Giáo án Sinh học 11 Bài 48: Ôn tập chương 2, 3 và 4
Với mục đích giúp các Thầy / Cô dễ dàng biên soạn Giáo án Sinh học 11 Bài 48: Ôn tập chương 2, 3 và 4, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Sinh học 11 mới nhất bám sát mẫu Giáo án môn Sinh học chuẩn theo định hướng phát triển năng lực của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Sinh học 11 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.
Giáo án Sinh học 11 Bài 48: Ôn tập chương 2, 3 và 4
Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1, Kiến thức.
Khái quát được các kiến thức cơ bản, trọng tâm của chương II và các bài 34,35,36.
Vận dụng được kiến thức giải thích các hiện tượng liên quan và làm các bài tập vận dụng.
Đánh giá mức độ nắm kiến thức của bản thân từ đó có ý thức diều chỉnh cho phù hợp.
2, Kỹ năng.
Rèn luyện được kĩ năng tổng hợp, khái quát hoá và hệ thống hoá.
Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông.
3, Thái độ.
Thấy được vai trò của việc hệ thống, khái quát kiến thức trong ôn tập.
4. Trọng tâm bài dạy: Hệ thống nội dung kiến thức chương 2, bài 34,35,36
5. Định hướng các năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề. Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực chuyên biệt: Hệ thống hóa các kiến thức cũ, vận dụng làm bài tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sử dụng bảng khái quát kiến thức.
III. PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp dạy học hỏi đáp tái hiện và tính tự học của học sinh.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp học (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (0p)
3. Bài mới (40p)
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
HTNL |
---|---|---|
Hoạt động I: Hệthống kiến thức phần cảm ứng. GV: Hệ thống lại kiến thức về hệ hô hấp, tuần hoàn giúp học sinh tái hiện lại kiến thức GV: Hỏi. - Phân biệt hướng động với ứng động? Cho ví dụ? - So sánh cảm ứng của động vật với cảm ứng của thực vật? - Lấy ví dụ và nêu cơ chế của từng loại hướng động, ứng động? HS: Vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi. GV: Sử dụng phương pháp thuyết trình để phân tích các nội dung kiến thức về cảm ứng của động vật cho học sinh nắm kiến thức và hỏi: Tại sao truyền tin qua xináp lại chỉ đi theo một chiều? Nêu chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh? HS: Vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi. |
I. Hệ thống kiến thức phần cảm ứng. 1. Cảm ứng ở thực vật. - Phân biệt hướng động với ứng động. + Hướng động tác nhân từ 1 phía. + Ứng động tác nhân từ mọi phía. - Cơ chế của hướng động và ứng động. - Phân loại ứng động: + ứng động sinh trưởng: Nở hoa. + ứng động không sinh trưởng: Cụp lá cây trinh nữ. - Phân loại hướng động: + Hướng động dương: Hướng về tác nhân. + Hướng động âm: Xa tác nhân. 2. Cảm ứng ở động vật. - Phản xạ. các bộ phận của một cung phản xạ. - Cảm ứng ở các nhóm động vật: + Chưa có tổ chức thần kinh: Toàn thân, tốn năng lượng. + Thần kinh dạng lưới: Toàn thân, tốn nhiêug năng lượng. + Thần kinh dạng chuỗi hạch: Tại một vùng xác định, tốn ít năng lượng hơn. + Thần kinh dạng ống: Rất chính xác, ttót rất ít năng lượng. + Chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh: - Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động: Cơ chế, đặc điểm. - Truyền tin qua xináp: + Cấu tạo: Chuỳ, màng trước, khe, màng sau. + Quá trình truyền tin theo một chiều. - Phân biệt 2 dạng tập tính học được với tập tính bẩn sinh. |
