Giáo án Văn 8 bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt - Giáo án Ngữ văn lớp 8
Giáo án Văn 8 bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt
Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Ôn tập củng cố kiến thức về các kiểu câu, hành động nói, lựa chọ trật tự từ trong câu. Nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng TV.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện các mục đích giao tiếp khác nhau. Biết lựa chọ trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn.
3. Thái độ
- GD cho hs ý thức lựa yêu thích môn học , có thức ôn tập chuẩn bị kiểm tra.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng( bảng phụ).
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chứcSĩ số:
2. Kiểm tra
H: Nêu các lỗ cần chú ý khi diễn đạt nói (viết) ?
3. Bài mới
Chúng ta đã học các kiểu câu theo mục đích nói, các hành động nói, cách lựa chọ trật tự từ trong câu . Giời học này cô hướng dẫn các em ôn tập tổng kết lại toàn bộ kiến thức TV chúng ta đã học trong trong kì II.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt | ||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
HĐ1. HDHS ÔN TẬP VỀ KIỂU CÂU: NGHI VẤN, CẦU KHIẾN, CẨM THÁN TRẦN THUẬT, PHỦ ĐỊNH. - Yêu cầu học sinh nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu . |
I. kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cẩm thán trần thuật, phủ định: 1. Lí thuyết: +) Câu nghi vấn:là câu có các từ nghi vấn( ai gì, nào, đâu, là gì, ... - Có chức năng chính là dùng để hỏi, khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi. + Nó ở đâu ? + Tiếng ta đẹp như thế nào? + Ai biết ? + Nó tìm gì ? + Cô bạn ở đâu ? - Trong nhiều truờng hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ t/c cảm xúc...và không cần người đối thoại trả lời. - Nếu không dựng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm than, dấu chấm, dấu chấm lửng. + Câu cầu khiến: - Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ...nào...hay ngữ điệu cầu khiến, dựng để yêu cầu, ra lệnh, khuyên bảo - Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý kiến không được nhấn mạnh thì cú thể kết thúc bằng dấu chấm. VD: Thô ừng lo lắng – khuyên bảo. Cứ về đi – yêu cầu. Đi thôi con. – yêu cầu +) Câu cảm thán: - Câu CT có từ cảm thán: Than ôi, hỡi ơi, chao ôi, xiết bao... - Câu CT dựng để : bộc lộ cảm xúc, kết thúc bằng dấu (!) - Không dựng câu cảm thán trong văn bản điều hành( hành chính). - Câu cảm thán xuất hiện chủ yếu trong lời nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương. +) Câu trần thuật :không có hình thức của kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, thường để kể thông bỏo, nhận định, miêu tả... - Ngoài chức năng chính trên đây, câu trần thuật cũng dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ t/c cảm xúc...( vốn là chức năng chính của các kiểu câu khác) - Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. - Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp. VD: - Ông ấy là một người tốt. - Ngay mai cả lớp đi lao động. +) Câu phủ định: là câu chứa những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, chả, không phải, chẳng phải (là) đâu cú phải (là),..... - Câu phủ định dựng để : + Thông báo xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó ( câu phủ định miêu tả) + Phản bác một ý kiến, một nhận định ( câu phủ định bác bỏ) VD: Nó không đi Hà Nội. Tôi chưa bao giờ chơi thân với nó. |
||||||||||||||||||||||||
- Gọi hs đọc hs đọc yêu bài tập sgk H: Xác định các kiểu câu trong đoạn văn? |
2. Bài tập 1: - Câu 1 : Trần thuật ghép, có 1 vế phủ định. - Câu 2 : Trần thuật đơn - Câu 3 : Trần thuật ghép, vế sau vị ngữ phủ định ( Không nỡ giận ) |
||||||||||||||||||||||||
- Gọi hs đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 H: Đặt một câu nghi vấn dựa vào nội dung câu 2 trong bài tập 1? H: Đăt câu cảm thán chứa một trong những từ như :vui, buồn, hay, đẹp... |
3. Bài tập 2: +) Đặt câu nghi vấn : Những nỗi lo lắng, buồn đau , ích kỉ có thể che lấp bản tính tốt của người ta không? 4. Bài tập 3: - Chao ôi , gặp lại bạn mình vui quá! - Chia tay nhau, buồn ơi là buồn! |
||||||||||||||||||||||||
- GV hướng dẫn hs làm bài tập 4 H: Trong những câu trên câu nào là câu trần thuật , CK ,nghi vấn? H: Câu nào trong số những câu nghi vấn dùng để hỏi ? H: Câu nào trong số những câu nghi vấn trên không được dùng để hỏi ? Nó được dùng làm gì ? |
5. Bài tập 4: a. Trần thuật : Câu 1,3,6 - Câu CK : 4 - Câu nghi vấn 2,5,7 b. Câu 7 : Nghi vấn dùng để hỏi. c. Không dùng để hỏi : Câu 2, 5 - Câu 2 dùng biểu lộ sự ngạc nhiên về Lão Hạc . Nó được dùng nêu lên điều ngạc nhiên bất ngờ của người nói, bộc lộ cảm xúc. - Câu 5 dùng để giải thích, quan niệm của ông giáo và của chung mọi người. |
||||||||||||||||||||||||
HĐ2. HDHS ÔN TẬP HÀNH ĐỘNG NÓI: H: Nêu khái niệm hành động nói? Cách thực hiện hành động nói? |
II. Hành động nói: 1. HĐ nói là một hđ thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định. 2. Mỗi hành động nói được thực hiện bằng một kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp). Hoặc dùng bằng kiểu câu khác( cách dùng gián tiếp). |
||||||||||||||||||||||||
H: Xác định hành động nói của các câu đã cho theo bảng. |
3. Luyện tập: Bài tập 1(131)
|
4. Củng cố, luyện tập
H: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu đã học?.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài cũ, chuẩn bị: Ôn tập( tiết 2)
(Làm các bài tập SGK)
Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 hay khác:
- Tổng kết phần văn
- Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt
- Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt
- Văn bản tường trình
- Luyện tập về văn bản tường trình
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)