Giáo án bài Đặc điểm của văn bản nghị luận

Giáo án bài Đặc điểm của văn bản nghị luận

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận.

2. Kĩ năng

+ Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận.

+ Biết xác định luận điểm, luận cứ, lập luận trong VB mẫu

+ Biết xây dựng luận điểm, luận cứ và triển khai lập luận cho một đề bài

3. Thái độ

- Yêu thích môn học, có ý thức tìm hiểu và rèn kĩ năng làm văn nghị luận.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

H:Văn nghị luận là kiểu văn bản như thế nào?Văn nghị luận khác văn tự sự, văn biểu cảm ở chỗ nào?

3. Bài mới

- Mỗi kiểu văn bản có một đặc điểm riêng, văn bản nghị luận cũng vậy. Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm của văn nghị luận.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1.HD HS tìm hiểu luận điểm, luận cứ và lập luận:

H: Thế nào là luận điểm?

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài văn chống nạn thất học.

H: Luận điểm chính của văn bản“Chống nạn thất học, là gì?”

H: Lụân điểm đó được nêu ra dưới dạng nào? Và cụ thể hoá thành những câu văn nào?

I. Luận điểm, luân cư và lâp luận:

1. Luận điểm:

a. Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.

b.Văn bản: Chống nạn thất học:

- Luận điểm chính: Chống nạn thất học

- Luận điểm này được trình bày dưới dạng khẳng định đầy đủ ở câu: "Mọi người Việt Nam … chữ quốc ngữ" -> Cụ thể hoá:

+ Những người biết chữ dạy những người chưa biết chữ.

+ Những người chưa biết hãy gắng sức mà học cho biết.

+ Phụ nữ lại càng cần phải học như thế tức là chống nạn thất học một việc phải làm ngay.

H: Luận điểm đóng vai trò gì trong bài văn nghị luận?

* Vai trò của lụân điểm:Thống nhất các đoạn văn thành một khối.

H:Luận điểm muốn thuyết phục người đọc thì phải đạt yêu cầu gì?

c.Luận điểm cẩn phải:

- Đúng đắn, chân thực, sáng tỏ, dễ hiểu

H: Luận điểm là gì? Luận điểm được thể hiện ở đâu? căn cứ vào đâu để xác định luận điểm?

*Kết luận:

- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng của bài văn nghị luận.

- Luận điểm được thể hiện dưới dạng câu khẳng định nhiệm vụ chung (luận điểm chính).

H: Thế nào là luận cứ?

2. Luận cứ;

- Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm như là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

H: Luận cứ thường trả lời cho những câu hỏi như thế nào?

- Luận cứ trả lời các câu hỏi

+ Vì sao phải nêu ra luận điểm?

+ Nêu ra để làm gì?

+ Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

H:Em hãy chỉ ra những luận cứ trong văn bản “chống nạn thất học”?

H: Những luận cứ ấy đóng vai trò gì?

(Làm cơ sở cho luận điểm)

* Trong văn bản: Chống nạn thất học

- Luận cứ:

+ Lí lẽ 1: Do chính sách ngu dân của TD pháp làm cho hầu hết người Việt Nam mù chữ nước Việt Nam không tiến bộ được (…………)

+ Lĩ lẽ 2: Nay nước độc lập, muốn tiến bộ thì phải cấp tối nâng cao dân trí  đề ra nhiệm vụ( mọi người Việt Nam phải biết đọc, biết chữ quốc ngữ đưa ra cách chống nạn thất học)

+ Dẫn chứng: Đi đôi với lí lẽ

H:Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải đạt yêu cầu gì?

- Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu

*Kết luận:

- Ý 3 của ghi nhớ.

H:Thế nào là lập luận cho bài văn nghị luận?

H:Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản “chống nạn thất học”

H:Chỉ ra ưu điểm của cách lập luận trên?

3. Lập luận:

- Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.

- Trong văn bản “ Chống nạn thất học”

+ Chống nạn thất học bằng cách nào?

- Yêu cầu: Luận điểm phải chặt chẽ, hợp lí.

Tác dụng: Làm cho văn bản chặt chẽ, lôgic

Giáo viên gọi một học sinh đọc rõ ràng phần ghi nhớ SGK.

- Kết luận: ý 4, ghi nhớ (SGK T19)

* Kết luận chung:( ghi nhớ SGK)

- Giáo viên gọi một học sinh đọc bài tập.

H: Chỉ ra luận điểm, luận cứ và lập luận trong bài “ Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống”

H: Nhận xét sức thuyết phục của bài văn

- Luận điểm: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

- Luận cứ:

+ Có thói quen tốt và thói quen xấu

+ Có người biết phân biệt tốt, xấu nhưng vì đã thành thói quen nên khó bỏ, khó sửa.

+ Tạo được thói quen tốt là rất khó, những nhiễm thói quen xấu thì dễ.

- Lập luận:

+ Mở bài: Giới thiệu về thói quen tốt và xấu

+ Thân bài: Dẫn chứng về thói quen xấu và thái độ phê phán.

+ Kết bài: Đề ra hướng có thói quen tốt.

4. Củng cố, luyện tập

H: Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản nghị luận.

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn nội dung bài học, học thuộc phần ghi nhớ.

- Làm bài tập chỉ ra luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản “ Học thấy, học bạn.

- Chuẩn bị bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 7 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên