(KHBD) Giáo án Sinh học 11 Bài 28 (mới, chuẩn nhất)
Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 11 Bài 28 đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo. Mời các bạn đón đọc:
(KHBD) Giáo án Sinh học 11 Bài 28 (mới, chuẩn nhất)
Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CTST Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 CTST Xem thử Giáo án Sinh 11 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 Cánh diều
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CTST Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 CTST Xem thử Giáo án Sinh 11 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 Cánh diều
Lưu trữ: Giáo án Sinh học 11 Bài 28 (sách cũ)
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm điện sinh học
- Trình bày được cơ chế hình thành điện thế nghỉ.
2. Kĩ năng
- Tư duy loogic, phân tích tranh hình nhận biết kiến thưc
- Khái quát hóa
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
3. Xác định nội dung trọng tâm của bài: khái niệm điện thế nghỉ, cách đo điện thế nghỉ
4. Định hướng các năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề. Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình ảnh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Tranh hình SGK phóng to, bảng 28 SGK trang 115.
III. PHƯƠNG PHÁP
Trực quan tìm tòi, dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp học (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (3p)
- Trình bày cấu tạo và hoạt động của hệ thần kinh dạng ống?
- Phân biệt cảm ứng của hệ thần kinh dạng lưới, dạng chuỗi và dạng ống?
3. Bài mới (40p)
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt được |
---|---|---|
A. Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. GV đặt vấn đề vào bài mới. Hiện tượng một số loài cá ( Cá đuôi điện) có khả năng phóng ra nguồn điện để tấn công kẻ thù, chân một số loài sinh vật bị cắt ra khỏi cơ thể vẫn có khả năng co giật. Điều đó chứng tỏ rằng trong tế bào sống của các loài sinh vật có điện, vậy điện trong cơ thể của sinh vật sống có giống điện bình thường hay không? |
||
B. Hình thành kiến thức (33p) |
||
Hoạt động 1: Tìm hiểu Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống |
||
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi + Nhóm sinh vật nào có Hệ TK dạng ống? + Đặc điểm của Hệ TK dạng ống? + Dựa vào kiến thức đã học ở Sinh học 8, hãy hệ thống bằng sơ đồ các thành phần của hệ thần kinh dạng ống ở động vật có xương sống. GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận |
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. |
I. Điện thế hoạt động. - Khi bị kích thích thì tế bào thần kinh hưng phấn và xuất hiện điện thế hoạt động. 1. Đồ thị điện thế hoạt động. - Điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động khi tế bào bị kích thích xẩy ra qua 3 giai đoạn: + Mất phân cực: Mặt trong và ngoài màng tế bào trung hoà về điện. + Đảo cực: Mặt trong mang điện (+), mặt ngoài mang điện (-). + Tái phân cực: Trở về trạng thái của điện thế nghỉ, mặt trong mang điện (-), mặt ngoài mang điện (+). **NL được hình thành: -NL quan sát hình ảnh, suy luận kiến thức từ tranh hình - NL hợp tác làm việc nhóm. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu Hoạt động của Hệ TK dạng ống |
||
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 28, hình 28.2 SGK trả lời câu hỏi + Cơ chế hình thành điện thế nghỉ? + Ở bên trong tế bào, loại ion dương nào có nồng độ cao hơn và loại ion dương nào có nồng độ thấp hơn? + Loại ion dương nào đi qua màng tế bào và nằm sát lại mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài tích điện dương so với mặt trong tích âm? GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận |
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. |
II. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH ĐIỆN THẾ NGHỈ. Điện thế nghỉ chủ yếu được hình thành do 3 yếu tố sau: 1. Sự phân bố ion ở 2 bên màng tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào. - Nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào → K+ có xu hướng di chuyển ra ngoài tế bào. - Nồng độ Na+ bên trong tế bào thấp hơn bên ngoài tế bào → Na+ có xu hướng di chuyển vào trong tế bào. 2. Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion. - Cổng K+ mở cho các K+ đi ra và giữ lại các anion(-) lại bên trong màng, tạo lực phát tĩnh điện giữa các ion trái dấu. - K+ tạo lớp tích điện dương ngoài màng tế bào. 3. Bơm Na - K - Chuyển K+ từ ngoài vào trong tế bào làm cho K+ trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài. - Chuyển Na+ từ trong tế bào ra ngoài làm cho Na+ ngoài tế bào cao hơn trong tế bào. **NL được hình thành: ** Hình thành các năng lực đọc hiểu. - Năng lực quan sát tranh. - Năng lực phân tích so sánh. - Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng thực tế.Năng lực khái quát hóa. - NL tư duy rút ra kiến thức. - NL hợp tác làm việc nhóm. - NL sử dụng ngôn ngữ. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu điện thế hoạt động |
||
GV: Nhắc lại thế nào là điện thế nghỉ? → Từ câu trả lời trên em hãy cho biết thế nào điện thế hoạt động (điện động). GV: nhận xét, bổ sung → kết luận GV: + Ở giai đoạn mất phân cực và giai đoạn đảo cực, loại ion nào đi qua màng tê bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì? + Ở giai đoạn tái phân cực loại ion nào đi qua màng tê bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì? GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận |
HS: Nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi. |
III. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG 1. Khái niệm. - Khi tế bào thần kinh bị kích thích: Điện thế nghỉ → Điện thế hoạt động. - Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. 2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động - Khi bị kích thích với cường độ đủ mạnh (đạt tới ngưỡng) thì tính thấm của màng nơron ở nơi bị kích thích thay đổi, kênh Na+ mở rộng, nên Na+ khuếch tán qua màng vào bên trong tế bào gây nên sự mất phân cực (khử cực) rồi đảo cực. - Tiếp sau đó kênh Na+ bị đóng lại và kênh K+ mở, K+ tràn qua màng ra ngoài tế bào, gây nên sự tái phân cực. ** Hình thành các năng lực đọc hiểu. - Năng lực quan sát tranh. - Năng lực phân tích so sánh. - Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng thực tế.Năng lực khái quát hóa. - NL tư duy rút ra kiến thức. - NL hợp tác làm việc nhóm. - NL sử dụng ngôn ngữ. |
C. Luyện tập – Vận dụng (3p)
Khi trời rét, thấy môi tím tái, sởn gai ốc, ta vội đi tìm áo ấm mặc. Hãy phân tích xem có những bộ phận nào của hệ thần kinh tham gia vào phản ứng trên và đó là phản xạ gì, thuộc những loại nào?
- GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về khái niệm ĐT hoạt động, sự lan truyền thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và có bao miêlin và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố.
Câu 1: Nguyên nhân, các giai đoạn hình thành điện thế hoạt động?
Câu 2: So sánh sự lan truyền thần kinh trên sợi thần kinh không có và có bao miêlin?
D. Mở rộng (4p)
4. Hướng dẫn về nhà (1p)
GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK. Chuẩn bị trước cho bài 30
Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 11 mới, chuẩn theo định hướng phát triển năng lực hay khác:
- Giáo án Bài 24: Ứng động
- Giáo án Bài 25: Thực hành: Hướng động
- Giáo án Bài 26, 27: Cảm ứng ở động vật
- Giáo án Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
- Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)