Giáo án Lịch Sử 10 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
Giáo án Lịch Sử 10 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
Xem thử Giáo án Sử 10 KNTT Xem thử Giáo án Sử 10 CTST Xem thử Giáo án Sử 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Trình bày được điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây; nêu được các ngành kinh tế chủ yếu.
- Phân tích được những khó khăn và thuận lợi của ĐKTN mang lại cho các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Nêu được cơ cấu và đặc điểm các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Tây.
- Nêu được khái niệm: chế độ dân chủ cổ đại
- Trình bày và phân tích được những đóng góp của cư dân phương Tây cổ đại đối với văn minh nhân loại.
- So sánh với nhà nước phương Đông cổ đại về ĐKTN, kinh tế, chính trị...
2. Tư tưởng
Giáo dục cho HS thấy được mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp mà tiêu biểu là những cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo trong xã hội chiếm nô. Từ đó giúp các em thấy được vai trò của quần cúng nhân dân trong lịch sử.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ để phân tích được những thuận lợi, khó khăn và vai trò cảu điều kiện địa lý đối với sự phát triển mọi mặt của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải.
- Biết khai thác nội dung tranh ảnh.
4. Định hướng các năng lực hình thành
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái hiện sự kiện.
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến nội dung bài học.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & học sinh
1. Giáo viên:
Bản đồ các quốc gia cổ đại.
2. Học sinh:
Tranh ảnh về một số công trình nghệ thuật thế giới cổ đại.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Thuyết trình, giảng giải, phân tích, so sánh, nhận xét, rút ra bài học, hoạt động nhóm, dự án
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Tạo tình huống
a. Mục tiêu: hs nhận thức được nhiệm vụ học tập, trên cơ sở kiến thức đã học để hình thành kiến thức mới.
b. Phương thức tiến hành:
- Gv cho hs làm nhanh câu hỏi trắc nghiệm: Hãy điền vào chỗ trống:
- Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở ...........................................................
- Thời gian hình thành Nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông ...........................
- Đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông ..............................................
- Giai cấp chính trong xã hội ...........................................................................................
- Thể chế chính trị ............................................................................................................
(Câu hỏi in ra giấy A4 kiểm tra cùng một lúc nhiều HS). Hs suy nghĩ nhớ lại kiến thức đã học để trình bày.
c. Dự kiến sản phẩm:
GV khái quát nội dung phần kiểm tra bài cũ dẫn dắt HS vào bài mới và nêu nhiệm vụ nhận thức về bài mới cho HS như sau:
Hy Lạp và Rô-ma bao gồm nhiều đảo và bán đảo nhỏ, nằm trên bờ bắc Địa Trung Hải. Địa Tring Hải giống như một cái hồ lớn, tạo nên sự giao thông thuận lợi giữa các nước với nhau, do đó từ rất sớm đã có những hoạt động hàng hải, ngư nghiệp và thương nghiệp biển. Trên cơ sở đó, Hy Lạp và Rô-ma đã phát triển rất cao về kinh tế và xã hội làm cơ sở cho một nền văn hóa rất rực rỡ. Để hiểu được điều kiện tự nhiên đã chi phối sự phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, Rô-ma như thế nào? Thế nào là thị quốc? Sự hình thành thể chế Nhà nước dân chủ cộng hòa ra sao?
2. Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu & Phương thức | Dự kiến sản phẩm |
---|---|
HOẠT ĐỘNG I: Tìm hiểu thiên nhiên và đời sống của con người Hoạt động: Cá nhân |
1. Thiên nhiên và đời sống của con người |
GV gợi lại bài học ở các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi. Còn điều kiện tự nhiên ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải có những thuận lợi và khó khăn gì? Ý nghĩa của công cụ bằng sắt đối với vùng Địa Trung Hải? HS đọc SGK trả lời câu hỏi, HS khác có thể bổ sung cho bạn. GV nhận xét, bổ sung và chốt ý. |
- Hy Lạp, Rô-ma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng + Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển. + Khó khăn: Đất ít và xấu, nên chỉ thích hợp loại cây lâu năm, do đó lương thực thiếu luôn phải nhập. - TNK I TCN cư dân Địa trung hải sử dụng công cụ sắt → Diện tích trồng trọt tăng, sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển. - Sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt. |
GV cho HS xem hình ảnh của nền văn minh Hi lạp, Rô ma. |
- Nền văn minh Hi lap – Rô ma + Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế đối với sự hình thành và phát triển nền văn minh + Xuất hiện muộn so với phương Đông : đầu thiên niên kỉ I TCN + Hình thành trên cơ sở trình độ phát triển cao của sức sản xuất và nền kinh tế công thương |
HOẠT ĐỘNG II: Tìm hiểu về thị quốc ĐTH HS làm việc theo nhóm, tập thể |
2. Thị quốc địa trung hải |
Gv tổ chức cho hs hoạt động nhóm: Nhóm 1,2: Nguyên nhân ra đời của thị quốc ? hoạt động kinh tế ? |
- Nguyên nhân ra đời: tình trạng đất đai phân tán nhỏ và đặc điểm của cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc |
Nhóm 3,4: Tổ chức của thị quốc? Hs các nhóm đọc SGK và thảo luận với nhau sau đó gọi các nhóm lên trình bày và bổ sung cho nhau. Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý. |
- Tổ chức của thị quốc: Về đơn vị hành chính là một nước, trong nước thành thị là chủ yếu. Thành thị có lâu đài, phố xá, sân vận động và bến cảng. |
GV cho HS xem hình ảnh thành thị Aten GV đặt câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ và gọi một số HS trả lời:Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở điểm nào? So với phương Đông? HS đọc SGK và trả lời, các cá nhân bổ sung cho nhau. GV bổ sung cho HS và phân tích thêm, lấy ví dụ ở A-ten. |
- Hoạt động kinh tế: + Thủ công nghiệp: làm đồ gốm, mĩ nghệ,làm rượu nho, dầu ô lưu: có xưởng quy mô lớn. + Thương nghiệp: thương mại đường biển, nhiều hải cảng, có thuyền lớn, có buồm và nhiều mái chèo…. + Kinh tế hàng hóa- tiền tệ: sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, lưu thông tiền tệ |
GV đặt câu hỏi để HS suy nghĩ tiếp: Có phải ai cũng có quyền công dân hay không? Vậy bản chất của nền dân chủ ở đây là gì ? HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung phân tích và chốt ý. |
- Chính trị + Tính chất dân chủ của thị quốc: Quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500,... mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia. + “Cộng hòa quý tộc Rô –ma”: biểu hiện là không có vua, đại hội công dân bầu ra hai Chấp chính qua để điều hành đất nước, nhưng Viện nguyên lão có quyền lực tối cao. |
GV có thể cho HS tự đọc thêm SGK để hiểu thêm về kinh tế của các thị quốc, mối quan hệ giữa các thị quốc. Ngoài ra gợi ý cho HS xem tượng Pê-ri-clet: Ông là ai? Là người như thế nào? Tại sao người ta lại tạc tượng ông? |
- Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ. |
HOẠT ĐỘNG III: Tìm hiểu những văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô-ma Làm việc theo nhóm |
3. Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô-ma |
