn đã kiểm tra và cho phép. |
C. LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:
- Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Học sinh hoạt động theo cặp đôi, hoàn thiện phiếu học tập số 5 từ đó củng cố được kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Câu 1: Dung dịch chứa trong ống đong sau có thể tích là
A. 52 mL. B. 53 mL. C. 55 mL. D. 57 mL.
Câu 2: Dụng cụ nào sau đây được dùng để đựng hoá chất?
A. Ống nghiệm.
B. Thìa thuỷ tinh.
C. Lưới sắt.
D. Ống hút nhỏ giọt.
Câu 3: Dụng cụ dùng để đựng khi trộn các hoá chất rắn với nhau, nung các chất ở nhiệt độ cao … là
A. ống đong.
B. cốc đong.
C. bát sứ chịu nhiệt.
D. ống nghiệm.
Câu 4: Thìa thuỷ tinh thường được dùng để
A. đong một lượng chất lỏng.
B. khuấy khi hoà tan chất rắn.
C. lấy hoá chất rắn.
D. lấy hoá chất lỏng.
Câu 5: Hoá chất nào sau đây dễ cháy, nổ?
A. Cu.
B. CaCO3.
C. H2O.
D. C2H5OH.
Câu 6: Việc nào sau đây không được làm?
A. Đọc kĩ nhãn mác lọ đựng hoá chất trước khi sử dụng.
B. Ngửi, nếm hoá chất.
C. Sau khi lấy hoá chất xong cần đậy kín các lọ đựng hoá chất.
D. Tuân thủ theo đúng quy định và hướng dẫn của thầy, cô giáo.
Câu 7: Thiết bị nào sau đây được dùng trong các mạch điện để điều chỉnh dòng điện theo mục đích sử dụng?
A. Điện trở.
B. Pin.
C. Oát kế.
D. Công tắc.
Câu 8: Vai trò của điốt và điốt phát quang là
A. cung cấp dòng điện cho các thiết bị khác.
B. cho dòng điện đi qua theo một chiều.
C. dùng để đóng hay mở cho dòng điện đi qua.
D. giữ an toàn mạch điện bằng cách tự ngắt.
c) Sản phẩm:
1 – C |
2 – A |
3 – C |
4 – C |
5 – D |
6 – B |
7 – A |
8 – B |
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi hoàn thiện phiếu học tập số 5 trong thời gian 10 phút.
- HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động theo cặp đôi, hoàn thiện phiếu học tập.
- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận (mỗi HS trình bày đáp án 1 câu, không trùng lặp nhau).
- Các HS còn lại theo dõi, nhận xét.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổng kết, chuẩn hoá.
D. VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung:
- HS làm việc cá nhân, tại nhà.
Chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất hay với các thiết bị điện. Đề xuất cách xử lí an toàn cho mỗi tình huống đó. |
c) Sản phẩm:
Báo cáo của học sinh. Dự kiến:
- Những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất và cách xử lí:
+ Nếu bị bỏng vì acid đặc, nhất là sulfuric acid đặc thì phải dội nước rửa ngay nhiều lần, nếu có vòi nước thì cho chảy mạnh vào vết bỏng 3 – 5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO3, không được rửa bằng xà phòng.
+ Bị bỏng vì kiềm đặc thì lúc đầu chữa như bị bỏng acid, sau đó rửa bằng dung dịch loãng acetic acid 5% hay giấm.
+ Khi bị ngộ độc bởi các khí độc, cần đình chỉ thí nghiệm, mở ngay cửa và cửa sổ, đưa ngay bệnh nhân ra ngoài chỗ thoáng gió, đưa các bình có chứa hoặc sinh ra khí độc vào tủ hốt hoặc đưa ra ngoài phòng…
- Một số tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với các thiết bị điện và cách xử lí an toàn cho tình huống đó:
+ Thiết bị điện như bóng đèn có thể bị cháy do nguồn điện cung cấp quá lớn.
Xử lí tình huống: ngắt ngay nguồn điện cung cấp và lắp cầu chì trong mạch tránh cho thiết bị điện thí nghiệm sau bị cháy, cần đọc kĩ thông số thiết bị điện và sử dụng nguồn điện cung cấp hợp lí.
+ Mắc ampe kế không đúng cách gây hỏng thiết bị.
Xử lí tình huống: GV cần nhắc nhở kĩ lưỡng tới HS cách mắc ampe kế tránh mắc sai gây hỏng thiết bị, chập mạch điện.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh về nhà:
Chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất hay với các thiết bị điện. Đề xuất cách xử lí an toàn cho mỗi tình huống đó. |
- HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS nộp báo cáo vào tiết học sau.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá và có thể cho điểm đối với bài làm tốt.
BÀI 1: BIẾN ĐỔI VẬT LÍ VÀ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.
- Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. Đưa ra được ví dụ về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.
- Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.
b. Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức.
+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Phẩm chất
- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.
- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài sản chung tập thể.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Hình ảnh phóng to Hình 1.1; 1.2 và 1.3.
- 6 bộ dụng cụ, hoá chất:
+ Hoá chất: muối ăn, nước, bột sắt, bột lưu huỳnh, cây nến.
+ Dụng cụ: cốc thuỷ tinh (loại 100 mL), bát sứ loại nhỏ, kiềng đun, lưới thép, đèn cồn, ống nghiệm, mẩu nam châm, thìa xúc hoá chất, đĩa sứ, bật lửa …
+ Thiết kế phiếu học tập, slide …
+ Máy tính, máy chiếu …
2. Học sinh
- SGK, vở ghi …
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức cũ, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.
b. Nội dung:
GV sử dụng câu hỏi mở đầu SGK trang 12 để dẫn dắt vào bài:
CÂU HỎI MỞ ĐẦU Quan sát hình 1.1, dự đoán hình nào mô tả hiện tượng chất bị biến đổi thành chất khác, hình nào chỉ mô tả sự thay đổi về tính chất vật lí (trạng thái, kích thước, hình dạng, ….)? |
c. Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh. Dự kiến:
- Hình mô tả hiện tượng chất bị biến đổi thành chất khác:
d) Đốt mẩu giấy vụn.
e) Đun đường.
g) Đinh sắt bị gỉ.
