Giáo án bài Ôn tập phần tiếng việt

Giáo án bài Ôn tập phần tiếng việt

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hệ thống toàn bộ kiến thức đã học về Tiếng Việt trong học kỳ I.

2. Kĩ năng

- Kỹ năng sử dụng TV đúng, hiệu quả.Củng cố, hệ thống hoá kiến thức.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập thường xuyên,tự giác.Củng cố kiến thức về Tiếng Việt phần từ loại và biện pháp tu từ.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Soạn bài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

H: Nhắc lại các đơn vị kiến thức TV đã học trong học kì I ?

3. Bài mới

- Chương trình TV học kì I, phần từ loại, từ vựng và ngữ nghĩa từ ngữ các em đã đc hoc. Giờ học này chúng ta cùng hệ thống lại kiến thức.

HĐ1.Hệ thống hóa kiến thức:

Từ loại vàcác phép tu từ Khái niệm Ví dụ

Từ ghép

+ Từ ghép chính phụ

- Là từ ghép có tiếng chính và có tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính

Bà ngoại, thơm phức, xanh biếc

+ Từ ghép đẳng lập

- Là từ ghép có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp

- Bàn ghế

- Nhà cửa

Từ láy

+ Từ láy toàn bộ

- Là từ láy có tiếng lặp nhau hoàn toàn hoặc chỉ biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối

- Xanh xanh

- Thăm thẳm

- Tôn tốt.

+ Từ láy bộ phận

- Là từ láy có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hay phần vần.

- Lom khom

- Nhấp nhô

Đại từ

Là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hành động, tính chất….được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói và dùng để hỏi

Tôi, tớ, chúng tôi, ai, gì, bao nhiêu, sao, thế nào…..

Quan hệ từ

Là từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu, hay giữa câu với câu trong đoạn văn

Như, của, và, với, vì, bởi vì, nếu… thì

Từ đồng nghĩa

Là những từ có nghĩa giống nhau và gần giống nhau

Trái – quả

Hi sinh - toi

Từ trái nghĩa

Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

Lên - xuống

Già - trẻ

Từ đồng âm

Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác nhau về nghĩa.

Bàn – bàn bạc

- bàn học

Thành ngữ

Là những cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Sơn hào hải vị

Gần nhà xa ngõ

Điệp ngữ

Là cách lặp lại từ ngữ (câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển,

Xanh trời, xanh của những ước mơ xanh

Chơi chữ

Là lợi dụng đặc sắc về âm thanh, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước…

Còn trời còn nước, còn non.

Còn cô bán rượu anh còn say sưa.

Hoạt động 2. Luyện tập:

Bài tập 2: Bảng so sánh

Từ loại ý nghĩa Chức năng

Quan hệ từ

Là những từ dùng để biểu thị ý nghĩa quan hệ: so sánh, sở hữu, nhân quả..giữa các bộ phận trong câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

Vai trò: Dùng để liên kết ngữ pháp.

Biểu thị ý nghĩa quan hệ.

Liên kết câu, cụm từ, đoạn văn với đoạn văn

Danh từ

Là những từ dùng để chỉ tên người, sự vật

- Làm CN, VN

- Làm TN, ĐN

Động từ

Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, vật

- Thường làm VN

Tính từ

Là những từ chỉ tính chất của người, vật.

- Thường làm VN

Bài tập 3: Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt

- bạch (bạch cầu): trắng

- hồi (hồi hương): quay lại

- bán (bức tường): nửa

- hữu (hữu ích): có

- cô (cô độc): cô đơn

- lực (nhân lực): sức mạnh

- cư (cư trú): ở

- mộc (thảo mộc): cây

- cửu (cửu chương): chín

- nguyệt (nguyệt thực): trăng

- dạ (dạ hội): đêm

- nhật (nhật kí): ngày.

- đại (Đại lộ): lớn

- quốc (quốc ca): nước

- điền (điền chủ): đất

- tam (tam giác): ba

- hà (Sơn hà): sông

- tâm (yên tâm): lòng người

- hậu (hậu vệ): sau

- thiết (thiết giáp): sắt

- thiên (thiên niên kỉ): nghìn

- thiếu (thiếu niên): ít tuổi

- thảo (thảo nguyên): cỏ

- thư (thư viện): sách

- tiền (tiền đạo): trước

- tiểu (tiểu đội): ít

- Tiếu (tiếu lâm): cười

- vấn (vấn đáp): hỏi

- thôn (thôn xã, thôn nữ): làng xóm nơi dân làm ruộng tập trung cư ngụ.

4. Củng cố, luyện tập

GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài ôn tập

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn nội dung lý thuyết - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương (phần TiếngViệt).

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 7 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên