Giáo án Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo Bài 6: Mẫu vật dạng khối trụ, khối cầu

Giáo án Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo Bài 6: Mẫu vật dạng khối trụ, khối cầu

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU: Yêu cầu cần đạt.

* Sau bài học, HS:

- Chỉ ra được cách vẽ vật mẫu có dạng khối trụ, khối cầu trên mặt phẳng.

- Vẽ và diễn tả được hình khối và không gian của mẫu vật trên mặt phẳng.

- Phân tích được đậm nhạt diễn tả hướng ánh sáng trong bài vẽ.

- Nhận biết được vẻ đẹp của không gian, ánh sáng tác động lên hình khối trong tự nhiên.

1. Mức độ, yêu cầu HS cần đạt.

- Nêu được vai trò, giá trị tạo hình, khối và không gian của mẫu vật trên mặt phẳng để tạo sản phẩm mĩ thuật.

- Tạo được một bố cục trang trí từ vật mẫu có dạng khối trụ, khối cầu trên mặt phẳng.

- Cảm nhận được vẻ đẹp, sắc màu của không gian, ánh sáng tác động lên hình khối trong tự nhiên, trong sản phẩm mĩ thuật.

- Phát triển trí tưởng tượng trong sáng tạo vẽ để diễn tả được hình khối và không gian của mẫu vật trên mặt phẳng, có ý tưởng sử dụng trong mĩ thuật để học tập.

- Biết tôn trọng sự khác biệt màu sắc trong chữ của mỗi cá nhân.

2. Năng lực.

Quảng cáo

* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

* Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực chuyên biệt: Bước đầu hình thành một số tư duy về chữ cái trong mĩ thuật.

- Tạo được một bố cục trang trí từ vật mẫu có dạng khối trụ, khối cầu trên mặt phẳng.

3. Phẩm chất.

- Bồi dưỡng tình yêu thương sáng tạo từ vật mẫu có dạng khối trụ, khối cầu trên mặt phẳng.

- Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên.

- Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGK, máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).

- Giáo án, SGK, SGV, Tranh, ảnh có liên quan đến bài học.

2. Đối với học sinh.

- SGK Mĩ thuật 7, giấy, bút chì, tẩy, màu vẽ.

Quảng cáo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

* GV dẫn dắt vấn đề:

1/ KHÁM PHÁ.

HOẠT ĐỘNG 1: Khám phá đậm nhạt của hình khối.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Hoạt động khởi động.

- GV cho HS sinh hoạt đầu giờ.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

*Mục tiêu:

- Chỉ ra được cách vẽ vật mẫu có dạng khối trụ, khối cầu trên mặt phẳng.

- Cách vẽ mẫu vật và diễn tả được hình khối và không gian của mẫu vật trên mặt phẳng.

* Nhiệm vụ của GV:

- Tổ chức cho HS quan sát và thảo luận về các độ đậm nhạt có trên mỗi hình khối. Từ đó, chỉ ra cho HS biết rằng thông thường dưới tác động của ánh sáng, mỗi hình khối của đồ vật đều có ba độ đậm nhạt chính là;

+ Phần sáng.

+ Phần trung gian.

+ Phần tối.

- Ngoài ra còn có bóng đổ và phần đậm nhạt do sự phản chiếu ngược lại của ánh sáng đến phần tối của mẫu vật.

* Gợi ý cách tổ chức:

+ Tạo cơ hội cho HS quan sát tranh vẽ hình khối cơ bản và mẫu vật trong thực tế để thảo luận và phân tích về;

- Hướng chiếu sáng trên hình khối.

- Các độ đậm, nhạt trên hình khối.

- Độ chuyển trên đậm, nhạt trong mỗi khối hình.

- Sắc độ đậm nhạt giữa các mảng đậm nhất, sáng nhất và độ trung gian của vật mẫu và nền.

* Câu hỏi gợi mở:

+ Ánh sáng tác động như thế nào lên vật mẫu?

+ Phần nào là phần đậm nhất của vật mẫu?

+ Phần nào là phần đậm nhạt trung gian?

+ Bóng đổ của vật mẫu thường có hướng như thế nào? Vì sao?

+ Ngoài đậm nhạt của chính vật mẫu và bóng đổ thì còn có đậm nhạt nào khác? đậm nhạt đó nằm ở vị trí nào? Vì sao?

* GV chốt.Vậy là chúng ta đã biết cáchkhám phá đậm nhạt của hình khối ở hoạt động 1.

- HS sinh hoạt.

- HS cảm nhận.

- HS quan sát và thảo luận về các độ đậm nhạt có trên mỗi hình khối.

- HS phân định 3 độ đậm nhạt chính.

+ Phần sáng.

+ Phần trung gian.

+ Phần tối.

- HS quan sát tranh vẽ hình khối cơ bản và mẫu vật trong thực tế, thảo luận và phân tích.

- HS chú ý, phát huy lĩnh hội.

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

Quảng cáo

2/ KIẾN TẠO KIẾN THỨC - KĨ NĂNG.

HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ mẫu vật dạng khối trụ.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Nhiệm vụ của GV:

- Hướng dẫn HS quan sát hình, đọc và ghi nhớ các bước, phát, vẽ hình, tạo khối của vật mẫu trên mặt phẳng.

* Gợi ý cách tổ chức:

- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 7, để nhận biết cách vẽ mẫu vật dạng khối trụ, khối cầu.

- Gợi mở để HS thảo luận, phân tích các bước dựng hình, vẽ đậm nhạt để diễn tả hướng chiếu sáng thể hiện hình khối của vật mẫu trong tranh tĩnh vật.

- Khuyến khích HS nhắc lại và ghi nhớ các bước vẽ mẫu vật dạng khối trụ, khối cầu trước khi thực hành.

* Câu hỏi gợi mở:

+ Theo em, để vẽ và diễn tả mẫu vật trên mặt phẳng cần bao nhiêu bước?

+ Bước nào thể hiện hướng chiếu của ánh sáng lên vật mẫu?

+ Để hình khối cân bằng và có bố cục hợp lí trên giấy thì cần phải làm như thế nào?

+ Vì sao cần xác định chiều cao và chiều ngang của toàn bộ mẫu vật,…?

* Tóm tắt để HS ghi nhớ.

- Độ đậm nhạt có thể diễn tả được hình khối, không gian và hướng chiếu sáng của vật mẫu trên mặt phẳng.

* GV chốt. Vậy là chúng tađã biết cách vẽ mẫu vật dạng khối trụ ở hoạt động 2.

* GV củng cố, dặn dò.

- Chuẩn bị tiết sau.

- HS quan sát hình.

- HS quan sát hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 7, để nhận biết cách vẽ mẫu vật.

- HS thảo luận, phân tích các bước dựng hình.

- HS nhắc lại và ghi nhớ các bước vẽ mẫu vật.

- HS trả lời:

- HS trả lời:

- HS trả lời:

- HS trả lời:

- HS ghi nhớ.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS ghi nhớ.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Mĩ thuật lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Mĩ thuật 7 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát Kế hoạch bài dạy (KHBD) Mĩ thuật 7 chuẩn của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học