Giáo án Văn 8 bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận - Giáo án Ngữ văn lớp 8

Giáo án Văn 8 bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hệ thống được các kiến thức đã học về văn nghị luận.

- Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả và miêu tả

2. Kĩ năng

- Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản.

- Lựa chọn trật tự từ hợp lí trong nói và viết, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.

3. Thái độ

- GD cho hs ý thức lựa chọn trật tự từ trong giao tiếp và trong viết văn.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng( bảng phụ).

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số

2. Kiểm tra

H: Nêu các tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu.

3. Bài mới

Yếu tố miêu tả và tự sự có vai trò làm sáng tỏ luận điểm làm cho bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục . Bài học hôm nay chúng ta cùng luyện tập đưa yếu tố miêu tả và tự sự vào bài văn nghị luận.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS . CHUẨN BỊ:

- Gọi hs đọc đề bài sgk

GV hướng dẫn hs lập dàn ý.

- Yêu cầu hs lạp dàn bài theo hướng dẫn.

I. Chuẩn bị :

Đề bài: “ Trang phục và văn hoá”

Hãy lập dàn ý chi tiết,Tập hợp những suy nghĩ, những hình ảnh và những câu chuyện mà em đã tích luỹ được xung quanh vấn đề trang phục trong thực tế đời sống ở nhà trường và ngoài xã hội.

1. Mở bài:

- Giới thiệu về trang phục hợp văn hoá.

2. Thân bài:

- Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp vói truyền thống văn hoá của dân tộc, lứa tuổi và hoàn cảnh sống .

- Tuy nhiên, cách ăn mặc của một số bạn hiện nay không còn giản dị, lành mạnh như trước.

- Việc chạy theo mốt có nhiều tác hại

- Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ trở thành sành điệu.

- Vì vậy ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh mới là trang phục đẹp.

3. Kết bài:

- Khẳng định trang phục gắn liền với văn hoá.

HĐ2. HDHS LUYỆN TẬP:

- GV hướng dẫn hs phân tích đề.

- GV yêu cầu học sinh lựa chọn luận điểm sẽ đưa vào bài văn và sắp xép cho hợp lí.

- GV hướng dẫn hs sắp xếp luận điểm.

II. Luyện tập:

1. Định hướng làm bài:

2. Xác lập luận điểm:

a-1: Gần đây...k còn giản dị lành mạnh như trước.

c-2:Các bạn lầm tưởng rằng...văn minh, sành điệu.

e-3: Việc ăn mặc phải phù hợp...và hoàn cảnh sống.

b- 4: Việc chạy theo các mốt...ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập...

Bổ sung: Các bạn cần thay đổi lại cách ăn mặc của mình cho phù hợp, lành mạnh và đúng đắn.

→ Bỏ luận điểm d.

3. Sắp xếp luận điểm:

a-1; c-2; e-3; b- 4.

H: Chỉ ra yếu tố miêu tả và tự sự trong bài văn nghị luận.

- GV hướng dẫn hs viết đoạn văn nghị luận.

- GV gọi hs đọc đoạn văn - Gv sửa chữa.

4. Vận dụng:

- Yếu tố tự sự và miêu tả làm cho luận cứ trong bài văn đc rõ ràng. Dùng làm luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm.

5. Viết đoạn văn nghị luận:

Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa. Bộ đồng phục áo dài truyền thống của các bạn nữ duyên dáng, thướt tha, kín đáo là thế vậy mà bây giờ ra sao ? các bạn may bằng thứ vải trong suốt, chỉ lót ở phần ngực còn phần hông mỏng tang chỉ một lớp vải. Chiếc quần áo dài ống rộng, ôm kín từ eo lưng xuống đã đc các bạn thay thế bằng chiếc quần ống túm may kiểu quần tây chật cứng lưng sệ. Lúc mặc, cả phần hông và eo phô ra, có bạn vcòn để lòi cat rốn sau lớp vải mỏng. đấy à trong giờ học. Còn trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá thì sao? Đơn cử như trong diễn văn nghệ vừa rồi . Các bạn nữ phô chân dài bằng những chiếc quần Sooc không thể ngắn hơn, mà người ta thường thấy trên bãi biển. Các bạn nam diện những chiếc áo phông với những màu sắc chói lóa, với những h/ả loè loẹt, với những hàng chữ nước ngoài nghiêng ngả,...Và các bạn cho rằng như thế là “văn minh”, “ sành điệu” chăng?

4. Củng cố, luyện tập

H: Nhắc lại vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản nghị luận.

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài cũ, chuẩn bị: “Chương trình địa phương phần văn”(Làm các bài tập sgk- trả lời câu hỏi)

Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học
Tài liệu giáo viên