Giáo án bài Lời tiễn dặn - Giáo án Ngữ văn lớp 10

Giáo án bài Lời tiễn dặn

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Giúp hsinh hiểu được:

- Tình yêu tha thiết , thủy chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai,cô gái Thái.

- Cảm thông với nỗi đau khổ của chàng trai,cô gái Thái trong truyện.

- Thấy được đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ dân tộc Thái thể hiện qua đoạn trích: sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, cách diễn tả tâm trạng nhân vật.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng tìm hiểu truyện thơ

3. Thái độ, phẩm chất

- Biết trân trọng, yêu quý cuộc sống mới. Lòng cảm thông, thương xót cho cuộc sống khổ đau của người Thái, đặc biệt là người phụ nữ Thái trong XHPK. Trân trọng khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc lứa đôi của họ.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. Phương tiện

1. Giáo viên

SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

2. Học sinh

SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

III. Phương pháp thực hiện

Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ……………………………..

2. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh

- Đọc thuộc bài ca dao hài hước số 1 và phân tích

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” được đánh giá là truyện thơ hay nhất trong số những truyện thơ hay của các dân tộc anh em. Nếu người Kinh coi Truyện Kiều là cuốn sách gối đầu giường, người Ê-đê mê đắm nghe kể khan sử thi Đăm Săn,... thì người Thái cũng tự hào có truyện thơ Tiễn dặn người yêu. Người Thái luôn ngợi ca rằng: “ Hát Tiễn dặn lên,gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, chàng trai đi cày quên cày,...Tại sao truyện thơ này lại làm say mê lòng người và hấp dẫn như vậy? Để tìm được câu trả lời, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu đoạn trích “Lời tiễn dặn”.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

I-Tìm hiểu chung

Giới thiệu vài nét về truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” và vị trí đoạn trích.

- GV yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn

- HS đọc

- Tiễn dặn người yêu là truyện thơ của dân tộc Thái gồm 1846 câu thơ là lời của nhân vật trong cuộc kể lại câu truyện tình yêu,hôn nhân của vợ chồng mình. Cốt truyện diễn ra theo 3 chặng : Yêu nhau tha thiết-Chia lìa, đau khổ-Đoàn tụ hạnh phúc.

- GV: Qua phần đọc tiểu dẫn,em hãy giới thiệu lại những nét chính về truyện thơ Tiễn dặn người yêu và vị trí của đoạn trích ( lời của ai?trong hoàn cảnh nào?)

HS trả lời .GV nhận xét.

- Đoạn trích là lời tiễn dặn của chàng trai dành cho cô gái khi cô bị ép gả về nhà chồng

- GV đọc diễn cảm và lưu ý một chú thích khó. HS lắng nghe. -GV hướng dẫn HS đọc

(Khi đọc cần chú ý nhấn giọng ở những câu thơ quan trọng(thường là nhưng câu kết thúc mỗi phần), diễn biến tâm trạng của nhân vật)

- HS đọc.GV nhận xét, đánh gá.

- GV: Qua việc đọc văn bản, em hãy cho biết đoạn trích gồm mấy phần? Nêu đại ý của từng phần đó ?

- GV nhận xét và đánh giá.

- Đoạn trích gồm 2 phần :

+ Phần 1:Từ Guẩy gánh qua đồng…đến…. goá bụa về già: Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn dặn.

+ Phần 2: Còn lại : Cử chỉ, hành động,tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng cô gái

Đọc - hiểu văn bản

- HS đọc phần 1

II .Đọc - hiểu văn bản

1/ Tâm trạng của chàng trai (gián tếp là tâm trạng của cô gái) trên đường tiễn dặn (23 câu thơ đầu).

- GV: Trên dường tiễn dặn người yêu về nhà chồng,tâm trạng của chàng trai diễn biến như thế nào? Hãy phân tích những câu thơ, dân chứng thể hiện tâm trạng đó ?

