(KHBD) Giáo án Nói với con (mới, chuẩn nhất)
Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án bài Nói với con đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:
(KHBD) Giáo án Nói với con (mới, chuẩn nhất)
Lưu trữ: Giáo án Nói với con (sách cũ)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp HS cảm nhận tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con. Tình yêu sâu nặng cùng niềm tự hào về sức sống của d/tộc, ảm nhận được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh của thơ ca miền núi.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ phong cách thơ miền núi.
3. Thái độ
- Giáo dục tình yêu gia đình, quê hương, trân trọng tình mẫu tử, phụ tử ; kính yêu cha mẹ.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
SGK, Sgv đọc các tài liệu tham khảo liên quan,chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, đọc và trả lời câu hỏi đọc- hiểu văn bản SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ: Việc chuẩn bị bài của học sinh.
- Đọc thuộc lòng bài: Sang thu
- Chỉ ra và phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong bài thơ “Sang thu” và các hình ảnh ẩn dụ của bài ?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
Lòng yêu thương con, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy được truyền thống tổ tiên, q/hương là 1 thứ tình cảm cao đẹp của con người VN ta suốt bao đời nay. Bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương cũng nằm trong cảm hứng phổ biến ấy.Nhưng nhà thơ có cách nói rất riêng của mình. Để hiểu rõ hơn nội dung bài thơ này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu qua bài học.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích: - GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc - GV gọi hs đọc - nhận xét. H: Đọc chú thích * và nêu những nét chính về tác giả? |
I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: 2. Chú thích: a.Tác giả: Y Phương - Sinh năm: 1948. - Quê: Cao Bằng. - Năm 1968: ông nhập ngũ, 1981 chuyển về công tác tại sở VH- thông tin Cao Bằng. - Từ 1993 là chủ tịch Hội VH n/thuật Cao Bằng. - Thơ ông t/hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu h/ảnh của người miền núi. |
H: Nêu những hiểu biết của em về bài thơ? |
b. Tác phẩm: - Bài thơ được in trong tập: Thơ VN 1945- 1985. |
HĐ2. HDHS đọc và hiểu văn bản : H: Xác định thể thơ ? H: Bài thơ được chia làm mấy đoạn? ND từng đoạn? |
II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Thể loại: Thơ tự do - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự miêu tả. 2. Bố cục: 2 đoạn. - Đ1:… “nhất trên đời”: con lớn lên trong tình y/ thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong c/sống l/động của q/hương. - Đ2: còn lại: lòng tự hào về sức sống m/mẽ, bển bỉ của con người quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy. |
H: T/yêu thương của cha mẹ với con cái t/hiện qua h/ảnh thơ nào? H: Hai câu thơ cho em cẩm nhận như thế nào về tình cảm gia đình ? |
3. Phân tích: a. Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con: * Con cái lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ - Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười → Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, tiếng nói cười của con đều được cha mẹ vui mừng chăm chút đón nhận. |
H: C/sống lao động của người đồng mình được t/giả tái hiện qua h/ảnh nào? Nhận xét của em về cuộc sống ấy? |
* Con được trưởng thành trong c/sống lao động và nghĩa tình của quê hương. C/sống lao động cần cù: Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát → Ken, cài- vừa m/tả cụ thể công việc, vừa nói lên sự gắn bó, quấn quýt.Núi rừng q/hương: Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng. → T/nhiên che chở, đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống. |
H: Vậy ở khổ thơ đầu cha đã nói với con những gì? |
→ Cha nói cho con biết về tình cảm cội nguồn, cho con cảm nhận trân trọng và gìn giữ. |
- Gọi Hs đọc H: Người đồng mình có những đức tính đáng quý gì? - HS đọc H: Người cha dặn dò, mong ước con điều gì qua việc nói với con những phẩm chất ấy? |
b. Đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha qua lời tâm tình với con: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn → Người đồng mình sống vất vả, mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với q/hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo. Sống trên đá không chê đá gập ghềnh …Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc. → Cha mong muốn con sống có nghĩa tình, thủy chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Người đồng mình thô sơ da thịt Nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương |
H: Cha còn nói với con những gì về con người nơi quê hương yêu dấu? |
→ Người đồng mình m/mạc nhưng giàu ý chí, n/tin. Họ thô sơ da thịt, nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí và ước mong XD quê hương. Bằng sự LĐ cần cù, nhẫn nại hàng ngày, đã làm nên quê hương với truyền thống, p/tục, tập quán tốt đẹp. Lên đường Không bao giờ được nhỏ bé. |
H: Người cha con mong ước ở con điều gì? H: Nhận xét về cách nói của người cha? H: Qua cách nói em cảm nhận gì về t/cảm của người cha với con, điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con là gì? |
→ Cha mong muốn con biết tự về t/thống q/hương, cần tự tin vững bước trên đường đời. - Giọng điệu trìu mến, các hình ảnh cụ thể, cách d/đạt mộc mạc theo cách nói của người dân miền núi, nhưng vẫn rất gợi cảm. ⇒ Tình cảm cha với con là t/cảm yêu thương, trìu mến t/tha. Điều lớn lao mà cha muốn truyền cho con chính là lòng tự hào về sức sống m/mẽ, bền bỉ về t/thống cao đẹp của q/hương và niềm tin khi bước vào đời. |
H: Nêu những nét đặc sắc về nội dung và n/thuật của bài thơ? |
III. Tổng kết: 1. ND: T/cảm thắm thiết của cha mẹ với con cái, ca ngợi s/sống bền bỉ và t/thống cao đẹp của q/hương và niềm mong ước con kế tục xứng đáng truyền thống ấy. 2. Nghệ thuật: Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên, giọng điệu t/tha, trìu mến, xây dựng h/ảnh cụ thể mà có tính k/quát, mộc mạc và giàu chất thơ. |
4. Củng cố, luyện tập:
- Đọc diễn cảm lại bài thơ?
- Cha nói những gì về cội nguồn với con? Từ đó cha gởi gắm mong ước gì từ phía con? Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật?
- Đặt mình vào n/vật người con, viết 1 bài văn ngắn về cảm xúc, s/nghĩ của mình khi nghe lời cha nói?
5. Hướng dẫn HS về nhà:
- VN học thuộc lòng bài thơ, nắm ND bài học.
- Xem trước bài: Nghĩa tường minh và hàm ý: đọc trả lời các câu hỏi bài tập.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác:
- Giáo án: Nghĩa tường minh và hàm ý
- Giáo án: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Giáo án: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Giáo án: Mây và sóng
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)