Giáo án Lịch Sử 10 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
Giáo án Lịch Sử 10 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
Xem thử Giáo án Sử 10 KNTT Xem thử Giáo án Sử 10 CTST Xem thử Giáo án Sử 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Trình bày được sự ra đời và tình cảnh của giai cấp công nhân công nghiệp, qua đó giúp các em hiểu được cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản lớn mạnh dần.
- Phân tích được mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.
- Trình bày được sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Phân tích được những mặt tích cực và hạn chế của hệ tư tưởng này.
2. Tư tưởng
- Giúp HS nhận thức sâu sắc được quy luật "Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh", song những cuộc đấu tranh chỉ giành thắng lợi khi có tổ chức và hướng đi đúng đắn.
- Thông cảm và thấu hiểu được tình cảnh khổ cực của giai cấp vô sản.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử nói về đời sống của giai cấp vô sản công nghiệp, những hạn chế trong cuộc đấu tranh của họ. Đánh giá về những mặt tích cực và hạn chế của hệ thống tư tưởng xã hội không tưởng.
- Kỹ năng khai thác tranh ảnh lịch sử.
4. Định hướng các năng lực hình thành
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái hiện sự kiện
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & học sinh
- Tranh ảnh về phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản thời kỳ này.
- Những câu chuyện về các nhà xã hội không tưởng.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Trình bày, so sánh, phân tích, nhận xét,...
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Tạo tình huống
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Phương thức tiến hành: GV dẫn dắt vào bài mới
c. Dự kiến sản phẩm: Giai cấp công nhân ra đời và lớn mạnh cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Do đối lập về quyền lợi, mâu thuẫn giữa tư bản với công nhân nảy sinh và dẫn đến những cuộc đấu tranh giai cấp đầu thời kỳ cận đại. Cùng với lúc đó, một hệ tư tưởng của giai cấp tư sản ra đời - chủ nghĩa xã hội không tưởng. Giai cấp công nhân ra đời và đời sống của họ ra sao? Nội dung những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng? Để nắm và hiểu những nội dung trên, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để trả lời câu hỏi trên.
2. Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu & Phương thức | Dự kiến sản phẩm |
---|---|
* Hoạt động 1: Toàn lớp và cá nhân |
1. Sự ra đời và tình cảnh của giai cấp vô sản công nghiệp. |
- GV đặt vấn đề kiểm tra kiến thức cũ: Giai cấp vô sản công nghiệp ra đời trong hoàn cảnh nào? Thời gian? - HS liên hệ kiến thức đã học ở bài 32: “Cách mạng công nghiệp ở châu Âu” để trả lời. GV chốt ý: Ra đời cuối thế kỉ XVIII ở Anh, sau cách mạng công nghiệp, sau đó lan rộng và phát triển khắp thế giới. |
Những cuộc đấu tranh đầu tiên: - Sự phát triển của CNTB dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản. - Giai cấp vô sản: có nguồn gốc từ nông dân bị mất đất, thợ thủ công bị phá sản. |
Công nhân làm việc và sinh hoạt trong hoàn cảnh như thế nào? - HS theo dõi SGK và dựa trên kiến thức cá nhân trả lời |
- Đời sống: không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản với đồng lương chết đói. → Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản. |
* Hoạt động 2: Toàn lớp và cá nhân |
|
Trình bày những hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân và nêu nhận xét? (Phá máy đốt công xưởng, bãi công, lập công đoàn) - Kết quả: Tuy thất bại nhưng đã giúp g/c công nhân tích lũy kinh nghiệm đấu tranh, trưởng thành về ý thức. → Trình độ nhận thức và tổ chức đấu tranh còn kém Nguyên nhân chính làm các phong trào công nhân giai đoạn này thất bại? |
- Hình thức đấu tranh: đập phá máy móc, đốt công xưởng, dần dần họ bãi công và thành lập công đoàn. → Mang tính tự phát. |
* Hoạt động 3: Hoạt động nhóm: |
2. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở nữa đầu thế kỉ XIX |
Nhóm 1: Trình bày những nét chính về phong trào đấu ttanh của công nhân Pháp nửa đầu thế kỉ XIX? - HS theo dõi SGK, thảo luận và trả lời. GV chốt ý: - 1831: do bị bác lột nặng nề, đời sống khó khăn, công nhân dệt tơ Ly-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Quân khởi nghĩa làm chủ thành phố trong 10 ngày, chiến đấu với khẩu hiệu: “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu”. - 1834: Thợ tơ Ly-ông khởi nghĩa đòi thiết lập nền cộng hòa. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt suốt 4 ngày và cuối cùng bị dập tắt. |
- Ở Pháp: năm 1831, công nhân dệt thành phố Lion khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. |