( Gợi mở :Dù biết sự thực là cô gái đang cất bước về nhà chồng nhưng chàng trai vẫn gọi cô là người đẹp anh yêu .Cách gọi đó bộc tình cảm như thế nào

- HS trả lời. GV nhận xét và định hướng

Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng

-Cách chàng trai gọi cô gái là người đẹp anh yêu khẳng định tình yêu trong chàng trai vẫn còn thắm thiết.Nhưng tình cảm ấy lại mâu thuẫn với sự thực là cô gái đang cất bước theo chồng

GV:Như vậy , tâm trạng của tràng trai trên đường tiễn đưa cô gái là tâm trạng đầy mâu thuẫn: một bên là tình yêu thắm thiết,một bên phải cháp nhận sự thực là cô gái đang cất bước theo chồng. Càng thắm thiết bao nhiêu thì càng lưu luyến ,đau xót bấy nhiêu. Những câu thơ nào,dẫn chứng nào thể hiện tâm trạng đó của chàng trai ?

Được nhủ đôi câu,anh mới đành lòng quay lại,

Được dặn đôi lời,anh yêu em mới chịu quay đi.

- Xin hãy cho anh kề …quấn…ủ…

Cho mai sau lửa xác đượm hơi ,,

- Con nhỏ hãy đưa anh bế,

Bé xinh hãy đưa anh bồng

Cho anh bế con dòng …nựng cỏn rồng,con phượng….

- Có những cử chỉ, hành độnh quyến luyến,như muốn níu kéo cho dài ra những giây phút cuối cùng còn được ở bên cô gái trên đường tiễn dặn.

+ Phải được nhủ,được dặn cô gái đôi câu chàng trai mới có thể đành lòng quay về

+ Tha thiết níu kéo,xin được kề vóc mảnh ủ lấy hương người cô để mai sau vẫn đượm hơi người thân yêu nhất.

+ Xin chăm sóc những đứa con riêng của cô gái như chính đứa con mình ,chỉ mong cho cô gái đừng buồn.

Gv : Như vậy những cử chỉ, hành động, suy nghĩ của chàng trai bộc lộ một tình cảm chân thành,nồng thắm,luôn mong muốn người mình yêu hạnh phúc.

Qua cái nhìn và cảm nhận của chàng trai, chúng ta còn cảm nhận được tâm trạng, hành động của cô gái. Cô có những cử chỉ, hành động như thế nào ? Bộc lộ tâm trạng gì?

- HS trả lời.GV định hướng.

- Tâm trạng của cô gái trong cảm nhận của chàng trai:

+ Chân bước đi - đầu còn ngoảnh lại

-mắt còn ngoái trông

+ Càng bước xa- càng đau nhớ

+ Chờ,đợi,ngóng trông chàng trai trên đường đi

Đây cũng là tâm trạng dùng dằng đau khổ muốn kéo dài thời gian cuối cùng được bên nhau.

Cách mô tả đó chứng tỏ chàng trai rất thấu hiểu tình cảm của cô gái. Hai người có chung một cảm nhận khi phải xa nhau : bịn rịn, quyến luyến , đau khổ khi phải chia lìa.

-GV : Trước khi chia tay, chàng trai nói điều gì vời cô gái ? Nghệ thuật nào được sử dụng và nêu tác dụng biểu hiện của nó?

- HS trả lời. Gv nhận xét ,định hướng

- Chàng trai tin tưởng,khẳng định tình yêu của hai người sẽ vượt qua cả không gian và thời gian để đoàn tụ bên nhau.

+ Nghệ thuật điệp từ(đợi),điệp ngữ (ta sẽ lấy) có tác dụng nhấn mạnh ý chí quyết tâm sẽ đoàn tụ bên nhau của chàng trai và cô gái.

- Em ngã lăn chiêng cạnh miệng cối lợn dũi,

Em ngã lăn đùng liền bên máng lợn vầy,

Ngã không kịp chống, không kịp ngượng

- GV: Theo phong tục tâp quán giàu tính nhân văn của người Thái, nếu hai người yêu nhau mà không lấy được nhau thì họ sẽ thành anh em, bạn bè và có thể hỏi thăm nhau, chia sẻ cho nhau. Trong đoạn trích này, chàng trai đã đến nhà chồng cô gái để tiễn dặn. Chàng trai đã chứng kiến điều gì ? chưng kiến cảnh tương ấy, chàng trai có những cử chỉ, hành động như thế nào ? Chúng ta chuyển sang phần 2 để hiểu rõ điều đó.

- HS đọc phần 2

2/ Cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng của cô gái

- GV: Chứng kiến người yêu bị đánh đập,hành hạ,chàng trai có những cử chỉ, hành động và tâm trạng như thế nào ?

- HS trả lời.

- Gv đánh giá và định hướng.

+ Chạy lại đỡ cô gái dậy.