- Hình chỉ mô tả sự thay đổi về tính chất vật lí (trạng thái, kích thước, hình dạng, ….):
a) Xé mẩu giấy vụn.
b) Hoà tan đường vào nước.
c) Đinh sắt bị uốn cong.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề: Ở chương trình KHTN6 các em đã được tìm hiểu về hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. Các em hãy quan sát các hình ảnh sau (GV chiếu hình 1.1 lên màn chiếu), dự đoán hình nào mô tả hiện tượng chất bị biến đổi thành chất khác, hình nào chỉ mô tả sự thay đổi về tính chất vật lí (trạng thái, kích thước, hình dạng, ….)?
- HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ tìm câu trả lời.
- GV theo dõi và đôn đốc HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện một HS trình bày các quả.
- Các HS còn lại theo dõi và nhận xét, góp ý (nếu có).
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV chuẩn hoá và dẫn dắt vào bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự biến đổi vật lí
a) Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí.
- Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí.
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc theo nhóm, làm thí nghiệm 1 và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1 từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Thực hiện thí nghiệm 1 và trả lời các câu hỏi bên dưới: Thí nghiệm 1: Sự biến đổi vật lí Chuẩn bị: - Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh (loại 100 mL (ml)), bát sứ loại nhỏ, kiềng đun, lưới thép, đèn cồn. - Hoá chất: Muối ăn, nước. Tiến hành: Bước 1: Lấy khoảng một thìa cafe muối ăn cho vào cốc, sau đó thêm vào cốc khoảng 30 mL nước, khuấy đều cho tới khi muối ăn tan hết. Bước 2: Lấy ra khoảng 1 mL dung dịch muối ăn trên cho vào bát sứ đặt trên kiềng đun có lưới thép, đun trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi cạn dung dịch. Câu 1: - Mô tả hiện tượng khi hoà tan muối ăn trong cốc và hiện tượng khi cô cạn. - Nhận xét về trạng thái (thể) của muối ăn. Câu 2: Vẽ sơ đồ bằng chữ mô tả quá trình (sự thay đổi về trạng thái, kích thước, …) và hiện tượng ở thí nghiệm 1 (thể hiện tính chất vật lí của muối ăn). Câu 3: Kể thêm 2 – 3 hiện tượng xảy ra trong thực tế có sự biến đổi vật lí. |
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của HS, dự kiến:
Câu 1:
- Hoà tan muối ăn vào nước thu được dung dịch đồng nhất, không màu.
Sau khi cô cạn thu được chất rắn, màu trắng bám trên đáy bát sứ.
- Nhận xét về trạng thái của muối ăn: muối ăn là chất rắn, tan tốt trong nước, không bị nhiệt phân huỷ.
Câu 2:
Câu 3:
Một số hiện tượng vật lí trong thực tế:
+ Khi nước được đưa vào ngăn làm đá của tủ lạnh, nước lỏng chuyển thành nước đá.
+ Thuỷ tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
+ Uốn cong thanh sắt.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí và phát phiếu học tập. - GV yêu cầu 1 học sinh nêu cách tiến hành thí nghiệm 1. - GV chú ý nhắc lại HS nội quy thực hành, sau đó yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm 1 và hoàn thiện phiếu học tập số 1 (thời gian 10 phút). - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm thí nghiệm trong 5 phút, sau đó trao đổi hoàn thiện phiếu học tập số 1 trong 5 phút. - GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện 1 nhóm HS báo cáo kết quả của nhóm, các nhóm khác theo dõi, rút ra nhận xét, góp ý. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV tổng kết và chuẩn hoá kiến thức. |
I. Sự biến đổi chất 1. Sự biến đổi vật lí Biến đổi vật lí là hiện tượng chất có sự biến đổi về trạng thái, kích thước, … nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. Ví dụ: + Thuỷ tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu. + Uốn cong thanh sắt.
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự biến đổi hoá học
a) Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm sự biến đổi hoá học.
- Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi hoá học.
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc theo nhóm, làm thí nghiệm 2 và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2 từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Thực hiện thí nghiệm 2 và trả lời các câu hỏi bên dưới: Thí nghiệm 2: Sự biến đổi hoá học Chuẩn bị • Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, mẩu nam châm, thìa xúc hoá chất. • Hoá chất: Bột sắt, bột lưu huỳnh. Tiến hành Bước 1: Trộn đều hỗn hợp bột sắt (Fe) với bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ về khối lượng Fe : S khoảng 1,5 : 1 (hoặc theo thể tích là 1 : 3) cho vào hai ống nghiệm 1 và 2. Bước 2: Lấy ống nghiệm 2 đem hơ nóng, sau đó đun nóng tập trung vào đáy ống nghiệm cho đến khi thấy hỗn hợp nóng đỏ thì ngừng đun. Bước 3: Đưa đồng thời hỗn hợp đã nguội (ống nghiệm 2) và ống nghiệm 1 lại gần mẩu nam châm. Câu 1: • Mô tả hiện tượng khi đun nóng hỗn hợp ở bước 2. • Ở bước 3, mẩu nam châm có bị hút vào đáy ống nghiệm 2 không? Giải thích. Câu 2: Biến đổi hoá học là gì? Kể thêm 2 – 3 hiện tượng xảy ra trong thực tế có sự biến đổi hoá học? |
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của HS, dự kiến:
Câu 1:
- Khi đun nóng hỗn hợp ở bước 2, hiện tượng: sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.
- Ở bước 3, mẩu nam châm không bị hút vào đáy ống nghiệm 2. Do ở thí nghiệm này chất ban đầu đã bị biến đổi tạo thành chất khác, không còn những đặc tính như chất ban đầu.
Câu 2:
Một số hiện tượng xảy ra trong thực tế có sự biến đổi hoá học là:
+ Đốt cháy than để đun nấu.
+ Dây xích xe đạp bị gỉ do tiếp xúc với oxygen và hơi nước có trong không khí.
+ Tượng đá bị hư hại do mưa acid.
