Giáo án Cái răng khểnh lớp 4 - Cánh diều

Giáo án Cái răng khểnh lớp 4 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ HS dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa. Tốc độ đọc 75 – 80 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 3.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu đặc điểm của nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện (khuyên mỗi người nên tự hào, yêu quý những gì thuộc về bản thân mình; khuyên HS tôn trọng bạn, không trêu đùa bạn về đặc điểm khác biệt).

- Thể hiện giọng đọc diễn cảm phù hợp với người dẫn chuyện và các nhân vật trong câu chuyện.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.

Năng lực văn học:

- Cảm nhận được những băn khoăn đáng yêu của nhân vật cậu bé trong câu chuyện.

Quảng cáo

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái: biết lễ phép, lịch sự; tự tin và yêu quý bản thân mình.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.

2. Hình thức tổ chức dạy học

- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.

- Giấy A4.

- Máy tính, máy chiếu.

Quảng cáo

b. Đối với học sinh

- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Kiểm tra bài cũ

- GV mời 1 – 2 HS đọc lại một đoạn hoặc toàn bài thơ Tuổi Ngựa và nêu nội dung, ý nghĩa của bài, đặc điểm của nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

* Giới thiệu bài

- GV giới thiệu bài:

Mở đầu chủ điểm “Chân dung của em”, các em đã học bài “Tuổi Ngựa”. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục học về chủ điểm này với bài đọc “Cái răng khểnh”, bài đọc trích trong tác phẩm “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần. Tác phẩm từng đoạt giải A cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi năm 2020 do Nhà xuất bản Trẻ và Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức và giải thưởng Peter Pan 2008 của Ủy ban Quốc tế về Sách thiếu nhi tại Thụy Điển. Hãy cùng tìm hiểu xem câu chuyện kể về ai, bí mật của nhân vật đó là gì và nhân vật trong câu chuyện có gì đáng yêu nhé!

- GV ghi tên bài học: Đọc 2 – Cái răng khểnh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

Nhiệm vụ 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ dễ đọc sai, cách ngắt nghỉ ở một số câu dài, cách đọc lời đối thoại giữa các nhân vật.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó và những từ ngữ khác.

- GV lưu ý cho HS các từ ngữ dễ đọc sai do ảnh hưởng tiếng địa phương trong từng đoạn:

+ Miền Bắc: nói, là, nụ cười.

+ Miền Trung: răng khểnh, đơn giản, sẽ.

+ Miền Nam: đánh răng, đơn giản, khuôn mặt.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc từng đoạn câu chuyện:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “tôi ít khi cười”.

+ Đoạn 2: Từ “Một hôm, bố tôi hỏi” đến “những người xung quanh mình”.

+ Đoạn 3: Từ “Một hôm, tôi thuật lại câu nói” đến “cùng giữ chung một bí mật”.

+ Đoạn 4: Từ “Tôi đã kể” đến hết.

- GV lưu ý HS:

+ Về cách ngắt nghỉ hơi ở một số câu dài.

VD: Hãy quan sát đi/ rồi con sẽ thấy/ rất nhiều điều bí mật/ về những người xung quanh mình.

+ Về cách đọc lời đối thoại giữa các nhân vật: thể hiện sự trao – đáp giữa các nhân vật; lên giọng cuối câu hỏi, câu khiến và câu cảm, xuống giọng cuối câu kể.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc toàn bài trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

Nhiệm vụ 2: Giải nghĩa từ ngữ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải nghĩa được một số từ ngữ khó.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc to, rõ nghĩa các từ: rạng rỡ, giùm.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm nghĩa của từ ngữ khác (nếu cần).

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV cho 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 câu hỏi trong SGK tr.10. Cả lớp đọc thầm theo.

(1) Tại sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái răng khểnh?

(2) Khi nghe bạn nhỏ giải thích, người bố đã nói gì?

(3) Em có suy nghĩ gì về điều người bố nói?

(4) Vì sao bạn nhỏ kể cho cô giáo nghe bí mật của mình?

(5) Em nghĩ như thế nào về “nét riêng” (hình dáng, giọng nói, cách ăn mặc,…) của mỗi người?

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV bổ sung: Việc trêu chọc bạn có gì đáng trách?

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 2. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 3. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 4. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 5. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV hỏi thêm: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV rút ra nội dung và ý nghĩa của câu chuyện cho HS.

+ Nội dung của câu chuyện: Kể về một cậu bé có chiếc răng khểnh và bị bạn bè trêu chọc. Nhưng khi được bố giải thích, cậu đã hiểu ra và tự hào về “điều bí mật” của mình. Cậu muốn chia sẻ để nhiều người biết về bí mật của cậu.

+ Ý nghĩa của câu chuyện: Giúp chúng ta hiểu là phải biết tự hào và yêu quý những gì thuộc về bản thân mình.

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS nghe và đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài.

- HS đọc giải nghĩa các từ trong SGK tr.10.

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

- HS đọc câu hỏi.

- HS đọc thầm.

- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời câu hỏi 1:

Vì bạn nhỏ có một chiếc răng khểnh làm cho bạn xấu đi.

- HS trả lời theo suy nghĩ riêng của mình.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời câu hỏi 2:

Bố bạn nhỏ nói cái răng khểnh chính là nét riêng của bạn, làm cho nụ cười của bạn khác các bạn khác. Đó là điều đáng tự hào.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời câu hỏi 3:

Lời động viên của bố giúp bạn nhỏ hiểu ra và tự hào về điểm riêng của mình, không còn mặc cảm, xấu hổ vì điều đó nữa.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời câu hỏi 4:

Vì bạn nhỏ tin tưởng vào cô giáo và thích thú khi nghe cô giải thích “khi em kể điều bí mật cho một người biết giữ nó thì bí mật vẫn còn” và khi đó “có hai người cùng giữ chung một bí mật”.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời câu hỏi 5:

Ai cũng có những “nét riêng”, nhờ đó mà khác với mọi người. Mỗi người nên tự tin, tự hào về “nét riêng” của mình. Tuy nhiên, không nên cố tình tạo nên “nét riêng” bằng những cách tiêu cực (như nói năng không văn minh, ăn mặc không sạch sẽ,…). Không nên trêu chọc bạn vì những nét riêng của bạn.

- HS trả lời:

Câu chuyện giúp chúng ta hiểu là nên tự hào và yêu quý những gì thuộc về bản thân mình và cần tôn trọng sự khác biệt của bạn với mọi người.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chú ý lắng nghe.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên