Giáo án bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)

Giáo án bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu nắm được cách chọn lọc ca dao, tục ngữ về địa phương mình.

2. Kĩ năng

- Sưu tầm, chọn lọc, sắp xếp ca dao, tục ngữ địa phương theo thứ tự nhất định.

3. Thái độ

- Ý thức ham học hỏi, yêu và gắn bó với quê hương mình.

- Tích hợp bảo vệ môi trường

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài,tìm đọc Tục ngữ VN.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

H: Đọc thuộc các câu tục ngữ? phân nhóm? Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ?

3. Bài mới

Mỗi địa phương có đặc sắc riêng về kho tàng ca dao tục ngữ của mình? Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu kho tàng ca dao, dân ca, tục ngữ của địa phương mình.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1.HD HS chuẩn bị:

- GVnêu những yêu cầu về nội dung sưu tầm.

- GV cho HS ôn lại “thế nào là ca dao, dân ca, tục ngữ” để HS tìm đúng thể loại yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS cách sưu tầm.

* Lưu ý: Mỗi lần sưu tầm được thì chép ngay vào sổ tay và vở bài tập để trách thất lạc.

I. Xác định nội dung thực hiện

1. Thể loại sưu tầm: Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ đặc sắc mang tính địa phương, lưu hành ở địa phương.

- Chủ đề: + Về đất nước, con người.

+ Về kinh nghiệm tự nhiên, xã hội.

+ Về tình cảm gia đình.

2. Về số lượng: từ 20 => 30 câu/ 1 HS

HĐ2.HD HS sưu tầm ca dao dân ca, tục ngữ:

GV hướng dẫn cách sắp xếp

GVhướng dẫn cách tổng hợp, sắp xếp chung.

- GV chỉ định nhóm biên tập, tổng hợp kết quả.

II. Hướng dẫn phương pháp thực hiện

1. Cách sưu tầm:

- Tìm hỏi người địa phương; người thân; người già cả, các nghệ nhân, nhà văn (nếu có)

- Lục tìm trong sách báo địa phương

- Tìm trong bộ sưu tập lớn về tục ngữ, ca dao, dân ca, những câu hát về địa phương mình.

2. Cách sắp xếp:

- Ca dao riêng, tục ngữ riêng, theo trật tự A,B,C của chữ cái đầu câu.

3. Cách tổng hợp, sắp xếp chung:

Đến tuần thứ 32 lớp thành lập nhóm biên tập, tổng hợp kết quả sưu tập.

- Loại bỏ câu trùng lặp, sắp xếp theo trật tự A,B,C của từng thể loại, trong một bản sưu tập chung.

4. Củng cố, luyện tập

- Thể loại là ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương và nói về địa phương.

5. Hướng dẫn về nhà

- Nghiêm túc, chịu khó sưu tầm theo yêu cầu bài học. - Chuẩn bị bài: “Tìm hiểu chung về văn nghị luận”

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 7 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học
Tài liệu giáo viên