+ Xăng cháy trong động cơ xe máy.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu 1 học sinh nêu cách tiến hành thí nghiệm 2. - GV nêu những lưu ý khi làm thí nghiệm 2 để đảm bảo an toàn, sau đó yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm 2 và hoàn thiện phiếu học tập số 2 (thời gian 7 phút). - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm thí nghiệm trong 4 phút, sau đó trao đổi hoàn thiện phiếu học tập số 2 trong 3 phút. - GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện 1 nhóm HS báo cáo kết quả của nhóm, các nhóm khác theo dõi, rút ra nhận xét, góp ý. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV tổng kết và chuẩn hoá kiến thức. |
2. Sự biến đổi hoá học Biến đổi hoá học là hiện tượng chất bị biến đổi tạo ra chất khác. Ví dụ: + Tượng đá bị hư hại do mưa acid. + Xăng cháy trong động cơ xe máy.
|
Hoạt động 4: Phân biệt sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học
a) Mục tiêu:
- Phân biệt được sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học. Đưa ra được ví dụ về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.
b) Nội dung:
- HS hoạt động theo nhóm, làm thí nghiệm 3 và hoàn thiện phiếu học tập số 3, từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Thí nghiệm 3: Phân biệt sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học Chuẩn bị • Dụng cụ: Đĩa sứ, bật lửa • Hoá chất: Cây nến Tiến hành • Gắn cây nến (có thành phần chính là paraffin) trên đĩa sứ, đốt nến cháy trong khoảng 1 phút. Câu 1: Mô tả các hiện tượng xảy ra trong quá trình nến cháy, chỉ ra giai đoạn diễn ra sự biến đổi vật lí, giai đoạn diễn ra sự biến đổi hoá học. Biết rằng nến cháy trong không khí chủ yếu tạo ra khí carbon dioxide và hơi nước. Câu 2: Trong thí nghiệm 3, dấu hiệu nào dùng để phân biệt sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học? Câu 3: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào diễn ra sự biến đổi vật lí, trường hợp nào diễn ra sự biến đổi hoá học? a) Khi có dòng điện đi qua, dây tóc bóng đèn (làm bằng kim loại tungsten) nóng và sáng lên. b) Hiện tượng băng tan. c) Thức ăn bị ôi thiu. d) Đốt cháy khí methane (CH4) thu được khí carbon dioxide (CO2) và hơi nước (H2O). |
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của HS, dự kiến:
Câu 1:
- Mô tả các hiện tượng xảy ra trong quá trình nến cháy: Khi đốt nến (có thành phần chính là paraffin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide và hơi nước.
- Giai đoạn diễn ra sự biến đổi vật lí: nến chảy lỏng thấm vào bấc và nến lỏng chuyển thành hơi do các giai đoạn này là sự thay đổi về trạng thái, không có sự tạo thành chất mới.
- Giai đoạn diễn ra sự biến đổi hoá học: hơi nến cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide và hơi nước. Do ở giai đoạn này có chất mới được tạo thành (carbon dioxide và hơi nước).
Câu 2:
Trong thí nghiệm 3, dấu hiệu dùng để phân biệt sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học là sự tạo thành chất mới.
+ Sự biến đổi vật lí: không tạo thành chất mới.
+ Sự biến đổi hoá học: có sự tạo thành chất mới.
Câu 3:
+ Trường hợp a và b diễn ra sự biến đổi vật lí do không có sự tạo thành chất mới.
+ Trường hợp c và d diễn ra sự biến đổi hoá học do có sự tạo thành chất mới.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu 1 học sinh nêu cách tiến hành thí nghiệm 3. - GV nêu những lưu ý khi làm thí nghiệm 3 để đảm bảo an toàn, sau đó yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm 3 và hoàn thiện phiếu học tập số 3 (thời gian 5 phút). - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm thí nghiệm trong 2 phút, sau đó trao đổi hoàn thiện phiếu học tập số 3 trong 3 phút. - GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện 1 nhóm HS báo cáo kết quả của nhóm, các nhóm khác theo dõi, rút ra nhận xét, góp ý. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV tổng kết và chuẩn hoá kiến thức. |
II. Phân biệt sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học - Biến đổi vật lí là hiện tượng chất có sự biến đổi về trạng thái, kích thước … nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. - Biến đổi hoá học là hiện tượng chất có sự biến đổi tạo ra chất khác. |
C. LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:
- Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc theo cặp, hoàn thành phiếu học tập số 4 từ đó củng cố kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Quá trình nào sau đây thể hiện sự biến đổi hoá học?
A. Thanh sắt bị dát mỏng.
B. Nước lỏng chuyển thành nước đá khi để trong tủ lạnh.
C. Uốn sợi nhôm thành chiếc móc phơi quần áo.
D. Đốt cháy mẩu giấy.
Câu 2: Quá trình nào sau đây thể hiện sự biến đổi vật lí?
A. Gỗ cháy thành than.
B. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen
C. Cơm bị ôi thiu.
D. Hòa tan đường ăn vào nước.
Câu 3: Quá trình nào sau đây có sự tạo thành chất mới?
A. Đốt cháy nhiên liệu.
B. Quá trình hoà tan.
C. Quá trình đông đặc.
D. Quá trình nóng chảy.
Câu 4: Quá trình nào sau đây không có sự tạo thành chất mới?
A. Quá trình đốt cháy nhiên liệu.
B. Quá trình đông đặc.
C. Quá trình phân huỷ chất.
D. Quá trình tổng hợp chất.
Câu 5: Cho các quá trình sau:
a) Nước hoa khuếch tán trong không khí.
b) Hoà tan đường vào nước.
c) Quá trình nung đá vôi thành vôi sống.
d) Quá trình đốt cháy than.
e) Quá trình đun cạn nước muối.
Số quá trình diễn ra sự biến đổi vật lí là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
c) Sản phẩm:
1 - D |
2 - D |
3 - A |
4 - B |
5 - C |
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập số 4 trong thời gian 5 phút.
- HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo cặp đôi hoàn thiện phiếu học tập.
- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện từng cặp báo cáo kết quả thảo luận (mỗi HS báo cáo 1 câu).
- Các HS còn lại chú ý theo dõi, nhận xét.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.
D. VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc cá nhân, tại nhà:
Nêu ít nhất 5 biến đổi hoá học và 5 biến đổi vật lí xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS về nhà: Nêu ít nhất 5 biến đổi hoá học và 5 biến đổi vật lí xảy ra trong cuộc sống hàng ngày và nộp sản phẩm vào buổi học tiếp theo.
- HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, tại nhà.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS nộp sản phẩm vào buổi học tiếp theo.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận sản phẩm, đánh giá và có thể cho điểm đối với bài làm tốt.
BÀI 27: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, sơ đồ để tìm hiểu khái quát về cơ thể người.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm một cách có hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi tìm hiểu khái quát về cơ thể người, vai trò chính của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người, hợp tác đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày.