GV cho HS bài học sưu tầm về văn hóa cổ đại Hy Lạp, Rô-ma ở nhà trước, tiết này HS trình bày theo nhóm theo yêu cầu đặt ra của GV. GV đặt câu hỏi nhóm 1: Những hiểu biết của cư dân Địa Trung Hải về lịch sử và chữ viết? So với cư dân cổ đại phương Đông có gì tiến bộ hơn? Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết? Đại diện nhóm 1 lên trình bày, các nhóm khác bổ sung, sau đó GV chốt lại và cho điểm (điều này sẽ động viên được HS). GV nên có các câu hỏi gợi mở cho các nhóm thảo luận và trả lời như: Quan niệm của cư dân Địa Trung Hải về trái đất, mặt trời? Cách tính lịch so với cư dân cổ đại phương Đông? Chữ viết của cư dân Địa Trung Hải có dễ đọc, dễ viết hơn phương Đông không? Những chữ trên Khải hoàn môn Trai-an có gì giống với chúng ta đang sử dụng bây giờ? GV minh họa thêm bằng hình ảnh để HS khắc sâu kiến thức |
a. Lịch và chữ viết - Lịch: cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Dù chưa biết thật chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay. - Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. - Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết: Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại. |
GV đặt câu hỏi nhóm 2: Hãy trình bày những hiểu biết của nhóm em về các lĩnh vực khoa học của cư dân cổ đại Địa Trung Hải? Tại sao nói: "Khoa học đã có từ lâu nhưng đến Hy Lạp, Rô- ma khoa học mới thực sự trở thành khoa học"? Cho đại diện nhóm 2 lên trình bày về các lĩnh vực toán, lý, sử, địa về các định lý Ta-lét, Pi-ta- go hay Ac-si-met (câu chuyện về nhà bác học Ac-si-met), có thể ghi lên bảng giới thiệu cho cả lớp một định lý. Các nhóm khác bổ sung cho nhóm bạn. GV nhận xét, chốt ý và cho điểm nhóm trình bày |
b. Sự ra đời của khoa học Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa. - Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó. |
- GV đặt câu hỏi nhóm 3: Những thành tựu về văn học, nghệ thuật của cư dân cổ đại Địa Trung Hải? Nhóm 3 lên trình bày và các nhóm khác bổ sung. GV có thể kể cụ thể cho HS nghe một câu chuyện và cho HS nhận xét về nội dung? (mang tính nhân đạo, đề cao cái thiện, cái đẹp, phản ánh các quan hệ trong xã hội,...). Gv cho các em giới thiệu về các tác phẩm nghệ thuật mà các em sưu tầm được, miêu tả đền Pác- tê- nông, đấu trường ở Rô-ma trong SGK, ngoài ra cho HS quan sát tranh: tượng lực sĩ ném đĩa, tranh tượng nữ thần A- thê- na,... GV minh họa thêm bằng hình ảnh để HS khắc sâu kiến thức |
c. Văn học - Chủ yếu là kịch (kịch kèm theo hát). - Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô phốc, Ê-sin,... - Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc. |
GV đặt câu hỏi nhóm 4: Hãy nhận xét về nghệ thuật của Hy Lạp, Rô-ma? GV gọi HS trả lời và các nhóm bổ sung cho nhau, sau đó GV chốt ý. GV minh họa thêm bằng hình ảnh để HS khắc sâu kiến thức |
d. Nghệ thuật - Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao. + Tượng Nữ thần Milo, tượng Nữ thần A tê na, tượng thần mặt trời,... + Đền Pác tê nông, đấu trường Rô ma.... |
3. Hoạt động luyện tập
GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, yêu cầu HS nhắc lại đặc trưng về diều kiện tự nhiên, kinh tế, thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải thông qua bảng so sánh.
Các quốc gia Phương Đông | Các quốc gia Hi Lạp, Rôma | |
---|---|---|
Điều kiện tự nhiên |
||
Sự phát triển kinh tế |
||
Thể chế chính trị |
||
Văn hóa |
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng
Những thành tựu văn hóa cổ đại phương Tây đến bây giờ vẫn còn tác dụng đối với nhân loại?
V. Hướng dẫn học sinh tự học
Trung quốc phong kiến:
Thống kê các triều đại phong kiến ở Trung Quốc ( tên triều đại, thời gian tồn tại)
- Sự thành lập nhà Tần, Hán, Đường và sự phát triển chế độ chính trị, kinh tế, chính sách đối ngoại.
- Vẽ sơ đồ đổ chức bộ máy nhà nước thời Tần Hán, Minh – Thanh. Tìm hiểu các thành tựu văn hóa Trung Quốc
Xem thử Giáo án Sử 10 KNTT Xem thử Giáo án Sử 10 CTST Xem thử Giáo án Sử 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 10 mới, chuẩn theo định hướng phát triển năng lực khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Lịch Sử 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)