Giáo án Văn 8 bài Tổng kết phần văn - Giáo án Ngữ văn lớp 8
Giáo án Văn 8 bài Tổng kết phần văn
Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được một số khái niệm liên quan đến đọc- hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn.
- Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản.
- Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ.
- Sơ giản về thể loại thơ Đường luật, thơ mới.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng khái quát, hệ thống hoá, so sánh đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
- Cảm thụ, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học.
3. Thái độ
- GD cho hs ý thức yêu thích môn học , tình yêu quê hương đất nước .
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng(bảng phụ).
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
2. Kiểm tra
H: Nêu các chủ đề văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn 8. Nhận xét về một trong các nội dung đó của địa phương em.
3. Bài mới
Chúng ta đã học các văn bản thơ ở chương trình ngữ văn 8 , để củng cố kiến thức về thể loại và thời gian sáng tác giá trị nội dung , nghệ thuật của các văn bản đã học chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HĐ1.HDHS lập bảng thống kê các văn bản văn học: - GV treo bảng phụ - gọi hs trả lời- đối chiếu kết quả trên bảng phụ và ghi vở. |
Lập bảng thống kê: |
VĂN BẢN | TÁC GIẢ | THỂ LOẠI | GIÁ TRỊ NỘI DUNG CHỦ YẾU |
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (B15) | PBChâu (1867- 1940) | thất ngôn bát cú Đường luật | Khí phách kiên cường bất khuất, phong thái ung dung, đàng hoàng vượt lên trên cảnh tù đày của người chiến sĩ cách mạng yêu nước |
Đập đá Côn Lôn (b15) | PCTrinh (1872-1926) | thất ngôn bát cú Đường luật | Hình tượng ngang tàng,lẫm liệt của người tù yêu nước trên đảo Côn lôn,dù gặp nguy nan vẫn không sờn lòng. |
Muốn làm thằng Cuội (B16) | Tản Đà Nguyễn Khắc hiếu (1889-1939) | thất ngôn bát cú Đường luật. | Tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại,tầm thường muốn thoát li bằng mộng tưởng lên trăng để bầu bạn với chị Hằng |
Hai chữ nước nhà (b 17) | á Nam-Trần Tuấn Khải (1895-1983) | Song thất lục bát | Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước ,ý trí cứu nước của đồng bào đầu tk XX |
Nhớ rừng (b18) | Thế lữ (1907-1989) | Thơ mới (tự do- 8 chữ) | Mượn lời con hổ trong vườn bách thú để diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường tù túng và khao khát tựdo,khơi gợi lòng yêu nước. |
Ông đồ | Vũ Đình Liên (1913-1996) | Thơ mới Ngũ ngôn | Tình cảnh đáng thương của ông đồ , qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người cùng nét đẹp truyền thống dân tộc đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa . |
Quê hương (Bài 19) | Tế Hanh 1921 | Thơ mới tám chữ | Tình quê hương trong sáng , thân thiết dược thể hiện qua bức tranh tươi sáng , sinh động về một làng quê miền biển ,trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn , đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài . |
Khi con tu hú (Bài 19) | Tố Hữu | Lục bát | Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù . |
Tức cảnh Pác Pó (Bài 20) | Hồ Chí Minh 1890-1969 | Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật | Tinh thần lạc quan , phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống Cách mạngđầy gian khổ ở Pác Pó.Với Người ,làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. |
Ngắm trăng (Vọng nguyệt)- trích nhật ký trong tùù) (Bài 21) | Hồ Chí Minh 1890-1969 | Thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán | Tình yêu thiên nhiên , yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung nghệ sĩ của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ , tối tăm . |
Đi đường (Tẩu lộ , trích nhật kí trong tù) (bài21) | Hồ Chí Minh 1890-1969 | Thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán(dịch lục bát) | ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc : Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang . |
Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) Bài 22 | Lí Công Uẩn (974-1028) | Nghị luận trung đại- thể chiếu | Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập thống nhất , phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. |
Hịch tướng sĩ – Bài 23 | Trần Quốc Tuấn (1231-1300) | Nghị luận trung đại (Thể hịch) | Bài hịch phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiếnchống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ rhù xâm lược. |
Nước Đại Việt ta Trích: Bình ngô đại cáo - Bài 24 | Nguyễn Trãi (1380-1442) | Nghị luận trung đại (thể cáo) | Văn bản có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn đọc lập :nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền riêng, có truyền thống lịch sử, kẻ xâm lược phản nhân nghĩa nhất định sẽ thất bại. |
Bàn luận về phép học (Luận học pháp) - Bài 25 | Nguyễn Thiếp (1723- 1804) | Nghị luận trung đại (thể tấu) | Văn bản khẳng định mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có trí thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi . Muốm học tập tốt phải có phương pháp, học rộng rồi tóm lược cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành. |
Thuế máu Trích : Bản án chế độ thực dân Pháp. - Bài 26 | Nguyễn ái Quốc (Hồ Chí Minh 1890-1969) | - Nghị luận (Văn chính luận – văn phân tích bình luận các vấn đề chính trị -xã hội đương thời) | Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc . Nguyễn ái Quốc đã vạch trần sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú , xác thực. |
HĐ2.HDHS so sánh sự khác biệt về nghệ thuật giữa các văn bản thơ mới và thơ đường luật . H: Chỉ ra điểm khác biệt giữa nghệ thuật thơ cổ và thơ mới qua các văn bản thơ ở bài 15,16 và các bài 18,19. - Thể thơ tự do, đổi mới vần điệu, lời thơ tự nhiên bình dị. Vẫn sử dụng các thể thơ truyền thống nh¬ng đổi mới cảm xúc và tư duy. H: Tại sao các bài 18,19 được gọi là thơ mới? Chúng “mới” ở chỗ nào? - GV: Ngoài thơ tự do vẫn có các bài thơ đc làm theo thể truyền thống:thơ 7 chữ, năm chữ, tám chữ lục bát… thậm trí có cả thi sĩ làm thơ Đường luật, nhưng cả nội dung cảm xúc và hình thức nghệ thuật rất khác với thơ cổ. - Gọi hs đọc các câu thơ hay mà hs yêu thích – giải thích sự yêu thích đó. - Những vần thơ hay vì: hình ảnh đẹp, mới mẻ, ngôn ngữ bình dị, giàu biểu cảm... |
II. So sánh sự khác biệt về ngệ thuật giữa các văn bản thơ mới và thơ đường luật .
|
4. Củng cố, luyện tập
H: Phân biệt thơ mới và thơ truyền thống
5. Hướng dẫn học ở nhà
chuẩn bị : Tổng kết phần văn(tiết 2)
Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 hay khác:
- Tổng kết phần văn
- Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (Tiết 1)
- Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (Tiết 2)
- Văn bản tường trình
- Luyện tập về văn bản tường trình
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)