1.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được tên và vai trò chính của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người.
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát hình ảnh, liên hệ với cơ thể mình để nêu được các phần của cơ thể.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng kiến thức bài học vào thực tế để lập kế hoạch học tập, làm việc hợp lí và khoa học.
2. Về phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tên và vai trò chính của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Chăm sóc sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8, kế hoạch bài dạy.
- Hình ảnh hoạt động mở đầu, hình ảnh các hệ cơ quan trong cơ thể người.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
- SGK, SBT khoa học tự nhiên 8.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới.
b) Nội dung:
- GV chiếu hình ảnh, đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho câu hỏi:
Nêu tên các cơ quan ở hình 27.1A và cho biết các cơ quan đó có vị trí trong cơ thể tương ứng với các số nào ở hình 27.1B.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu hình ảnh 27.1. về một số cơ quan trong cơ thể người. Nêu vấn đề, yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nêu tên các cơ quan ở hình 27.1A và cho biết các cơ quan đó có vị trí trong cơ thể tương ứng với các số nào ở hình 27.1B. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, định hướng. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. |
- Các câu trả lời của HS: * Gợi ý:
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các hệ cơ quan trong cơ thể
a) Mục tiêu:
- Nêu được tên các hệ cơ quan trong cơ thể.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, hình ảnh minh họa và trả lời câu hỏi sau:
+ Quan sát hình 27.2 và cho biết tên các hệ cơ quan trong cơ thể người.
- HS tổ chức trò chơi “Cặp đôi hoàn hảo”, HS ghi câu trả lời vào bảng nhóm, 3 nhóm nào thực hiện nhanh nhất sẽ là nhóm chiến thắng.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS.
Tên các hệ cơ quan trong cơ thể người:
1 – Hệ vận động. 2 – Hệ tiêu hóa. 3 – Hệ tuần hoàn. 4 – Hệ hô hấp. |
5 – Hệ bài tiết. 6 – Hệ thần kinh. 7 – Hệ nội tiết. 8 – Hệ sinh dục. |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, quan sát hình ảnh, tìm hiểu thông tin khái quát về cơ thể người trong SGK trả lời câu hỏi. - GV tổ chức trò chơi “Cặp đôi hoàn hảo”, yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi nhanh vào bảng nhóm. + Quan sát hình 27.2 và cho biết tên các hệ cơ quan trong cơ thể người. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra giấy A3/bảng nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS tham gia trò chơi “Cặp đôi hoàn hảo”. GV cho HS nhanh tay giơ bảng, chọn 3 cặp nhanh nhất để tham gia “Cặp đôi hoàn hảo”. Các cặp đôi mang bảng lên bảng, lần lượt trình bày. Cặp đôi trả lời đúng nhất sẽ trở thành cặp đôi hoàn hảo nhất. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá và tuyên dương các nhóm đôi. - GV nhận xét và chốt nội dung khái quát về các hệ cơ quan trong cơ thể. |
I. Các hệ cơ quan trong cơ thể - Trong cơ thể người có các hệ cơ quan: hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ tuần kinh, hệ nội tiết, hệ sinh dục. - Mỗi hệ cơ quan đảm nhận một chức năng riêng, cùng phối hợp hoạt động với các hệ cơ quan khác tạo nên sự thống nhất của cơ thể. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về các cơ quan trong cơ thể
a) Mục tiêu:
- Nêu được tên và vai trò chính của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người.
b) Nội dung:
- GV tổ chức cho HS đọc thông tin mục II SGK trang 124, bảng 30.1 và thực hiện nhiệm vụ để tìm hiểu về vai trò của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân: Cho biết mỗi cơ quan ở hình 27.1 A thuộc hệ cơ quan nào.
- GV chuẩn bị phiếu học tập số 1 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập) và các mảnh thông tin. Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS sử dụng các mảnh thông tin đã có và dán vào phiếu học tập số 1.
c) Sản phẩm:
- Đáp án phiếu học tập số 1.
Hệ cơ quan |
Tên cơ quan |
Chức năng chính của các cơ quan |
Chức năng của hệ cơ quan |
Hệ vận động |
Xương |
Nâng đỡ, tạo hình dáng, vận động |
Định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể cử động và di chuyển. |
Cơ vân |
Tạo hình dáng, vận động |
||
Hệ tiêu hóa |
Khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn |
Tiêu hóa thức ăn, vận chuyển thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng |
Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và thải chất bã ra ngoài. |
Tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột |
Tiết enzyme, dịch tiêu hóa |
||
Hệ tuần hoàn |
Tim |
Co bóp hút và đẩy máu |
Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxygen, hormone,…đến các tế bào và vận chuyển các chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài. |
Hệ mạch gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch |
Vận chuyển máu |
||
Hệ hô hấp |
Phổi |
Thực hiện trao đổi khí |
Giúp cơ thể lấy khí oxygen từ môi trường và thải khí carbon dioxide ra khỏi cơ thể. |
Mũi, khí quản, phế quản |
Sưởi ấm, làm ẩm, làm sạch không khí hít vào, dẫn khí |
||
Hệ bài tiết |
Da |
Tiết mồ hôi |
Lọc các chất thải có hại cho cơ thể từ máu và thải ra môi trường. |
Gan |
Phân giải chất độc, thải sản phẩm phân giải hồng cầu |
||
Phổi và đường dẫn khí |
Trao đổi O2 và CO2 |
||
Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái |
Bài tiết nước tiểu |
||
Hệ thần kinh |
Dây thần kinh |
Dẫn truyền xung thần kinh |
Thu nhận các kích thích từ môi trường, điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường |
Não, tủy sống |
Lưu trữ, xử lí thông tin |
||
Hệ nội tiết |
Các tuyến nội tiết |
Tiết các hormone |
Điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể thông qua việc tiết một số loại hormone tác động đến cơ quan nhất định. |
Hệ sinh dục |
Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, âm hộ |
Tạo trứng, nuôi dưỡng thai nhi, hình thành đặc điểm sinh dục thứ phát ở nữ |
Giúp cơ thể sinh sản, duy trì nòi giống. |
Tinh hoàn, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành, dương vật |
Tạo tinh trùng, hình thành đặc điểm sinh dục thứ phát ở nam |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi. - GV chia lớp thành 4 nhóm, hoạt động trong vòng 5 – 7 phút. GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập và các mảnh thông tin. Yêu cầu HS sử dụng các mảnh thông tin và dán vào phiếu sao cho phù hợp. - Nhóm nào hoàn thành nhanh và chính xác nhất là nhóm chiến thắng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi. - HS hoạt động nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm dán sản phẩm của nhóm mình lên bảng. - GV mời đại diện mỗi nhóm trình bày, nhóm nào thực hiện nhanh và chính xác nhất là nhóm chiến thắng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá, tuyên dương nhóm chiến thắng. - GV nhận xét và chốt nội dung về vai trò chính của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người. - Giải quyết câu hỏi mở đầu. |
II. Các cơ quan trong cơ thể - Nội dung phiếu học tập số 1.
|
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Củng cố cho HS kiến thức khái quát về cơ thể người, khắc sâu mục tiêu bài học.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy khái quát về cơ thể người.
c) Sản phẩm:
- Sơ đồ tư duy của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hệ thống hóa kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày, nhận xét sơ đồ của một số HS. Bước 4: Kết luận, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá và khái quát kiến thức bài học. |
- Sơ đồ tư duy của HS. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- HS liên hệ được kiến thức bài học để trả lời một số câu hỏi thực tế.
b) Nội dung:
- Dựa vào kiến thức đã học, hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi sau:
a. Khi chúng ta ngủ, các cơ quan nào hoạt động ở mức thấp nhất, cơ quan nào hoạt động mạnh nhất? Giải thích.
b. Lập kế hoạch học tập và sinh hoạt hợp lí, khoa học cho bản thân.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi sau: a. Khi chúng ta ngủ, các cơ quan nào hoạt động ở mức thấp nhất, cơ quan nào hoạt động mạnh nhất? Giải thích. b. Lập kế hoạch học tập và sinh hoạt hợp lí, khoa học cho bản thân. - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm và trả lời câu hỏi (Nếu không đủ thời gian, GV sẽ giao về nhà). Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời một số HS đưa ra câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, góp ý và kết thúc bài học. |
- Các câu trả lời của HS. |
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 28: Hệ vận động ở người
V. HỒ SƠ HỌC TẬP
Phiếu học tập số 1
Nhóm ...............................
Hệ cơ quan |
Tên cơ quan |
Chức năng chính của các cơ quan |
Chức năng của hệ cơ quan |
Hệ vận động |
|
Nâng đỡ, tạo hình dáng, vận động |
|
|
Tạo hình dáng, vận động |
||
Hệ tiêu hóa |
|
Tiêu hóa thức ăn, vận chuyển thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng |
|
|
Tiết enzyme, dịch tiêu hóa |
||
Hệ tuần hoàn |
|
Co bóp hút và đẩy máu |
|
|
Vận chuyển máu |
||
Hệ hô hấp |
|
Thực hiện trao đổi khí |
|
|
Sưởi ấm, làm ẩm, làm sạch không khí hít vào, dẫn khí |
||
Hệ bài tiết |
|
Tiết mồ hôi |
|
|
Phân giải chất độc, thải sản phẩm phân giải hồng cầu |
||
|
Trao đổi O2 và CO2 |
||
|
Bài tiết nước tiểu |
||
Hệ thần kinh |
|
Dẫn truyền xung thần kinh |
|
|
Lưu trữ, xử lí thông tin |
||
Hệ nội tiết |
|
Tiết các hormone |
|
Hệ sinh dục |
|
Tạo trứng, nuôi dưỡng thai nhi, hình thành đặc điểm sinh dục thứ phát ở nữ |
|
|
Tạo tinh trùng, hình thành đặc điểm sinh dục thứ phát ở nam |
Các mảnh ghép thông tin
(GV cắt rời trước tiết học, 2 cột thông tin in hai màu khác nhau)
Tên cơ quan |
Chức năng của hệ cơ quan |
Xương |
Định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể cử động và di chuyển. |
Cơ vân |
|
Khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn |
Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và thải chất bã ra ngoài. |
Tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột |
|
Tim |
Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxygen, hormone,…đến các tế bào và vận chuyển các chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài. |
Hệ mạch gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch |
|
Phổi |
Giúp cơ thể lấy khí oxygen từ môi trường và thải khí carbon dioxide ra khỏi cơ thể. |
Mũi, khí quản, phế quản |
|
Da |
Lọc các chất thải có hại cho cơ thể từ máu và thải ra môi trường. |
Gan |
|
Phổi và đường dẫn khí |
|
Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái |
|
Dây thần kinh |
Thu nhận các kích thích từ môi trường, điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường |
Não, tủy sống |
|
Các tuyến nội tiết |
Điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể thông qua việc tiết một số loại hormone tác động đến cơ quan nhất định. |
Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, âm hộ |
Giúp cơ thể sinh sản, duy trì nòi giống. |
Tinh hoàn, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành, dương vật |
BÀI 28: HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, sơ đồ để tìm hiểu về hệ vận động ở người.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm một cách có hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi tìm hiểu về sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động; bảo vệ hệ vận động, hợp tác đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hành.
1.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Nêu được chức năng của hệ vận động ở người: Mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động. Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ vận động.
+ Liên hệ được kiến thức đòn bẩy vào hệ vận động.
+ Nêu được một số biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng chống bệnh, tật liên quan đến hệ vận động, tác hại của bệnh loãng xương.
+ Nêu được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và lựa chọn được phương pháp luyện tập thể thao phù hợp.
- Tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu được tình hình mắc các bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư. Thực hiện được các bước sơ cứu khi người khác bị gãy xương.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng hiểu biết về thể lực và thành phần hóa học của xương để giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương.
2. Về phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về hệ vận động ở người.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Có ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8, kế hoạch bài dạy.
- Hình ảnh hoạt động mở đầu, các hình ảnh trong SGK.
- Video sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương.
- Các dụng cụ cần chuẩn bị trong tiết thực hành sơ cứu và băng bó người bị gãy xương.
- Phiếu học tập số 1, mẫu phiếu điều tra số người mắc tật cong vẹo cột sống trong trường học hoặc khu dân cư.
2. Học sinh:
- SGK, SBT khoa học tự nhiên 8.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới.
b) Nội dung:
- GV chiếu hình ảnh, đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời:
+ Tại sao mỗi người lại có vóc dáng và kích thước khác nhau? Nhờ đâu mà cơ thể người có thể di chuyển, vận động?
