Giáo án bài Một số thể loại văn học: thơ, truyện - Giáo án Ngữ văn lớp 11

Giáo án bài Một số thể loại văn học: thơ, truyện

Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Giúp học sinh:

+ Nhận biết thể và loại trong văn học.

+ Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: Thơ, truyện

+ Vận dụng hiểu biết để đọc văn.

2. Kĩ năng

- Nhận diện đặc trưng của thể loại thơ, truyện.

- Phân tích, bình giá tác phẩm thơ, truyện theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ

- Có ý thức học tập và rèn luyện để biết cách phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ, truyện.

II. Phương tiện

1. Giáo viên

SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh

Vở soạn, sgk, vở ghi.

III. Phương pháp

Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thưc hành, đọc diễn cảm... GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy

IV. Hoạt động dạy & học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ………………………

2. Kiểm tra bài cũ

Không

3. Bài mới

Hoạt động 1

Truyện, thơ là hai thể loại văn học chủ yếu của văn học hiện đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Vậy, truyện là gì? Có đặc trưng như thế nào? Thơ là gì? Có đặc trưng như thế nào?

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hướng dẫn HS đọc phần I và định hướng nội dung.

Trao đổi thảo luận theo cặp.

GV chuẩn xác kiến thức.

I. Quan niệm chung về loại, thể văn học

- Cơ sở chung để phân chia loại thể văn học là dựa vào phương thức (cách thức phản ánh hiện thực, tình cảm của tác phẩm).

- Loại là gì? Có mấy loại hình văn học?

1. Loại

- Là phương thức tồn tại chung, là loại hình, chủng loại. Tác phẩm văn học được chia làm 3 loại: tự sự, trữ tình, trào phúng

- Thể là gì? Căn cứ để phân chia thể?

2. Thể

- Là hiện thực hóa của loại, nhỏ hơn loại.

- Căn cứ để phân chia đa dạng: Có khi dựa vào độ ngắn dài; đề tài; cấu trúc; tính chất mâu thuẫn; cảm hứng chủ đạo…

- Có một thể loại tồn tại độc lập: Văn nghị luận

( chính trị xã hội, văn hóa.)

Trao đổi thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày.

GV chuẩn xác kiến thức.

- Nhóm 1: Đặc trưng cơ bản của thơ là gì?

II. Thể loại thơ

1. Khái lược về thơ

a/ Đặc trưng của thơ

- Là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu.

- Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú,

- Thơ ca là tấm gương phản chiếu tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời.

- Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sốn khách quan.

- Cốt lõi cơ bản của thơ là trữ tình

- Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm xúc, giàu nhịp điệu, hình ảnh sinh động, được tổ chức đặc biệt theo thể thơ.

- Nhóm 2: Thơ được phân loại như thế nào? Có bao nhiêu loại?

b/ Phân loại thơ

- Phân loại theo nội dung biểu hiện có:

+ Thơ trữ tình

+ Thơ tự sự

+ Thơ trào phúng

- Phân loại theo cách thức tổ chức có:

+ Thơ cách luật.

+ Thơ tự do.

+ Thơ văn xuôi.

- Nhóm 3: Nêu yêu cầu chung khi đọc thơ?

2. Yêu cầu về đọc thơ

- Cần biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tác giả, hoàn cảnh sáng tác...

- Đọc kĩ văn bản, cảm nhận ý thơ qua từng dòng, từng câu, từng từ, từng hình ảnh, nhịp điệu…

- Lí giải, đánh giá về nội dung và nghệ thuật

GV hướng dẫn HS đọc phần II.

Định hướng nội dung.

Trao đổi thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày. GV chuẩn xác kiến thức.

III. Truyện

1. Khái lược về truyện

- Nhóm 1: Nêu đặc trưng của truyện?

a/ Đặc trưng của truyện

- Là thể loại văn học phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và kể lại bởi một người nào đó. - Thường có cốt truyện.

- Nhân vật.

- Nhân vật được miêu tả chi tiết, sống động gắng với hoàn cảnh.

- Phạm vi miêu tả không bị hạn chế bởi thời gian và không gian.

- Ngôn ngữ linh hoạt gần với đời sống.

- Nhóm 2: Truyện được phân thành bao nhiêu loại ?

b/ Phân loại truyện

- Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,..

- Văn học trung đại: có truyện viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.

- Văn học hiện đại: có truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài.

- Nhóm 3: Nêu yêu cầu chung khi đọc truyện?

2. Yêu cầu đọc truyện

- Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác…

- Phân tích diễn biến cốt truyện.

- Phân tích nhân vật: ngoại hình, tính cánh, ngôn ngữ…

- Xác định vấn đề của truyện đặt ra, ý nghĩa tư tưởng, giá trị của truyện trên các phương diện: nhận thức, giáo dục, thẫm mĩ.

HS đọc ghi nhớ SGK.

III.Tổng kết

Ghi nhớ. SGK

GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK. Mỗi nhóm 1 ý nhỏ.

IV. Luyện tập

Câu 1 (trang 136 SGK):

Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến:

+ Nghệ thuật tả cảnh: khắc họa thiên nhiên mùa thu ở làng quê đẹp, thanh bình nhưng buồn và có xu hướng co hẹp lại, thiên nhiên hiện lên qua những hình ảnh thân thuộc, bình dị, khác với mùa thu ước lệ quen thuộc trong thơ trung đại.

+ Nghệ thuật tả tình: Tả cảnh ngụ tình, tả việc cũng để ngụ tình, câu cá thực chất là để suy nghĩ về thế sự.

+ Ngôn ngữ: gieo vần lạ, độc đáo, ngôn ngữ lạ hóa, giàu tính gợi hình, gợi cảm.

Câu 2 (trang 136 SGK):

Hai đứa trẻ - Thạch Lam:

+ Cốt truyện: cốt truyện đơn giản, nhẹ nhàng, không có kịch tính, cốt truyện là cốt truyện tâm lý.

+ Nhân vật: là những số phận bé nhỏ nơi phố huyện nghèo, những con người hết sức bình thường.

+ Lời kể: nhẹ nhàng, là tác phẩm thuộc loại tự sự nhưng đậm chất trữ tình (giàu tính nhạc, tính họa).

Ý nghĩa

Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình. Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

Trong khi, truyện tiêu biểu cho loại tự sự, thường có cốt truyện, nhân vật, lời kể. Truyện có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rộng lớn, đi sâu vào những mảnh đời cụ thể và cả những diễn biến sâu xa trong tâm hồn con người.

4. Củng cố

- Nắm vững những đặc trưng thể loại của thơ, truyện.

- Nhớ các loại thơ, truyện và yêu cầu khi đọc thơ, truyện.

5. Dặn dò

- Học bài cũ, soạn bài mới: Chí Phèo (Nam Cao).

Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
Tài liệu giáo viên