Giáo án bài Thơ Hai-kư của Ba-sô - Giáo án Ngữ văn lớp 10
Giáo án bài Thơ Hai-kư của Ba-sô
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem thêm bài soạn Chùm thơ hai-cư Nhật Bản ngắn gọn, hay khác:
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Thơ hai-cư và đặc trưng của nó.
- Thơ hai-cư của Ba-sô.
- Hình ảnh thơ mang tính triết lí, giàu liên tưởng.
2. Kĩ năng
- Cách tìm hiểu thể thơ hai-cư.
3. Thái độ, phẩm chất
- Tự giác đọc thêm về thơ hai-cư; tập làm thơ hai – cư. Trân trọng một nét đẹp trong văn hóa Nhật Bản; biết yêu quê hương, đất nước; biết yêu thiên nhiên.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng.
2. Học sinh
SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo.
III. Phương pháp thực hiện
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: …………………………..
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra vở soạn của hs và kiểm tra trong quá trình học bài trên lớp.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động
Nếu dân tộc ta tự hào với thể thơ lục bát, người Trung Quốc tự hào vì có thơ Đường,... thì người Nhật Bản lại tự hào vì có thơ Hai-cư, một thể thơ có số lượng âm tiết ngắn nhất thế giới. Trong số rất nhiều thi sĩ làm thơ Hai-cư, M. Ba-sô được đánh giá là bậc thầy. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một số bài thơ Hai-cư tiêu biểu của ông.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới. Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK. GV HD HS tìm hiểu phần tiểu dẫn. Hs đọc phần tiểu dẫn-sgk. |
I. Tìm hiểu chung |
- Cuộc đời và sự nghiệp của Ba-sô có gì đáng chú ý? Trình bày bằng SĐTD |
1. Vài nét về Ba-sô - Ma-su-ô Ba-sô (1644-1694). - Quê hương: U-ê-nô, xứ I-ga (nay là tỉnh Mi-ê) - Gia đình: võ sĩ cấp thấp. - 28 tuổi, ông chuyển đến kinh đô Êđô sinh sống và làm thơ Hai-cư, bút hiệu là Ba-sô (Ba Tiêu). - 10 năm cuối đời, ông du hành hầu khắp đất nước. - Con người: tài hoa, ưa lãng du. - Ông được đánh giá là bậc thầy về thơ Hai-cư. - Các tác phẩm: Phơi thân đồng nội (1685), Đoản văn trong đãy (1688), Cánh đồng hoang (1689), Áo tơi cho khỉ (1691), Lối lên miền Ô-ku (1689). |
Qua phần tiểu dẫn, em hãy nêu tóm tắt đặc điểm của thơ Hai-cư? Tinh thần Thiền tông: con người và vạn vật nằm trong mối quan hệ khăng khít với một cái nhìn nhất thể hóa. Những hiện tượng của tự nhiên có sự tương giao và chuyển hoá lẫn nhau. |
2. Thể thơ Hai-cư - Có 17 âm tiết (hơn một chút), ngắn nhất thế giới, được ngắt làm 3 đoạn (5-7-5). - Thường miêu tả thiên nhiên theo mùa (quý đề), sử dụng những từ miêu tả thiên nhiên mùa (quý ngữ). - Thấm đẫm tinh thần Thiền tông và văn hóa phương Đông. - Cảm thức thẩm mĩ: đề cao cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền, Mềm mại, Nhẹ nhàng. - Ngôn ngữ: hàm súc, thiên về gợi, ko tả. -Thi pháp “chân không”: sử dụng những mảng trắng, khoảng trống trong bài thơ như một phương tiện làm nổi bật ý nghĩa của bài thơ. |
GV HD HS đọc – hiểu văn bản. Kĩ thuật: Chia nhóm |
II. Đọc- hiểu văn bản |
Nhóm 1: Tình cảm thân thiết, gắn bó của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện qua các bài 1 và 2 ntn? |
1. Bài 1 - Ghi lại sự thực về cuộc đời nhiều biến đổi, lãng du của Ba-sô: quê ở Mi-ê, lên Ê-đô (Tô-ki-ô) ở được 10 năm rồi trở về thăm quê. |
- Ở bài số 1, em thấy Ba-sô ghi lại sự thực gì trong cuộc đời của ông? Bài thơ gợi lên tình cảm gì? Liên hệ với thơ Chế Lan Viên về tình cảm này mà em biết? |
- Gợi tình cảm tha thiết, chân thành với miền đất từng gắn bó: Ê-đô. Cố hương- quê cũ → nơi gắn bó máu thịt. - Liên hệ: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn” (Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên). |
Nhóm 2: Tìm quý ngữ ở bài 2? |
2. Bài 2 - Quý ngữ: chim đỗ quyên → mùa hè. |
- Gắn bài thơ với hiện thực cuộc đời Ba-sô để cắt nghĩa nó? Gv gợi mở: Bài thơ này được viết trong một hoàn cảnh tâm lí đặc biệt. Năm Ba-sô 40 tuổi, ông du hành đến vùng Ka-sai, nơi gần nhà nên đã ghé về thăm quê mới biết mẹ đã mất. Người anh đưa cho ông di vật của mẹ là một mớ tóc bạc... |
- Sự thực cuộc đời Ba-sô: ở kinh đô (10 năm) → về quê (20 năm) → trở lại kinh đô. - Ở kinh đô mùa hè (hiện tại) → nhớ kinh đô xưa- kỉ niệm đã qua → nỗi niềm hoài cổ. |
Nhóm 3: Ý nghĩa của hình ảnh mái tóc bạc? |
3. Bài 3 - Hình ảnh mái tóc bạc → di vật của người mẹ đã mất; biểu tượng cho cuộc đời vất vả một nắng hai sương của người mẹ. |
- Tìm và phân tích ý nghĩa của quý ngữ? |
- Quý ngữ: làn sương thu → hình ảnh đa nghĩa: + Giọt lệ như sương. + Tóc mẹ như sương. + Đời người như giọt sương- ngắn ngủi, vô thường. |
- Hình ảnh dòng “lệ trào nóng hổi” cho thấy tình cảm của tác giả với mẹ ntn? Gv gợi mở: Hồ Bi-oa- hồ lớn nhất của Nhật Bản, giống hình cây đàn tì bà, rất đẹp. Xung quanh hồ, người ta trồng rất nhiều hoa anh đào. Khi gió thổi, cánh hoa đào rụng lả tả như mưa hoa. Cánh hoa mong manh rụng xuống mặt hồ làm nó lăn tăn sóng gợn... |
- Hình ảnh dòng “lệ trào nóng hổi” → nỗi xót xa, đau đớn vì mất mẹ → tình cảm mẫu tử cảm động |
Nhóm 4: Tìm quý ngữ trong bài thơ? |
4.Bài 6 - Quý ngữ: hoa anh đào → mùa xuân |
- Em nhận xét gì về khung cảnh thiên nhiên mà bài thơ gợi lên? |
- Cảnh những cánh hoa đào rụng lả tả làm mặt hồ lăn tăn sóng gợn → cảnh tĩnh, đơn sơ, giản dị và đẹp. |
- Tìm mối tương giao của cảnh? |
- Triết lí Thiền tông: sự tương giao của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ. |
Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài thơ. ? Giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài thơ ? |
III/ Tổng kết 1. Nghệ thuật - Câu thơ ngắn, hàm súc. - Hình ảnh thiên nhiên, tạo vật đầy gợi cảm trong liên tưởng. 2. Nội dung: Thơ Ba – sô đã thức dậy nỗi nhớ da diết trong lòng những người xa quê hương xứ sở. Yêu cầu : - Về hình thức : đúng hình thức nghệ thuật của thơ Hai-cư. - Về nội dung : đề tài tự chọn. |
Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng Hãy sáng tác một bài thơ Hai-cư với đề tài tự chọn. HS làm bài, trình bày. GV nhận xét, sửa chữa cho HS |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
- Giá trị phong phú về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của thơ Hai-cư.
5. Dặn dò
- Học bài cũ. Tìm hiểu mối liên hệ gần gũi giữa ý thơ của Ba-sô với các nhà thơ khác của Việt Nam.
- Chuẩn bị bài : Trả bài làm văn số 4.
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:
- Lầu Hoàng Hạc & Nỗi oan của người phòng khuê
- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
- Lập dàn ý bài văn thuyết minh
- Phú sông Bạch Đằng (tiết 1)
- Phú sông Bạch Đằng (tiết 2)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)