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu hình ảnh minh họa về mỗi người có vóc dáng khác nhau. Nêu vấn đề, yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Tại sao mỗi người lại có vóc dáng và kích thước khác nhau? Nhờ đâu mà cơ thể người có thể di chuyển, vận động? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, định hướng. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. |
- Các câu trả lời của HS: * Gợi ý: - Mỗi người có vóc dáng và kích thước khác nhau là do bộ xương tạo nên khung cơ thể khác nhau, giúp cơ thể có hình dạng nhất định. - Cơ thể người có thể di chuyển, vận động là nhờ có cơ bám vào xương, khi cơ co hay dãn sẽ làm xương cử động, giúp cơ thể di chuyển và vận động. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động
a) Mục tiêu:
- Nêu được chức năng của hệ vận động ở người: Mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động. Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ vận động.
- Vận dụng được hiểu biết về lực và thành phần hóa học của xương để giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân đọc thông tin mục I SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời các câu hỏi sau:
1. Quan sát hình 28.2 và cho biết hệ vận động gồm những cơ quan nào.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi – đáp nêu vấn đề và dạy học theo trạm để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
- GV tổ chức lớp học theo hình thức vòng tròn học tập mở, trong đó, gồm có 3 trạm học tập. Mỗi HS phải tham gia đủ 3 trạm học tập.
+ Trạm 1: Tìm hiểu cấu tạo của xương phù hợp với chức năng.
+ Trạm 2: Tìm hiểu cấu tạo của khớp phù hợp với chức năng.
+ Trạm 3: Tìm hiểu cấu tạo của cơ vân phù hợp với chức năng.
- HS có thể tự do lựa chọn các trạm học tập (bắt đầu hay kết thúc tại một trạm bất kì nào đó). Thời gian HS tham gia ở mỗi trạm không quá 5 phút. GV có thể thiết kế thêm các trạm chờ (tuỳ theo không gian lớp học).
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS.
* Gợi ý:
1. Hệ vận động gồm những cơ quan là: xương, khớp và cơ vân.
2. Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của xương đùi: Xương đùi là xương to, dài và khỏe phù hợp với chức năng nâng đỡ phần trên của cơ thể. Thành phần hóa học của xương gồm nước, chất hữu cơ và chất vô cơ, đảm bảo cho xương có tính đàn hồi và rắn chắc. Ở đầu xương có mô xương xốp gồm các tế bào xương tạo thành nan xương sắp xếp theo hình vòng cung có tác dụng phân tán lực tác động; phần thân xương có mô xương cứng gồm các tế bào xương sắp xếp đồng tâm làm tăng khả năng chịu lực của xương.
3. Khớp khuỷu tay nằm ở vị trí giữa cẳng tay và cánh tay. Khớp khuỷu có các sụn khớp và dây chằng, sụn khớp bao lấy đầu xương để ngăn các xương tiếp xúc trực tiếp với nhau, giúp khớp vận động; các dây chằng co giãn gắn kết các xương với nhau trong khi chuyển động, giữ khuỷu tay ở đúng vị trí. Nhờ vậy, giúp khuỷu tay thực hiện chức năng gập duỗi, sấp ngửa cẳng tay một cách dễ dàng.
4. Cấu tạo của một bắp cơ gồm: Bó sợi cơ, sợi cơ và tơ cơ.
- Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của cơ trong vận động: Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Tơ cơ có khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co, dãn của bắp cơ. Nhiều cơ phối hợp hoạt động với nhau giúp thực hiện chức năng vận động.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân đọc thông tin mục I SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời các câu hỏi sau: 1. Quan sát hình 28.2 và cho biết hệ vận động gồm những cơ quan nào. - GV tổ chức lớp học theo hình thức vòng tròn học tập mở, trong đó, gồm có 3 trạm học tập. Mỗi HS phải tham gia đủ 3 trạm học tập. + Trạm 1: Tìm hiểu cấu tạo của xương phù hợp với chức năng. + Trạm 2: Tìm hiểu cấu tạo của khớp phù hợp với chức năng. + Trạm 3: Tìm hiểu cấu tạo của cơ vân phù hợp với chức năng. - HS có thể tự do lựa chọn các trạm học tập (bắt đầu hay kết thúc tại một trạm bất kì nào đó). Thời gian HS tham gia ở mỗi trạm không quá 5 phút. GV có thể thiết kế thêm các trạm chờ (tuỳ theo không gian lớp học). - GV đặt câu hỏi thảo luận cho các nhóm: + Trạm 1: Trả lời câu hỏi 2 SGK. + Trạm 2: Trả lời câu hỏi 3 SGK. + Trạm 3: Trả lời câu hỏi 4 SGK. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS có thể tự do lựa chọn các trạm học tập (bắt đầu hay kết thúc tại một trạm bất kì nào đó). Thời gian HS tham gia ở mỗi trạm không quá 5 phút. - GV quan sát và hỗ trợ hướng dẫn HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV chuẩn kiến thức sau mỗi phần trình bày của HS. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của HS và chuyển sang nội dung tiếp theo. |
I. Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động 1. Cấu tạo của xương phù hợp với chức năng - Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng được thể hiện ở thành phần hóa học, hình dạng và cấu trúc của xương. - Thành phần hóa học của xương người gồm: nước, chất hữu cơ (tính đàn hồi) và chất vô cơ (tính rắn chắc). - Ở mỗi vị trí, hình dạng của xương phù hợp với chức năng mà xương đó đảm nhiệm. 2. Cấu tạo của khớp phù hợp với chức năng - Khớp cho phép các xương hoạt động một cách khác nhau phù hợp với chức năng. 3. Cấu tạo của cơ vân phù hợp với chức năng - Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Tơ cơ có khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co, dãn của bắp cơ, Lực của cơ sinh ra phụ thuộc vào sự thay đổi chiều dài và đường kính của bắp cơ. Mỗi động tác vận động có sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu sự phối hợp hoạt động của cơ – xương – khớp
a) Mục tiêu:
- Nêu được sự phối hợp hoạt động của cơ – xương – khớp.
