Giáo án KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người
Giáo án KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, sơ đồ để tìm hiểu về hệ vận động ở người.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm một cách có hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi tìm hiểu về sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động; bảo vệ hệ vận động, hợp tác đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hành.
1.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Nêu được chức năng của hệ vận động ở người: Mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động. Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ vận động.
+ Liên hệ được kiến thức đòn bẩy vào hệ vận động.
+ Nêu được một số biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng chống bệnh, tật liên quan đến hệ vận động, tác hại của bệnh loãng xương.
+ Nêu được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và lựa chọn được phương pháp luyện tập thể thao phù hợp.
- Tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu được tình hình mắc các bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư. Thực hiện được các bước sơ cứu khi người khác bị gãy xương.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng hiểu biết về thể lực và thành phần hóa học của xương để giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương.
2. Về phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về hệ vận động ở người.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Có ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8, kế hoạch bài dạy.
- Hình ảnh hoạt động mở đầu, các hình ảnh trong SGK.
- Video sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương.
- Các dụng cụ cần chuẩn bị trong tiết thực hành sơ cứu và băng bó người bị gãy xương.
- Phiếu học tập số 1, mẫu phiếu điều tra số người mắc tật cong vẹo cột sống trong trường học hoặc khu dân cư.
2. Học sinh:
- SGK, SBT khoa học tự nhiên 8.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới.
b) Nội dung:
- GV chiếu hình ảnh, đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời:
+ Tại sao mỗi người lại có vóc dáng và kích thước khác nhau? Nhờ đâu mà cơ thể người có thể di chuyển, vận động?
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu hình ảnh minh họa về mỗi người có vóc dáng khác nhau. Nêu vấn đề, yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Tại sao mỗi người lại có vóc dáng và kích thước khác nhau? Nhờ đâu mà cơ thể người có thể di chuyển, vận động? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, định hướng. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. |
- Các câu trả lời của HS: * Gợi ý: - Mỗi người có vóc dáng và kích thước khác nhau là do bộ xương tạo nên khung cơ thể khác nhau, giúp cơ thể có hình dạng nhất định. - Cơ thể người có thể di chuyển, vận động là nhờ có cơ bám vào xương, khi cơ co hay dãn sẽ làm xương cử động, giúp cơ thể di chuyển và vận động. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động
a) Mục tiêu:
- Nêu được chức năng của hệ vận động ở người: Mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động. Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ vận động.
- Vận dụng được hiểu biết về lực và thành phần hóa học của xương để giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân đọc thông tin mục I SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời các câu hỏi sau:
1. Quan sát hình 28.2 và cho biết hệ vận động gồm những cơ quan nào.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi – đáp nêu vấn đề và dạy học theo trạm để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
- GV tổ chức lớp học theo hình thức vòng tròn học tập mở, trong đó, gồm có 3 trạm học tập. Mỗi HS phải tham gia đủ 3 trạm học tập.
+ Trạm 1: Tìm hiểu cấu tạo của xương phù hợp với chức năng.
+ Trạm 2: Tìm hiểu cấu tạo của khớp phù hợp với chức năng.
+ Trạm 3: Tìm hiểu cấu tạo của cơ vân phù hợp với chức năng.
- HS có thể tự do lựa chọn các trạm học tập (bắt đầu hay kết thúc tại một trạm bất kì nào đó). Thời gian HS tham gia ở mỗi trạm không quá 5 phút. GV có thể thiết kế thêm các trạm chờ (tuỳ theo không gian lớp học).
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS.
* Gợi ý:
1. Hệ vận động gồm những cơ quan là: xương, khớp và cơ vân.
2. Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của xương đùi: Xương đùi là xương to, dài và khỏe phù hợp với chức năng nâng đỡ phần trên của cơ thể. Thành phần hóa học của xương gồm nước, chất hữu cơ và chất vô cơ, đảm bảo cho xương có tính đàn hồi và rắn chắc. Ở đầu xương có mô xương xốp gồm các tế bào xương tạo thành nan xương sắp xếp theo hình vòng cung có tác dụng phân tán lực tác động; phần thân xương có mô xương cứng gồm các tế bào xương sắp xếp đồng tâm làm tăng khả năng chịu lực của xương.
3. Khớp khuỷu tay nằm ở vị trí giữa cẳng tay và cánh tay. Khớp khuỷu có các sụn khớp và dây chằng, sụn khớp bao lấy đầu xương để ngăn các xương tiếp xúc trực tiếp với nhau, giúp khớp vận động; các dây chằng co giãn gắn kết các xương với nhau trong khi chuyển động, giữ khuỷu tay ở đúng vị trí. Nhờ vậy, giúp khuỷu tay thực hiện chức năng gập duỗi, sấp ngửa cẳng tay một cách dễ dàng.
4. Cấu tạo của một bắp cơ gồm: Bó sợi cơ, sợi cơ và tơ cơ.
- Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của cơ trong vận động: Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Tơ cơ có khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co, dãn của bắp cơ. Nhiều cơ phối hợp hoạt động với nhau giúp thực hiện chức năng vận động.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân đọc thông tin mục I SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời các câu hỏi sau: 1. Quan sát hình 28.2 và cho biết hệ vận động gồm những cơ quan nào. - GV tổ chức lớp học theo hình thức vòng tròn học tập mở, trong đó, gồm có 3 trạm học tập. Mỗi HS phải tham gia đủ 3 trạm học tập. + Trạm 1: Tìm hiểu cấu tạo của xương phù hợp với chức năng. + Trạm 2: Tìm hiểu cấu tạo của khớp phù hợp với chức năng. + Trạm 3: Tìm hiểu cấu tạo của cơ vân phù hợp với chức năng. - HS có thể tự do lựa chọn các trạm học tập (bắt đầu hay kết thúc tại một trạm bất kì nào đó). Thời gian HS tham gia ở mỗi trạm không quá 5 phút. GV có thể thiết kế thêm các trạm chờ (tuỳ theo không gian lớp học). - GV đặt câu hỏi thảo luận cho các nhóm: + Trạm 1: Trả lời câu hỏi 2 SGK. + Trạm 2: Trả lời câu hỏi 3 SGK. + Trạm 3: Trả lời câu hỏi 4 SGK. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS có thể tự do lựa chọn các trạm học tập (bắt đầu hay kết thúc tại một trạm bất kì nào đó). Thời gian HS tham gia ở mỗi trạm không quá 5 phút. - GV quan sát và hỗ trợ hướng dẫn HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV chuẩn kiến thức sau mỗi phần trình bày của HS. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của HS và chuyển sang nội dung tiếp theo. |
I. Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động 1. Cấu tạo của xương phù hợp với chức năng - Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng được thể hiện ở thành phần hóa học, hình dạng và cấu trúc của xương. - Thành phần hóa học của xương người gồm: nước, chất hữu cơ (tính đàn hồi) và chất vô cơ (tính rắn chắc). - Ở mỗi vị trí, hình dạng của xương phù hợp với chức năng mà xương đó đảm nhiệm. 2. Cấu tạo của khớp phù hợp với chức năng - Khớp cho phép các xương hoạt động một cách khác nhau phù hợp với chức năng. 3. Cấu tạo của cơ vân phù hợp với chức năng - Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Tơ cơ có khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co, dãn của bắp cơ, Lực của cơ sinh ra phụ thuộc vào sự thay đổi chiều dài và đường kính của bắp cơ. Mỗi động tác vận động có sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chuẩn khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án KHTN 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án Khoa học tự nhiên 8 chuẩn của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)