Giáo án bài Viết bài tập làm văn số 6 - Giáo án Ngữ văn lớp 9
Giáo án bài Viết bài tập làm văn số 6
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Đánh giá các ưu khuyết điểm trong bài viết của học sinh .
- Giúp HS đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa các sai sót về bố cục, câu văn, dùng từ, chính tả, cách lập luận .
2. Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh ý thức học tập, có ý thức rèn kĩ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chấm bài, soạn bài, chuẩn bị cỏc nội dung nhận xột, đỏnh giỏ, nhận xột bài làm của học sinh.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, đọc và trả lời câu hỏi bài tập SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ: Việc chuẩn bị bài của học sinh.
H: Thế nào là nghị luận về một doạn thơ , bài thơ? Nêu cách làm bài?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
- Các em đã viết bài Tập làm văn số 6 , để biết được khả năng làm bài, cách diễn đạt hành văn trong câu từ và cách lập luận như thế nào ? Ưu và nhược điểm ra sao ? Các em cần tìm hiểu nội dung bài học.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HĐ1. HDHS phân tích đề H: Xác định yêu cầu của đề bài? (thể loại, nội dung, lựa chọn phạm vi kiến thức) |
I. Đề bài: Suy nghĩ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn kim Lân? 1. Tìm hiểu đề và tìm ý: - Thể loại: Văn nghị luận về 1 đoạn trích. - Nội dung: Nhân vật ông Hai - Phạm vi KT: Đoạn trích: Truyện ngắn “Làng”. |
GV hướng dẫn HS lập dàn bài chi tiết cho đề bài. |
2. Lập dàn bài: a. Mở bài: - Giới thiệu truyện ngắn “Làng” và nhân vật ông Hai – một người nông dân yêu làng, yêu nước và trung thành với cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. b. Thân bài: * Ông Hai yêu và tự hào sâu sắc về quê hương, tình yêu ấy giản dị và mộc mạc như chẽ lúa, nhành khoai. - Những biến chuyển trong suy nghĩ của ông hai trước và sau cách mạng. + Khi ở làng ông tự hào về vẻ giàu đẹp của làng.đường làng, chòi phát thanh, nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh, nhất là cái sinh phần của viên tổng đốc(trước CM). + Sau cách mạng:Ông Hai đã có những biến chuyển trong nhận thức. Ông yêu phong trào kháng chiến dồn dập ở làng, cùng anh em sẻ hào, khuôn đá, đắp ụ, làm giao thông hào.... - Theo chính sách của nhà nước , ông phải rời làng đi tản cư. Ở nơi tan cư ông day dứt nhớ làng khôn nguôi. Ông say sưa kể chuyện làng cho vơi phần nào nỗi nhớ, ông láng nghe tin tức kháng chiến từng ngày , gặp người ở xuôi lên là ông hỏi thăm ... - Tình yêu làng của ông Hai dược đặt vào một tình huống thử thách cam go, để từ đó ông càng bộc lộ sâu sắc tình yêu làng giản dị mộc mạc nhưng sâu sắc. + Phân tích tâm trạng ông Hai - Tình yêu làng quê đã phát triển trong thử thách và lớn hơn đó là biểu hiện của tình yêu nước và lòng chung thành với cuộc kháng chiến với cụ Hồ. - Tình yêu Làng trong ông còn là sự hi sinh cả tài sản để đổi láy niềm vui làng trong sạch(tin làng không theo giặc.) c. Kết bài: Đánh giá khái về tình yêu làng sâu sắc của ông Hai. Ông tiêu biểu cho hình tượng người nông dân Việt Nam sau cách mạng và trong kháng chiến chống Pháp.Hiểu về ông ta cảm phục tình yêu quê hương đất nước của người nông dân Việt Nam, gợi nhắc ta về niềm tự hào dân tộc... |
HĐ2. Nhận xét đánh giá về ưu điểm và nhược điểm trong bài làm - GV nhận xét những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của học sinh. - GV gọi hs dựa vào dàn ý trong bài tự nhận xét đánh giá bài làm của mình về những ưu và nhược điểm cần phát huy và khắc phục. |
II. Nhận xét đánh giá bài làm: 1. Ưu điểm: - Học sinh hiểu đề nắm được yêu cầu của đề bài và phương pháp làm bài, có nhiều bài viết tương đối tốt, điểm cao. 2. Nhược điểm: - Cách đặt câu dùng từ còn nhiều hạn chế. - Bài lập luận hệ thống ý còn sơ sài, chưa khai thác triệt để các nội dung liên quan đến nhân vật . - Chữ viết còn cẩu thả và sai chính tả nhiều. |
HĐ3. HDHS sửa lỗi trong bài làm - GV hướng dẫn học sinh vạch ra lỗi sai trong bài làm và sửa lỗi. - Cho hs đổi bài, phát hiện lỗi và nhận xét về bài làm của bạn. - GV gọi hs đọc bài viết xuất sắc - Gọi học sinh nhận xét . - Lấy điểm vào sổ. |
III. Sửa lỗi: - Sửa lỗi trong bài viết. |
4. Củng cố, luyện tập:
- GV nhận xét chung và biểu dương những bài làm tốt .
5. Hướng dẫn HS về nhà:
- VN xem lại cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hay đoạn truyện.
- Viết lại đề văn theo dàn ý đã chữa.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác:
- Giáo án: Sang thu
- Giáo án: Nói với con
- Giáo án: Nghĩa tường minh và hàm ý
- Giáo án: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)