+ Rũ áo, chải đầu cho cô.

+làm ống lam thuốc cho cô gái uống khỏi đau

- Cử chỉ an ủi vỗ về cô gái lúc bị nhà chồng đánh đập, hắt hủi.

-Những cử chỉ bộc lộ niềm xót xa, thương cảm sâu sắc đối với người yêu - Điều mà cô gái rât cần vào lúc này như cần một chỗ dựa tinh thần.

+ Sống( Đôi ta cùng gỡ, ta vuốt lại ): Sẽ đoàn tụ bên nhau

+ Chết - vẫn bên nhau

- Gv: Đau đớn, xót xa,thương cảm khi người yêu bị hành hạ,chàng trai đã nhắn nhủ cô gái điều gì ?

( Gợi mở : chàng trai đã nói về vấn đề sống- chết của hai người .Nếu sống thi hai người ra sao? chết thì như thế nào?)

- HS trả lời. Gv nhận xét, định hướng

- Chàng trai đã nhắn nhủ và khẳng định với cô gái sống chết sẽ bên nhau mãi mãi, không gì có thể chia lìa

-Điệp từ chết , điệp ngữ, khiến cho lời tiễn dặn như lời nguyền gắn bó thuỷ chung của chàng trai với cô gái

- Cuối cùng chàng trai khẳng định lại một lần nữa tình yêu thắm thiết thuỷ chung của mình với cô gái

- Gv : Nghệ thuật nào được sử dụng ? Hãy phân tích tác dụng của chúng ?

- HS thảo luận trả lời.

- Gv định hướng.

+ Nghệ thuật so sánh,điệp từ ,điệp ngữ,đối lập…được sử dụng tài tình, có tác dụng bộc lộ tình cảm nồng nàn đằm thắm,thuỷ chung sâu sắc và niềm tin , ý chí mãnh liệt của chàng trai về một ngày đoàn tụ và hạnh phúc .Đó cũng là khát vọng tự do,khát vọng được sống trong tình yêu và hạnh phúc của chàng trai và cô gái Thái

- Gv : Cái chết đuựơc chàng trai nhắc lại 6 lần nhưng không trùng lặp,ghê sợ mà nó hiện hình trong thiên nhiên tạo vật tràn đầy sức sống . Do đó, lời tiễn dặn tuy xót xa nhưng không quá bi luỵ . Nó vẫn hướng tới sự sống, đoàn tụ và sự trường tồn của một tình yêu đích thực.

Chính vì vậy, trong lời tiễn dặn cuối cùng khi ở nhà cô gái, chàng trai khẳng định lại một lần nữa tình yêu của mình đối với cô gái.

- Gv đọc đoạn cuối :”Đôi ta yêu nhau, tình Lú –Ủa mặn nồng…

GV hướng dẫn HS tổng kết.

- Những thành công về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích ?

HS suy nghĩ, trả lời.

GV chuẩn xác kiến thức.

III – Tổng kết

- Đoạn trích là khúc hát dạt dào cảm xúc thể hiện một tình yêu chân thành,trong sáng ,thuỷ chung, cao đẹp của chàng trai dân tộc thái đối với cô gái trong cảnh ngộ éo le,đau khổ. Đó là niềm khát vọng mãnh liệt tình yêu tự do và hạnh phúc lứa đôi.

- Đoạn trích thể hiện khá đầy đủ đặc điểm nghệ thuật truyện thơ dân gian: lối kể tự sự kết hợp với trữ tình,các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ điệp từ, ngữ; phép lặp cấu trúc….tạo cho lời tiễn dặn một giọng điệu trữ tình tha thiết mang phong vị văn hoá dân tộc Thái.

Có lẽ vì thế mà đồng bào Thái luôn tự hào rằng : Hát tiễn dặn lên , gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi cày quên cày...

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Qua việc đọc hiểu văn bản này, em nhận thức gì về quan hệ tình yêu hôn nhân xưa và nay ?

- HS thảo luận, phát biểu.

GV chuẩn xác kiến thức.

HS trình bày ý kiến của mình một cách hợp lí, thuyết phục, phù hợp chuẩn mực đạo đức

Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Tâm trạng của chàng trai và cô gái trong đoạn trích.

- Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.

5. Dặn dò

- Học bài cũ, học thuộc những câu thơ tiêu biểu.

- Soạn bài : Luyện tập viết đoạn văn tự sự.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên