Giáo án Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Giáo án Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 11 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Trình bày được khái quát, hệ vận chuyển trong cơ thể động vật và nêu được một số dạng hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau.

- Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, phân biệt được các dạng hệ tuần hoàn ở động vật, mô tả được cấu tạo và hoạt động của hệ mạch và quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch (huyết áp, vận tốc máu và sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào).

- Trình bày được cấu tạo, hoạt động của tim và sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim. Giải thích được khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim.

- Nêu được hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.

- Phân tích được tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là hệ tim mạch. Trình bày được vai trò của thể dục, thể thao đối với tuần hoàn.

- Kể tên được các bệnh thường gặp về hệ tuần hoàn. Trình bày được một số biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động đọc sách, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập. Lưu trữ thông tin chọn lọc bằng ghi chú tóm tắt, các từ khóa; lựa chọn được nguồn tài liệu học tập phù hợp khi tìm hiểu về tuần hoàn ở động vật.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ. Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng khi thảo luận về các dạng hệ tuần hoàn, cấu tạo và hoạt động của tim, cấu tạo và hoạt động của hệ mạch.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức về tuần hoàn để đưa ra các biện pháp phòng tránh các bệnh tuần hoàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ tuần hoàn.

Quảng cáo

2. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến hệ tuần hoàn.

- Trách nhiệm: Chủ động, có ý thức cao trong nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công. Có thái độ và hành động phù hợp trong phòng chống lạm dụng rượu, bia.

- Trung thực: Có thái độ trung thực khi tìm hiểu thông tin, số liệu trong quá trình tìm hiểu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án.

- Các hình ảnh liên quan đến bài học: hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép, cấu tạo tim, hệ mạch,….

- Video về bệnh xơ vữa động mạch:

https://youtu.be/mTutmGzMFl0

- Video về hệ tuần hoàn: https://youtu.be/hGySAxAmRJQ

- Mô hình về hệ tuần hoàn, tim, mạch máu của động vật… (nếu có).

- Phiếu học tập.

Phiếu học tập số 1

1. Phân biệt hệ tuần hoàn kín với hệ tuần hoàn hở:

Điểm phân biệt

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

Dịch tuần hoàn

 

 

Đường đi của máu

 

 

Trao đổi chất của máu với các tế bào

 

 

Áp lực máu chảy trong động mạch

 

 

Đại diện sinh vật

 

 

2. Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép:

Điểm phân biệt

Hệ tuần hoàn đơn

Hệ tuần hoàn kép

Tim

 

 

Vòng tuần hoàn

 

 

Áp lực máu chảy trong động mạch

 

 

Đại diện sinh vật

 

 

 

Quảng cáo

Phiếu học tập số 2

Phân biệt các loại mạch máu trong hệ mạch về cấu tạo và chức năng:

Các loại mạch máu

Động mạch

Tĩnh mạch

Mao mạch

Cấu tạo

 

 

 

Chức năng

 

 

 

 

Quảng cáo

2. Học sinh

- Đọc và chuẩn bị bài, tìm hiểu trước thông tin về tuần hoàn ở động vật.

- Các đồ dùng học tập khác theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới.  Huy động được những kiến thức kĩ năng kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích mong muốn tìm hiểu bài học mới.

b. Nội dung:

- GV sử dụng phương pháp trực quan và kĩ thuật hỏi đáp, yêu cầu HS quan sát video và đặt vấn đề: Mạch máu bị hẹp hoặc tắc do xơ vữa có thể gây hậu quả gì đối với cơ thể?

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Sinh học 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
Tài liệu giáo viên