Nhóm 2: Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh của công nhân Anh nửa đầu thế kỉ XIX? - Do Hội công nhân Luân Đôn, thành lập năm 1836, tổ chức. Bản Hiến chương có 6 điểm: Thực hiện phổ thông đầu phiếu (nam giới trên 21 tuổi), phân chia khu vực bầu cử bình đẳng, bỏ phiếu kín, xóa bỏ mọi hình thức thuế đối với điều kiện ứng cử nghị viên, trả lương hco nghị viên, hàng năm bầu cử Quốc hội. - Phong trào có mục tiêu chính trị rõ ràng, được sự hưởng ứng của quần chúng 1839: hơn 1 triệu chữ ký, 1842: hơn 3 triệu chữ ký, 1848: hơn 5 triệu chữ ký. - GV cho HS xem hình “Công nhân Anh đưa Hiến chương đến Quốc hội”, phân tích sự tiến bộ về mục tiêu và hình thức đấu tranh của phong trào công nhân cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX và phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ XIX |
- Ở Anh: từ 1836 – 1848, phong trào Hiến chương đưa kiến nghị đến Quốc hội đòi quyền bầu cử và giảm giờ làm. |
Nhóm 3: Trình bày những nét chính về phong trào đấu ttanh của công nhân Đức nửa đầu thế kỉ XIX? - Công nhân Đức bị bóc lột bởi hai thế lực: Tư bản chủ nghĩa và phong kiến quân phiệt. - Năm 1844, công nhân dệt Slédin khởi nghĩa, phá hủy nhà xưởng nhưng không tồn tại lâu. |
- Ở Đức: năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din khởi nghĩa chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. |
Nhóm 4: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của công nhân giai đoạn này có gì khác trước? Những cuộc đấu tranh này phản ánh điều gì? - Mục tiêu: Đòi quyền lợi kinh tế và chính trị - Đấu tranh cho quyền lợi giai cấp của mình, góp phần thức tỉnh giai cấp công nhân. |
→ Kết quả: đều thất bại vì chưa có đường lối đúng đắn nhưng qua đó nó đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân. |
* Hoạt động 4: Toàn lớp và cá nhân |
3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng |
- Giáo viên cho học sinh xem chân dung và giới thiệu đôi nét về các đại biểu của CNXH không tưởng: + S. Simon: Sinh ra trong gia đình quý tộc, đã tham gia I.War ở Bắc Mỹ, trình bày quan điểm trong “Những bức thư từ Giơ nevơ”, chủ trươg xây dựng xã hội mới trong đó mọi người đều phải lao động trên cơ sở nền đại sản xuất ,được quyền hưởng thụ bình đẳng, kế hoạch hóa nền kinh tế, thủ tiêu chế độ ăn bám bằng cách thuyết phục giai cấp tư sản. - C. Furie: xuất thân từ gia đình thương nhân, nhận định trong xã hội tư bản hạnh phúc của một số người này gây ra sự đau khổ của số đông người khác “Sự nghèo khổ sinh ra từ chính bản thân sự thừa thãi“, chủ trương “pha lăng“(công xã): của cải sẽ được chia 5/12 cho lao động, 4/12 cho tài năng, 3/12 cho tư bản → phản đối dùng bạo lực cách mạng, gửi bản kế hoạch tổ chức “pha lăng” tới những nhà giàu, chỉ cần 4000 người bỏ tiền ra thì xã hội mới sẽ được xây dựng. - R. Owen: người Anh, thí nghiệm xây dựng xã hội mới trong xưởng riêng của mình ở La-nac (Scotland): ngày làm 10 giờ rưỡi, thủ đô chế độ phạt tiền, đặt ra chế độ tiền thưởng, xây dựng nhà trẻ cho con công nhân, nhìn thấy 3 trở lực lớn để xây dựng xã hội mới: chế độ tư hữu, tôn giáo, hôn nhân tư sản, chủ trương thuyết phục hòa bình, phản đối bạo lực cách mạng. |
- Hoàn cảnh ra đời: những nỗi cơ cực của người công nhân đã tác động đến ý thức của giới trí thức tư sản. - Nội dung: họ đã đề xuất xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn, không có tư hữu và không có bóc lột. - Các đại biểu tiêu biểu là: Saint Simon, Phourrier, Owen. |
Nêu những điểm tích cực và hạn chế của học thuyết CNXH không tưởng? |
- Mặt tích cực: nhận thức được mặt trái của chế độ tư bản là bóc lột tàn bạo người lao động, phê phán sâu sắc xã hội đó, dự đoán thiên tài về xã hội tương lai. - Mặt hạn chế: đi đến Chủ nghĩa xã hội bằng biện pháp tuyên truyền, thuyết phục, nêu gương. - Ý nghĩa: Cổ vũ phong trào đấu tranh của CN, là tiền đề của chủ nghĩa Marx. |
3. Hoạt động luyện tập
Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: Hoàn cảnh sự ra đời và tình cảnh đời sống giai cấp vô sản? Những cuộc đấu tranh cảu công nhân ở Pháp, Anh, Đức đầu thế kỷ XIX? Những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng?
GV cho HS làm các câu hỏi trắc nghiệm liên quan
V. Hướng dẫn học sinh tự học
Học bài cũ, đọc trước bài mới.
Trả lời câu hỏi trong SGK.
Sưu tầm tranh ảnh, những mẩu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Mác và Ăng-ghen.
Xem thử Giáo án Sử 10 KNTT Xem thử Giáo án Sử 10 CTST Xem thử Giáo án Sử 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 10 mới, chuẩn theo định hướng phát triển năng lực khác:
- Bài 37: Mác và Ăng-ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
- Bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Pa-ri 1871
- Bài 39: Quốc tế thứ hai
- Bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Lịch Sử 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)