- NL phân biệt hướng động với ứng động - Nl hệ thống hóa kiến thức phần cảm ứng ở thực vật - NL hệ thống hóa, tái hiện kiến thức phần cảm ứng ở động vật - NL so sánh cảm ứng TV với cảm ứng ĐV - NL phân biệt các dạng tập tính. - NL hệ thống hóa kiến thức phần ST và PT ở thực vật - NL Phân biệt các lạo mô phân sinh, các kiểu sinh trưởng… - NL vận dụng vào thực tiễn - NL vận dụng giải quyết bài tập |
Hoạt động II: Tìm hiểu: Sinh trưởng và phát triển. – Cả lớp. - Mục tiêu: - Hệ thống hoá kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật - Thời gian: 15 phút. - Đồ dùng dạy học: Hệ thống câu hỏi. - Cách tiến hành: +B1: GV. Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi. - Nêu khái niệm và dặc điểm sinh trưởng của thực vật? - Phân biệt sinh trưởng sơ cấp với sinh trưởng thứ cấp? - Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật? - Hooc môn thực vật là gì? Kể tên những hoocmôn thực vật phổ biến và ứng dụng trong đời sống? |
II. Hệ thống kiến thức sinh trưởng và phát triển ở thực vật. * Sinh trưởng. - Khái niệm: - Phân biệt mô phân sinh đinh với mô phân sinh bên. - Phân biệt sinh trưởng sơ cấp với sinh trưởng thứ cấp: - Phân biệt tuổi cây lâu năm với tuổi cây 1 năm. - Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng: nhân tố bên trong và bên ngoài. - Hooc môn thực vật: + Khái niệm, đặc điểm hoocmôn. + Vị trí sinh ra, tác động của từng loại hoocmôn. * Phát triển. - Khái niệm. - Khái niệm quang chu kì, phân biệt cây ngày dài, ngày ngắn. - ứng dụng kiến thức sinh trưởng, phát triển vào trồng trọt. |
|
Hoạt động III: Câu hỏi và bài tập ứng dụng. GV: Ra bài tập yêu cầu học sinh hoàn thành các bài tập và câu hỏi trong thời gian 15 phút? |
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG. |
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG.
Bài 26, 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
123. Ở động vật đa bào:
A. chỉ có hệ thần kinh dạng lưới
B. chỉ có hệ thần kinh chuỗi hạch
C. chỉ có hệ thần kinh dạng ống.
D. hoặc A, hoặc B, hoặc C
124. Thủy tức phản ứng như thế nào khi ta dùng kim nhọn châm vào thân nó?
A. Co những chiếc vòi lại
B. Co toàn thân lại.
C. Co phần thân lại.
D. Chỉ co phần bị kim châm.
125. Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống ở người từ trên xuống theo thứ tự:
A. Não bộ → Hạch thần kinh → Dây thần kinh → Tủy sống.
B. Hạch thần kinh → Tủy sống → Dây thần kinh → Não bộ.
C. Não bộ → Tủy sống → Hạch thần kinh → Dây thần kinh.
D. Tủy sống → Não bộ → Dây thần kinh → Hạch thần kinh.
126. Giả sử đang đi chơi bất ngờ gặp 1 con chó dại ngay trước mặt , bạn có thể phản ứng ( hành động ) như thế nào?
A. Bỏ chạy.
B. tìm gậy hoặc đá để: đánh hoặc ném
C. Đứng im.
D. Một trong các hành động trên.
127. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở những động vật:
A. nghành ruột khoang
B. giun dẹp, đỉa, côn trùng
C. cá, lưỡng cư, bò sát.
D. Chim, thú.
128. Một bạn học sinh lỡ tay chạm vào chiếc gai nhọn và có phản ứng rụt tay lại. Em hãy chỉ ra theo thứ tự: tác nhân kích thích → Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên:
A. Gai → Thụ quan đau ở tay → Tủy sống → Cơ tay.
B. Gai → tủy sống → Cơ tay → Thụ quan đau ở tay.
C. Gai → Cơ tay → Thụ quan đau ở tau → Tủy sống.
D. Gai → Thụ quan đau ở tay → Cơ tay → Tủy sống
129. Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ ( Như co 1 chân ) khi bị kích thích?
A. Số lượng tế bào thần kinh tăng lên.
B. Mỗi hạch là 1 trung tâm điều khiển 1 vùng xác định của cơ thể
C. Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau.
D. Các hạch thần kinh liên hệ với nhau.
130. Trùng biến hình thu chân giả để:
A. bơi tới chỗ nhiều ôxi
B. tránh chỗ nhiều ôxi
C. tránh ánh sáng chói.
D. Bơi tới chỗ nhiều ánh sáng.
131. Kể thứ tự chính xác sơ đồ cung phản xạ tự vệ ở người:
A. Thụ quan đau ở da → Đường cảm giác → Tủy sống → Đường vận động → Cơ co
B. Thụ quan đau ở da → Đường vận động → Tủy sống → Đường cảm giác → Cơ co
C. Thụ quan đau ở da → Tủy sống → Đường cảm giác → Đường vận động → Cơ co
D. Thụ quan đau ở da → Đường cảm giác → Đường vận động → Tủy sống → Cơ co
Bài 28: ĐIỆN THẾ NGHỈ
132. Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống là:
A. – 50mV
B. – 60mV.
C. – 70mV.
D. – 80mV
134. Để duy trì điện thế nghỉ, bơm K+ - Na+ có vai trò chuyển:
A. Na+ từ ngoài vào trong màng.
B. Na+ từ trong ra ngoài màng.
C. K+ từ trong ra ngoài màng.
D. K+ từ ngoài vào trong màng.
135. Khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi:
A. cổng K+ và Na+ cùng đóng.
B. cổng K+ mở và Na+ đóng.
C. cổng K+ và Na+ cùng mở.
D. cổng K+ đóng và Na+ mở.
137. Mặt ngoài của màng tế bào thần kinh ở trạng thái nghỉ ngơi (Không hưng phấn) tích điện:
A. Trung tính.
B. Dương.
C. Âm.
D. Hoạt động
Bài 29: ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
138. Xung thần kinh là:
A. sự xuất hiện điện thế hoạt động
B. thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động
C. thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động
D. thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động
139. Khi bị kích thích, điện thế nghỉ biến thành điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn theo thứ tự:
A. Mất phân cực ( Khử cực) → Đảo cực → Tái phân cực.
B. Đảo cực → Tái phân cực → Mất phân cực ( Khử cực)
C. Mất phân cực ( Khử cực) → Tái phân cực → Đảo cực
D. Đảo cực → Mất phân cực ( Khử cực) → Tái phân cực.
140. Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin lại “nhảy cóc”?
A. Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.
B. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh.
C. Vì sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.
D. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.
Bài 29: TRUYỀN TIN QUA XI NÁP
143. Diện tiếp xúc giữa các nơron, giữa các nơron với cơ quan trả lời được gọi là:
A. Diện tiếp diện.
B. Điểm nối.
C. Xináp.
D. Xiphông.
144.Cấu trúc không thuộc thành phần xináp là:
A. khe xináp.
B. Cúc xináp.
C. Các ion Ca+.
D. màng sau xináp.
145.Vai trò của ion Ca+ trong sự chuyển xung điện qua xináp:
A. Tạo môi trường thích hợp để các chất trung gian hoá học hoạt động.
B. Xúc tác sự tổng hợp chất trung gian hoá học.
C. Tăng cường tái phân cực ở màng trước xináp.
D. Kích thích gắn túi chứa chất trung gian hoá học vào màng trước xináp và vỡ ra.
146.Nguyên nhân làm cho tốc độ truyền tin qua xináp hóa học bị chậm hơn so với xináp điện là:
A. Diện tiếp xúc giữa các nơron khá lớn nên dòng điện bị phân tán.
B. Cần có thời gian để phá vỡ túi chứa và để chất môi giới khuếch tán qua khe xináp.
C. Cần đủ thời gian cho sự tổng hợp chất môi giới hoá học.
D. Phải có đủ thời gian để phân huỷ chất môi giới hoá học
147.Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn theo thứ tự:
A. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp → Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp → axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp
B. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp → axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp → Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp
C. axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp → Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp → Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp
D. Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp → Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp → axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp
Bài 31.32: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
148. Tập tính ở động vật được chia thành các loại sau:
A. bẩm sinh, học được, hỗn hợp
B. bẩm sinh, học được
C. bẩm sinh, hỗn hợp
D. học được, hỗn hợp
149.Học sinh đi học đúng giờ là loại tập tính:
A. bẩm sinh
B. hỗn hợp
C. học được
D. cả 3 đều đúng
120. Sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tính:
A. kích thích → hệ thần kinh → cơ quan thụ cảm → cơ quan thực hiện → hành động
B. kích thích → cơ quan thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành động
C. kích thích → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → cơ quan thụ cảm → hành động
D. kích thích → cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động
121. Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính:
A. học được
B. bẩm sinh
C. hỗn hợp
C. vừa bẩm sinh. vừa hỗn hợp
122. Người đi máy trên đường thấy đèn đỏ thì dừng lại là tập tính
A. học được
B. bẩm sinh
C. hỗn hợp
C. vừa bẩm sinh. vừa hỗn hợp
123. Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập:
A. in vết.
B. quen nhờn.
C. điều kiện hoá.
D. học ngầm
124. Ngỗng con mới nở chạy theo người là kiểu học tâp:
A. in vết.
B. quen nhờn.
C. điều kiện hoá.
D. học ngầm
125. Páp Lốp làm thí nghiệm - vừa đánh chuông, vừa cho chó ăn giúp chó học tập kiểu:
A. in vết.
B. quen nhờn.
C. điều kiện hoá đáp ứng.
D. học ngầm
126. Khi thấy đói bụng chuột chạy vào lồng nhấn bàn đạp để lấy thức ăn là kiểu học tập:
A. in vết.
B. quen nhờn.
C. học khôn.
D. điều kiện hoá hành động.
127. Tinh tinh xếp các hòm gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao là kiểu học tập:
A. in vết.
B. học khôn.
C. học ngầm
D. điều kiện hoá.
128. Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp. đây là 1 ví dụ về hình thức học tâp:
A. quen nhờn.
B. điều kiện hoá đáp ứng.
C. học khôn.
D. điều kiện hoá hành động.
129. Thầy dạy toán yêu cầu bạn giải 1 bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có, bạn đã giải được bài tập đó. Đây là 1 ví dụ về hình thức học tập:
A. in vết.
B. học khôn.
C. điều kiện hoá đáp ứng.
D. học ngầm
130. Nếu thả 1 hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa , rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu và chân vào mai nữA. Đây là 1 ví dụ về hình thức học tập:
A. in vết.
B. quen nhờn.
C. học ngầm
D. học khôn.
131. Hổ, báo bò sát đất đến gần con mồi rồi rượt đuổi cắn vào cổ con mồi là tập tính:
A. kiếm ăn.
B. bảo vệ lãnh thổ.
C. sinh sản.
D. di cư.
132. Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho các con đực khác là tập tính:
A. kiếm ăn.
B. sinh sản.
C. di cư.
D. bảo vệ lãnh thổ.
134. Đến mùa sinh sản Công đực thường nhảy múa và khoe mẽ bộ lông là tập tính:
A. kiếm ăn.
B. bảo vệ lãnh thổ.
C. sinh sản.
D. di cư.
135. Cò coăm thay đổi nơi sống theo mùa là tập tính:
A. kiếm ăn.
B. sinh sản.
C. di cư.
D. bảo vệ lãnh thổ.
136. Trong 1 đàn gà có 1 con có thể mổ bất kì con nào trong đàn là tập tính:
A. thứ bậc.
B. bảo vệ lãnh thổ.
C. vị tha.
D. di cư.
137. Kiến lính sắn sàng chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tập tính:
A. thứ bậc.
B. bảo vệ lãnh thổ.
C. vị tha.
D. di cư.
138. Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá là tập tính:
A. bảo vệ lãnh thổ.
B. sinh sản.
C. Xã hội.
D. kiếm ăn
139. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó là tập tính:
A. bảo vệ lãnh thổ.
B. sinh sản.
C. di cư.
D. Xã hội
140. Chim én tránh rét vào mùa đông là tập tính:
A. bảo vệ lãnh thổ.
B. sinh sản.
C. di cư.
D. Xã hội
141. Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính:
A. bảo vệ lãnh thổ.
B. sinh sản.
C. di cư.
D. Xã hội
142. Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với con cái là tập tính:
A. sinh sản.
B. bảo vệ lãnh thổ.
C. di cư.
D. Xã hội
143. Dạy voi, khỉ, hổ làm xiếc ừa ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào:
A. săn bắn.
B. giải trí.
C. bảo vệ mùa màng.
D. an ninh quốc phòng
144. Dạy chó, chim ưng săn mồi là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào:
A. săn bắn.
B. giải trí.
C. bảo vệ mùa màng.
D. an ninh quốc phòng
145. Làm bù nhìn ở ruộng, nương để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào:
A. săn bắn.
B. giải trí.
C. bảo vệ mùa màng.
D. an ninh quốc phòng
146. Nghe tiếng kẻng, trâu bò nuôi trở về chuồng là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào:
A. săn bắn.
B. giải trí.
C. bảo vệ mùa màng.
D. chăn nuôi
147. Ứng dụng chó để bắt kẻ gian và phát hiện ma tuý là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào.
A. săn bắn.
B. giải trí.
C. bảo vệ mùa màng.
D. an ninh quốc phòng.
Bài 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
148. Thư tự các loại mô phân sinh tính từ ngọn đến rễ cây 2 lá mầm là:
A. mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ
B. mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên
C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh bên
D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh đỉnh rễ
149. Mô phân sinh là nhóm các tế bào:
A. đã phân hoá
B. chưa phân hoa, duy trì được khả năng nguyên phân
C. đã phân chia
D. Chưa phân chia
150. Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ:
A. cây có vòng đời dài
B. cây có vòng đời trung bình
C. vòng năm
D. cây có vòng đời ngắn
151. Ở cây ngô sinh trưởng chậm ở nhiệt độ:
A. 10 → 37oC
B. 15 → 30oC
C. 20 → 35oC
D. 25 → 38oC
152. Ở cây ngô sinh trưởng nhanh ở nhiệt độ:
A. 30 → 37oC
B. 35 → 40oC
C. 33 → 45oC
D.37 → 44oC
Bài 35: HOOC MÔN THỰC VẬT
153. Hooc môn thực vật có tính chuyên hoá:
A. cao hơn hooc môn ở động vật bậc cao
B. thấp hơn hooc môn ở động vật bậc cao
C. vừa phải
D. Không có tính chuyên hoá
154. Cơ quan nào của cây sau đây cung cấp Au xin (AIA)
A. Hoa
B. Lá
C. Rễ
D. Hạt
156. Trong cây Gibêrêlin (GA) được sinh ra chủ yếu ở:
A. lá và rễ
B. quả
C. Hoa
D. Cành
157. Xitôkinin kích thích:
A. sự phân hó tế bào
B. sự phân chia tế bào
C. sự phân bố tế bào
D. tất cả đều sai
158. Êtilen có vai trò
A. thúc quả chóng chín
B. giữ cho quả tươi lâu
C. giúp cây mau lớn
D. Giúp cây chóng ra hoa
Bài 36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
159. Tuổi của cây 1 năm được tính theo:
A. chiều cao cây
B. đường kính thân
C. số lá
D. đường kính tán lá
160. Phi tôcrôm là 1 loại prôtêin hấp thụ ánh sáng tồn tại ở 2 dạng:
A. ánh sáng lục và đỏ
B. ánh sáng đỏ và đỏ xa
C. ánh sáng vàng và xanh tím
D. ánh sáng đỏ và xanh tím
161. Những cây nào sau đây thuộc cây ngắn ngày:
A. Dưa chuột, lúa, dâm bụt.
B. Đậu cô ve, dưa chuột, cà chua.
C. Cỏ 3 lá, kiều mạch, dâm bụt
D. Cúc, cà phê, lúa.
162. Những cây nào sau đây thuộc cây dài ngày:
A. Dưa chuột, lúa, dâm bụt.
B. Đậu cô ve, dưa chuột, cà chua.
C. Cỏ 3 lá, kiều mạch, dâm bụt
D. Cúc, cà phê, lúa.
163. Những cây nào sau đây thuộc cây trung tính:
A. A. Dưa chuột, lúa, dâm bụt.
B. Đậu cô ve, dưa chuột, cà chua.
C. Cỏ 3 lá, kiều mạch, dâm bụt
D. Cúc, cà phê, lúa.
164. Thời điểm ra hoa ở thực vật 1 năm có phản ứng quang chu kì của thực vật là:
A. chiều cao của thân
B. đường kính gốc
C. theo số lượng lá trên thân
D. cả A, B, C
165. Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:
A. diệp lục b
B. Carôtenôit
C. phitôcrôm
D. diệp lục a, b và phitôcrôm
IV. Bài tập về nhà:
- Dặn học sinh về nhà xem lại bài học của chương.
- Ôn tập để tiết sau kiểm tra
Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 11 mới, chuẩn theo định hướng phát triển năng lực hay khác:
- Giáo án Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
- Giáo án Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
- Giáo án Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
- Giáo án Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)