- Liên hệ được kiến thức đòn bẩy vào hệ vận động.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi để tìm hiểu về sự phối hợp hoạt động của cơ – xương – khớp.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
Sự phối hợp của cơ, xương, khớp khi nâng một quả tạ: Nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn, phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp làm xương chuyển động. Sự sắp xếp của các khớp hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy. Khớp khuỷu đóng vai trò là điểm tựa, sự co cơ tạo nên lực kéo làm xương di chuyển để nâng quả tạ lên.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: + Quan sát hình 28.6 và dựa vào nguyên tắc đòn bẩy, cho biết cơ, xương, khớp phối hợp với nhau như thế nào khi ta nâng một quả tạ. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm cặp đôi, thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV đại diện các nhóm trình bày phần tìm hiểu của nhóm. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý và đặt câu hỏi nếu có. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt nội dung về sự phối hợp hoạt động của cơ – xương – khớp. |
II. Sự phối hợp hoạt động của cơ – xương – khớp - Nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn, phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp làm xương chuyển động. - Sự sắp xếp của các khớp hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy. Khớp xương tạo nên điểm tựa, sự co cơ tạo nên lực kéo. |
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về bảo vệ hệ vận động
a) Mục tiêu:
- Nêu được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và lựa chọn được phương pháp luyện tập thể thao phù hợp.
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng chống bệnh, tật liên quan đến hệ vận động, tác hại của bệnh loãng xương.
- Tìm hiểu được tình hình mắc các bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi để tìm hiểu về vai trò của thể dục thể thao đối với sức khỏe và hệ vận động.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1 để tìm hiểu về một số bệnh tật liên quan đến hệ vận động và cách phòng tránh (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).
- GV giao nhiệm vụ về nhà, yêu cầu HS điều tra một số người mắc tật cong vẹo cột sống trong trường học hoặc khu dân cư theo các bước SGK trang 135.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
Ý nghĩa của tập thể dục, thể thao đối với sức khỏe và hệ vận động:
- Cơ tim và thành mạch khỏe hơn do tim đập nhanh hơn và máu chảy nhanh hơn khi vận động.
- Khớp chắc khỏe do màng hoạt dịch tiết chất nhờn đầy đủ, dây chằng vững chắc và dẻo dai hơn.
- Tăng khối lượng và kích thước xương do luyện tập giúp kích thích các tế bào tạo xương, sụn ở đầu xương.
- Tăng sức bền của cơ và tăng khối lượng cơ do tăng kích thích tạo tế bào cơ, tăng hấp thu glucose và sử dụng O2, tăng lưu lượng máu đến cơ.
- Duy trì cân nặng hợp lí nhờ tăng phân giải lipid.
- Tăng sức khỏe hô hấp do tăng thể tích khí O2 khuếch tán vào máu và do tăng tốc độ vận động các cơ quan hô hấp.
- Hệ thần kinh khỏe mạnh nhờ tăng lưu lượng máu lên não.
- Đáp án phiếu học tập số 1.
Tên bệnh, tật |
Nguyên nhân |
Cách phòng tránh |
Loãng xương |
Do cơ thể thiếu calcium và vitamin D, tuổi cao, thay đổi hormone,… |
- Duy trì chế độ ăn đủ chất và cân đối, bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu. - Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao, vận động vừa sức và đúng cách. - Đi, đứng, ngồi đúng tư thế. - Tránh những thói quen ảnh hưởng không tốt đến hệ vận động. - Điều chỉnh cân nặng ở mức phù hợp. - Tắm nắng. |
Bong gân, trật khớp, gãy xương |
Do bị chấn thương khi thể thao, tai nạn trong sinh hoạt, bê vác vật nặng quá sức, vận động sai tư thế. |
|
Viêm cơ |
Do nhiễm khuẩn khi bị tổn thương trên da; dụng cụ tiêm truyền, châm cứu, phẫu thuật không đảm bảo vô trùng. |
|
Viêm khớp |
Do nhiễm khuẩn tại khớp, rối loạn chuyển hóa, thừa cân, béo phì,… |
|
Còi xương, mềm xương, cong vẹo cột sống |
Do thiếu calcium và vitamin D, rối loạn chuyển hóa vitamin D. Cong vẹo cột sống còn do hoạt động sai tư thế, lao động không phù hợp với lứa tuổi. |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Quan sát hình 28.7 và cho biết tập thể dục, thể thao có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe và hệ vận động. Giải thích. - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK và dựa vào kiến thức thực tế, hoàn thành phiếu học tập số 1. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS về nhà thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV đại diện các nhóm trình bày phần tìm hiểu của nhóm. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý và đặt câu hỏi nếu có. - HS báo cáo bài tập về nhà vào tiết sau. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt nội dung về một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động. - GV giao nhiệm vụ về nhà, yêu cầu HS điều tra một số người mắc tật cong vẹo cột sống trong trường học hoặc khu dân cư theo các bước SGK trang 135. Báo cáo vào tiết học sau. |
III. Bảo vệ hệ vận động 1. Vai trò của thể dục, thể thao đối với sức khỏe và hệ vận động - Thể dục, thể thao vừa sức và đều đặn giúp nâng cao sức khỏe nói chung và sức khỏe của hệ vận động nói riêng. 2. Bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và cách phòng tránh - Nội dung phiếu học tập số 1. |
Hoạt động 2.4: Thực hành: Sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương
a) Mục tiêu:
- Thực hiện được các bước sơ cứu khi người khác bị gãy xương.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS tìm hiểu cơ sở lí thuyết, các dụng cụ cần chuẩn bị và các bước tiến hành sơ cứu và băng bó người bị gãy xương.
- GV yêu cầu HS quan sát chiếu video hướng dẫn sơ cứu hoặc GV thực hiện sơ cứu trực tiếp. Chia lớp thành 4 – 6 nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 1 HS đóng vai người bị thương, 1 HS hỗ trợ, 1 HS thực hiện sơ cứu. Thực hiện theo vòng tròn.
