Giáo án bài Sang thu - Giáo án Ngữ văn lớp 9
Giáo án bài Sang thu
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp HS phân tích những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của thiên nhiên, đất trời từ cuối hạ đầu thu.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ ca.
3. Thái độ
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, trân trọng giá trị của thiên nhiên.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
SGK, Sgv đọc các tài liệu tham khảo liên quan,chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, đọc và trả lời câu hỏi đọc- hiểu văn bản SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ: Việc chuẩn bị bài của học sinh.
- Học thuộc lòng bài: Viếng lăng Bác.
- Chỉ ra và phân tích các hình ảnh ẩn dụ của bài?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài
Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người và c/sống ở nông thôn, về thu. Nhiều vần thơ của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời tr/trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Sang thu là 1 trong những bài thơ như thế.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HDD1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích: - Gv hướng dẫn đọc và đọc mẫu, gọi hs đọc. - Đọc chú thích (*) và nêu những nét chính về tác giả? |
I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: 2. Chú thích: a. Tác giả: Hữu Thỉnh - Sinh năm: 1942 - Quê: Tam Dương - Vĩnh Phúc. - Năm 1963 ông nhập ngũ và bắt đầu sáng tác thơ. - Ông tham gia BCH hội nhà văn khóa III, IV, V. - Từ năm 2000 là Tổng thư kí Hội Nhà văn VN. |
H: Em biết gì về bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh? |
b. Tác phẩm: - Bài thơ “Sang thu” là một trong những bài thơ hay của nhà thơ ,được rút từ tập thơ “ Từ chiến hào về thành phố”. |
HĐ2. HDHS đọc hiểu văn bản: H: Bài thơ đc làm theo thể thơ nào? H: Chia bố cục hợp lí theo mạch cảm xúc của bài thơ ? |
II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Thể thơ: - Thơ năm chữ - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự và miêu tả. 2. Bố cục: 2 phần - Khổ 1, khổ cuối: Sự biến đổi của đất trời sang thu. - Khổ 2: Cảm nhận của nhà thơ về những biến chuyển về không gian lúc sang thu. |
H: Qua cảm nhận của tác giả từ cuối hạ sang đầu thu, t/nhiên đất trời có những biến đổi gì? Những h/ảnh thơ nào nói lên điều đó? |
3. Phân tích: a. Dấu hiệu giao mùa từ hạ sang thu: - Hương ổi lan tỏa vào không gian. - Những cơn gió mùa hè đã chuyển sang man mác se lạnh. - Sương giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm. - Nước trên sông không còn đục ngầu và cuồn cuộn chảy mà lững lờ trôi. - Những cánh chim bắt đầu vội vã ở những buổi h/ hôn. - Nắng cuối hạ còn sáng rực vàng, nhưng đã nhạt dần và cũng ít đi những cơn mưa rào ào ạt bất ngờ. - Bớt đi những tiếng sấm bất ngờ rền vang làm lay động những hàng cây cổ thụ. |
H: Em cảm nhận như thế nào về dấu hiệu mùa thu thiên nhiên đất trời mà tác giả miêu tả? H: Dấu hiệu mùa thu mà tác giả miêu tả trong bài thơ là đặc trưng của mùa thu ở vùng nào? |
→ Mọi hiện tượng đó của đất trời khi chuyển từ hạ sang thu đều rất quen thuộc, gần gũi, ai cũng đều biết, đều quen. Nhưng qua m/tả của nhà thơ giúp ta cảm nhận được đầy đủ vẻ đep êm ả, thanh bình của nó. ⇒ Dấu hiệu mùa thu rất riêng của vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ. |
H: Những từ ngữ nào thể hiện sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự giao mùa ấy? |
b. Cảm nhận của nhà thơ trước cảnh giao mùa: - Bỗng: Ngạc nhiên, bâng khuâng. - Phả vào: hương thơm bốc mạnh tỏa ra thành luồng, chứ không thoang thoảng. =>Nhà thơ vừa thấy hương ổi, vừa cảm nhận được cái se lạnh của gió đầu thu. - Chùng chình: nhân hóa, có ý vừa nhởn nhơ, chậm chạp vương vất bên ngõ xóm đường làng. - Hình như : Mùa thu về chưa thật rõ ràng, thu về đột ngột nhưng thật nhẹ nhàng làm cho nhà thơ chưa dám tin, chưa dám chắc. → Cảm giác “hình như” làm tăng thêm vẻ khói sương lơ đãng lúc thu sang. - Dềnh dàng: chậm chạp, rề rà, không vội vàng gì → cảm nhận bằng mắt → êm ả, tĩnh lặng. - Đám mây/ vắt nửa mình sang thu → nắng vẫn trải vàng nhưng đã nhạt dần. |
H: Nhận xét về sự cảm nhận của tác giả? |
→ Hữu Thỉnh cảm nhận thu về qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan (khứu giác, thị giác, xúc giác, thính giác) và sự rung động tinh tế của trái tim yêu thiên nhiên. |
H: Phân tích ý nghĩa của 2 dòng thơ cuối? |
- Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. + Nghĩa thực: tả về hiện tượng sấm và hàng cây lúc thu sang. + Nghĩa ẩn dụ: sấm- những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời -> đã bớt đi sự bất ngờ đối với những người từng trải- hàng cây. Đây là sự suy ngẫm của tác giả về nhân sinh, về quy luật của cuộc sống, nhân lúc nói về cảnh t/nhiên, đất trời sang thu. |
HĐ3. HDHS tổng kết: H: Nêu những nét đặc sắc về nội dung và n/thuật của đoạn thơ ? |
III. Tổng kết: 1. ND: Đất trời từ cuối hạ sang thu có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Nhà thơ đã cảm nhận hình ảnh mùa thu bằng sự cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm. 2. NT: Thể thơ 5 chữ, bài thơ giàu hình ảnh, các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ. |
4. Củng cố, luyện tập:
- Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa được t/giả miêu tả đặc sắc nhất qua h/ảnh, câu thơ nào? Vì sao?
- Đọc diễn cảm bài thơ? Nêu nội dung và nghệ thuật.
5. Hướng dẫn HS về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ và nắm nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài: “Nói với con” và trả lời câu hỏi đọc hiểu văn bản.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác:
- Giáo án: Nói với con
- Giáo án: Nghĩa tường minh và hàm ý
- Giáo án: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Giáo án: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)