(KHBD) Giáo án Sinh học 11 Bài 24 (mới, chuẩn nhất)

Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 11 Bài 24 đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:

(KHBD) Giáo án Sinh học 11 Bài 24 (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CTST Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 CTST Xem thử Giáo án Sinh 11 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 Cánh diều

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CTST Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 CTST Xem thử Giáo án Sinh 11 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 Cánh diều




Lưu trữ: Giáo án Sinh học 11 Bài 24 (sách cũ)

I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1, Kiến thức:

- Nêu được khái niệm về ứng động.

- Phân biệt được ứng động với hướng động.

- Phân biệt được bản chất ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng.

- Nêu được một số ví dụ về ứng động không sinh trưởng.

- Trình bày được vai trò của ứng động trong đời sống thực vật.

2, Kỹ năng:

- Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp.

- Làm việc theo nhóm.

3, Thái độ: Hình thành ý thức biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống.

4, Năng lực

a, Năng lực chung.

- Năng lực tự học

- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực hợp tác.

b, Năng lực đặc thù.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học

- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống

- Năng lực sáng tạo

5, Phương pháp:

HS làm việc độc lập với SGK.

HS làm việc theo nhóm + vấn đáp.

II. CHUẨN BỊ

GV: Chuẩn bị tranh ảnh phóng to hình 24.1, 24.2, 24.3 trong SGK.

HS: Đem theo cây trinh nữ.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp học (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

Câu 1. Cảm ứng của thực vật là gì? Khái niệm hướng động?

Câu 2. Các kiểu hướng động ở thực vật?

3. Bài mới (40p)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Thực vật sống cố định trên một vị trí của mặt đất,  bằng cách gì cây có thể thích ứng với mọi thay đổi  của các yếu tố không định hướng trong môi trường sống? Để hiểu rõ hơn chúng ta vào bài mới.

B. Hình thành kiến thức (33p)

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm ứng động

-  GV treo tranh 23.1 và 24.1 cho HS quan sát, tư duy, thảo luận nhóm và làm bài tập: Tìm hiểu sự khác biệt trong phản ứng của cây  (h23.1) và vận động nở hoa (h23.2) về

+ Hướng kích thích

+ Cơ quan thực hiện

- GV: Ứng động là gì?

- GV: Nhận xét và bổ sung: Ứng động thường là vận động cảm ứng liên quan đến đồng hồ sinh học.

- GV: Dựa vào tác nhân kích thích người ta chia ưng động thành những loại nào?

- GV: Tùy theo vận động có gây sự sinh trưởng của thực vật hay không mà người ta chia ra ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.

Học sinh xác định được sự khác biệt đó là:

- Hướng trả lời kích thích:

+ Hướng động: Kích thích định  hướng, cơ quan thực hiện hình trụ (thân, ngọn, rễ)

+ Ứng động: kích thích từ mọi phía, cơ quan thực hiện dẹp, kiểu lưng bụng (lá, hoa)

HS: Đại  diện  trả lời

HS: Quang ứng động, nhiệt ứng động …

I. KHÁI NIỆM ỨNG ĐỘNG:

- Ứng động  là vận động của cây phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân môi trường tác động đồng đều đến các bộ phận của cây.

- Tùy theo vận động có gây sự sinh trưởng của thực vật hay không mà người ta chia ra ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng

**NL được hình thành:

- Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng  thực tế.Năng lực khái quát hóa.

- NL tư duy rút ra kiến thức

- NL hợp tác làm việc nhóm.

- NL sử dụng ngôn ngữ

- năng lực hợp tác

- NL suy luận lôgic.

- NL sử dụng ngôn ngữ, trình bày

Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu ứng động

- GV chia lớp thành 4 nhóm, nhóm 1,2 tìm hiểu về ứng động sinh trưởng. Nhóm 3, 4 tìm hiểu về ứng động không sinh trưởng theo bảng sau:

(KHBD) Giáo án Sinh học 11 Bài 24 (mới, chuẩn nhất)

- GV nhận xét và hoàn thiện

- GV: Sinh trưởng là gì?

- GV: Ứng động sinh trưởng là gì? Để biết được chúng ta trở lại phân tích ví dụ ứng động nở hoa của cây bồ công anh

- Về hình thái của cánh hoa khi nở và khi cụp lại?

- Tốc độ sinh trưởng của tế bào ở hai phía của cánh hoa như thế nào?

- GV nhận xét và kết luận.

- GV: Vậy ứng động sinh trưởng là gì? Cơ chế của ứng động sinh trưởng?

- GV: Nguyên nhân nào làm cho tốc độ sinh trưởng của tế bào hai phía đối diện của cơ quan khác nhau như vây?

- GV yêu cầu hs lấy một số ví dụ về ứng động sinh trưởng

* Liên hệ: Trong sản xuất con người đã lợi dụng tính ứng động sinh trưởng của thực vật để làm gì?

- GV: Thế nào là ứng động không sinh trưởng?