- HS thực hành, sau đó thảo luận trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS:
1. Ý nghĩa mỗi việc làm ở các bước tiến hành khi sơ cứu và băng bó cho người gãy xương:
Bước |
Việc làm ở các bước |
Ý nghĩa |
1. Đặt nẹp cố định xương gãy |
Đặt hai nẹp dọc theo xương bị gãy. |
Để chuẩn bị thao tác cố định xương gãy. |
Lót băng gạc, vải hoặc quần áo sạch ở đầu nẹp và chỗ sát xương. |
Giúp cầm máu vết thương. |
|
Buộc cố định phía trên và phía dưới vị trí gãy. |
Làm bất động các ổ gãy, chi gãy. |
|
Dùng băng hoặc dây vải sạch cuốn các vòng tròn quanh nẹp. |
Cố định nẹp và xương gãy. |
|
2. Cố định xương |
Cố định xương tùy theo tư thế gãy xương. |
Tạo điều kiện cho cơ ở tư thế nghỉ. |
Đưa ngay người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất. |
Giúp các bác sĩ và nhân viên y tế xử lí, chữa trị. |
2. Khi bị gãy xương, để thúc đẩy nhanh quá trình liền xương cần: Bổ sung calcium, vitamin D, sử dụng các thực phẩm giàu protein, calcium, magie, kẽm và các dưỡng chất giúp tái tạo xương, thúc đẩy nhanh quá trình liền xương.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tìm hiểu cơ sở lí thuyết, các dụng cụ cần chuẩn bị và các bước tiến hành sơ cứu và băng bó người bị gãy xương. - GV yêu cầu HS quan sát chiếu video hướng dẫn sơ cứu hoặc GV thực hiện sơ cứu trực tiếp. Chia lớp thành 4 – 6 nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 1 HS đóng vai người bị thương, 1 HS hỗ trợ, 1 HS thực hiện sơ cứu. Thực hiện theo vòng tròn. - HS thực hành, sau đó thảo luận trả lời câu hỏi. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời câu hỏi. - HS hoạt động nhóm, thực hành theo hướng dẫn của GV. - GV quản lí HS, hỗ trợ HS trong quá trình thực hành. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV đại diện các nhóm trình bày phần tìm hiểu của nhóm. - Các nhóm nhận xét về kết quả băng bó của nhóm mình và các nhóm khác. - HS báo cáo kết quả điều tra số người mắc tật cong vẹo cột sống trong trường học hoặc khu dân cư (đã giao về nhà từ tiết trước). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. |
IV. Thực hành: Sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương Các bước tiến hành Bước 1: Đặt nẹp cố định xương gãy - Đặt hai nẹp dọc theo xương bị gãy. - Lót băng gạc, vải hoặc quần áo sạch ở đầu nẹp và chỗ sát xương. - Buộc cố định phía trên và phía dưới vị trí gãy. - Dùng băng hoặc dây vải sạch cuốn các vòng tròn quanh nẹp. Bước 2: Cố định xương - Cố định xương tùy theo tư thế gãy xương. Ví dụ: gãy xương cẳng tay thì cố định bằng cách treo tay trước ngực ở tư thế cẳng tay tương đối vuông góc với cánh tay. - Đưa ngay người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Củng cố cho HS kiến thức về hệ vận động ở người, khắc sâu mục tiêu bài học.
b) Nội dung:
- GV tổ chức trò chơi “nhanh như chớp”, yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm sau:
1. Hệ vận động ở người gồm những cơ quan là
A. cơ đầu và cơ thân.
B. cơ vân và khớp.
C. cơ vân, xương và khớp.
D. xương thân, cơ vân và dây chằng.
2. Chất nào trong xương có vai trò đảm bảo cho xương có tính rắn chắc?
A. Chất hữu cơ.
B. Chất vô cơ.
C. Chất vitamin.
D. Chất hóa học.
3. Khớp đầu gối liên kết với nhau bằng
A. khớp bất động.
B. khớp bán động.
C. khớp động.
D. khớp cố định.
4. Nguyên nhân nào dưới đây thường gây bệnh loãng xương?
A. Tư thế hoạt động không đúng cách trong thời gian ngắn.
B. Cơ thể thiếu calcium và vitamin D.
C. Do tai nạn giao thông.
D. Cơ thể thiếu cholesterol và vitamin.
5. Để cơ và xương phát triển tốt cần
A. Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí.
B. Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên.
C. Lao động vừa sức.
D. Tất cả các đáp án trên.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
1. C |
2. B |
3. C |
4. B |
5. D |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức trò chơi “nhanh như chớp”, yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm. HS nào nhanh tay và trả lời đúng sẽ được tuyên dương hoặc nhận quà. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời HS xung phong trả lời. - Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Kết luận, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá và khái quát kiến thức bài học. |
- Các câu trả lời của HS. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Vận dụng hiểu biết về hệ vận động và bệnh học đường để bảo vệ bản thân, tuyên truyền và giúp đỡ người khác.
b) Nội dung:
- Dựa vào kiến thức đã học về hệ vận động, hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi sau:
1. Lựa chọn phương pháp luyện tập thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Dựa vào kiến thức đã học về hệ vận động, hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi sau. (Nếu không còn thời gian GV có thể giao về nhà và yêu cầu HS trình bày vào tiết sau). 1. Lựa chọn phương pháp luyện tập thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi. - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện cá nhân và trả lời câu hỏi (Nếu không đủ thời gian, GV sẽ giao về nhà). Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời một số HS đưa ra câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, góp ý và kết thúc bài học. |
- Các câu trả lời của HS. |
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 29. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP
Phiếu học tập số 1
Tên bệnh, tật |
Nguyên nhân |
Cách phòng tránh |
Loãng xương |
|
|
Bong gân, trật khớp, gãy xương |
|
|
Viêm cơ |
|
|
Viêm khớp |
|
|
Còi xương, mềm xương, cong vẹo cột sống |
|
Mẫu phiếu điều tra số người mắc tật cong vẹo cột sống trong trường học hoặc khu dân cư
STT |
Tên lớp/ chủ hộ |
Tổng số người trong lớp/ gia đình |
Số người mắc tật cong vẹo cột sống |
1 |
? |
? |
? |
Tổng |
? |
? |
................................
................................
................................
Xem thử Giáo án KHTN 8 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử KHTN 8 Cánh diều
Xem thêm giáo án lớp 8 Cánh diều các môn học hay khác:
- Giáo án Toán 8 Cánh diều
- Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều
- Giáo án Tiếng Anh 8 Explore English
- Giáo án Lịch Sử 8 Cánh diều
- Giáo án Địa Lí 8 Cánh diều
- Giáo án GDCD 8 Cánh diều
- Giáo án HĐTN 8 Cánh diều
- Giáo án Tin học 8 Cánh diều
- Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều
- Giáo án Âm nhạc 8 Cánh diều
- Giáo án Mĩ thuật 8 Cánh diều
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)