Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 11: Sông Hồng và văn minh sông Hồng

Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 11: Sông Hồng và văn minh sông Hồng

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Xác định được hệ thống sông Hồng trên bản đồ hoặc lược đồ.

- Kể được một số tên gọi khác của sông Hồng.

- Sưu tầm, sử dụng tư liệu lịch sử (tranh ảnh, đoạn trích tư liệu,…), trình bày được một số thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng.

- Mô tả được một số nét cơ bản về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ thông qua quan sát một số hình ảnh về cuộc sống của người Việt cổ trong hoa văn trên trống đồng Đông Sơn, kết hợp với một số truyền thuyết (ví dụ: Sơn Tinh, Thủy Tinh); sự tích Bánh chưng, bánh giầy,…)

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Quảng cáo

Năng lực riêng:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua việc sử dụng lược đồ/bản đồ để xác định vị trí của một địa điểm; kể được tên gọi khác của sông Hồng ; trình bày được thành tự tiêu biểu của văn minh sông Hồng.

- Năng lực nhận thức lịch sử thông qua việc sử dụng một số hình ảnh về cuộc sống của người Việt cổ trong hoa văn trên trống đồng Đông Sơn, kết hợp với một số truyền thuyết (ví dụ: Sơn Tinh, Thủy Tinh); sự tích Bánh chưng, bánh giầy,…) để mô tả đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.

- Hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động cá nhân, cặp đôi và nhóm trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước thông qua việc biết trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.

- Lược đồ/ bản đồ lãnh thổ Việt Nam ngày nay, tư liệu, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học, phiếu học tập

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Quảng cáo

b. Đối với học sinh

- SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.

- Tranh ảnh, tư liệu về sông Hồng: một số thành tựu của văn minh sông Hồng như: trống đồng Đông Sơn, thành Cổ Loa,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát hìnhảnh và yêu cầu HS: Mô tả những gì quan sát được trong bức ảnh.

Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 11: Sông Hồng và văn minh sông Hồng

Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 11: Sông Hồng và văn minh sông Hồng

Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 11: Sông Hồng và văn minh sông Hồng

- GV mời 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS:

+ Hình 1: Sông Hồng nhìn từ trên cao vào buổi chiều.

+ Hình 2: Sông Hồng và một phần nội đô thành phố.

+ Hình 3: Cao tốc Vân Đồn, Móng Cái bắc ngang sông Hồng.


- GV có thể đặt câu hỏi: Em có biết sông Hồng bắt nguồn từ đâu? Sông Hồng chảy qua những tình, thành phố nào ở nước ta.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 11 – Sông Hồng và văn minh sông Hồng.

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học
Tài liệu giáo viên