- GV: Quan sát hình 24.2 và 24.3 trả lời các câu hỏi sau

+ Hiện tượng gì xảy ra khi chạm tay vào cây trinh nữ?

+ Nguyên nhân nào làm cho cây trinh nữ cụp lại khi va chạm và tế bào khí khổng đóng mở?

+ Tại sao hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ và đóng mở khí khổng là ứng động không sinh trưởng?

- GV: Kiểu ứng động trên gọi là ứng động sức trương. Ngoài kiểu ứng động trên thì ứng động không sinh trưởng còn có loại nào nữa?

- GV: Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động. Yêu cầu HS đọc mục em có biết

Rút ra cơ chế dẫn đến hiện tượng bắt mồi của cây gọng vó?

Vậy cơ chế của ứng động sinh trưởng là gì?

- GV: hãy nêu thêm một số ví dụ về ứng động không sinh trưởng?

- Các nhóm thảo luận, phân công nhiệm vụ hoàn thiện nội dung được giao

- Đại diện trả lời

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

HS: trả lời

HS thảo luận nhóm và trả lời.

HS: Trả lời.

HS: Do sự phân bố hoocmôn thực vật

HS: Trồng hoa, giữ cho hoa nở đúng dịp tết, kéo dài thời gian ngủ của chồi.

HS: Trả lời

HS: Thảo luận và đại diện trả lời

+ Khi chạm tay vào cây trinh nữ lá và cuống lá sẽ cụp lại

+ Do sự thay đổi sức trương nước của tế bào chuyên hóa

+ Gọi là ứng động không sinh trưởng do không có sự phân chia và lớn lên của tế bào.

HS: Trả lời

HS: Do sự xuất hiện điện thế lan truyền kích thích

HS: Trả lời

HS: Vận động bắt mồi của cây nắp ấm và cây bèo đất...

II. CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG

1. Ứng động sinh trưởng

- Khái niệm: Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía đối diện các cơ quan (lá, cánh hoa).  Thường là vận động liên quan đến đồng hồ sinh học.

- Phân loại: Quang ứng động và nhiệt ứng động

- Cơ chế: Do tốc độ sinh trưởng không đồng đều tại 2 phía đối diện của cơ quan gây nên, do sự phân bố hoocmon thực vật.

- Ví dụ: Vận động nở hoa của hoa tuylip, hoa mười giờ nở vào lúc 10h, vào mùa đông lạnh lá rụng và chồi ngủ...

2. Ứng động không sinh trưởng

- Khái niệm: Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây

- Phân loại: Ứng động sức trương, ứng động tiếp xúc và hóa ứng động.

- Cơ chế: Do biến đổi hàm lượng nước trong tế bào chuyên hóa và sự xuất hiện điện thế lan truyền kích thích.

- Ví dụ: Cụp lá của cây trinh nữ, đóng mở của khí khổng, vận động bắt mồi của cây gọng vó, cây nắp ấm...

** Hình thành các năng lực đọc hiểu.

- Năng lực quan sát tranh.

- Năng lực phân tích so sánh.

- Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng  thực tế.Năng lực khái quát hóa.

- NL tư duy rút ra kiến thức.

- NL hợp tác làm việc nhóm.

- NL sử dụng ngôn ngữ.

- năng lực hợp tác.

- NL suy luận lôgic.

- NL sử dụng ngôn ngữ, trình bày.

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của ứng động đối với thực vật

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, nêu ý kiến của mình về vai trò của ứng động đối với đời sống TV?

GV gợi ý bằng các câu hỏi:

- Hiện tượng hoa nở hay cụp lại dưới tác động của nhiệt độ, ánh sáng có ý nghĩa như thế nào?

- Ở vùng khí hậu lạnh cây rụng lá, chồi ngủ có ý nghĩa như thế nào?

- Cây trinh nữ cụp lại khi va chạm có ý nghĩa như thế nào?

- Hiện tượng bắt mồi của một loại thực vật có ý nghĩa như thế nào?

GV nhận xét và kết luận.

HS thảo luận nhóm và đại diện trả lời

III.VAI TRÒ CỦA ỨNG ĐỘNG:

Tạo sự thích nghi đa dạng cho thực vật đối với sự thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển

C. Luyện tập – Vận dụng (3p)

+ Ứng động là gì? đặc điểm kích thích trong ứng động?

+ Có bao nhiêu loại ứng động? Cơ sở phân loại?

D. Mở rộng (4p)

- So sánh hướng động và ứng động? bằng cách lập bảng:

Đáp án: SO SÁNH HƯỚNG ĐỘNG VÀ ỨNG ĐỘNG

(KHBD) Giáo án Sinh học 11 Bài 24 (mới, chuẩn nhất)

4. Hướng dẫn về nhà (1p)

- Trả lời các câu hỏi SGK

- Chuẩn bị bài thực hành

Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 11 mới, chuẩn theo định hướng phát triển năng lực hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
Tài liệu giáo viên