Giáo án Đồng cỏ nở hoa lớp 4 - Kết nối tri thức
Giáo án Đồng cỏ nở hoa lớp 4 - Kết nối tri thức
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Đồng có nở hoa. Biết đọc lời người dẫn chuyện, lời nói của các nhân vật (Bống, ông hoạ sĩ) trong câu chuyện với giọng điệu phù hợp.
- Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua điệu bộ, hành động, suy nghĩ,...; nhận biết được cách liên tưởng, so sánh,... trong việc xây dựng nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Đam mê hội hoạ sẽ đem đến niềm vui cho các bạn nhỏ.
- Biết chia sẻ niềm vui sáng tạo với người thân và những người xung quanh. Biết trân trọng những sản phẩm được tạo ra từ hoạt động sáng tạo của bản thân và bạn bè.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tư duy sáng tạo, sự nhạy cảm, trí liên tưởng phong phú đối với những sự vật, sự việc xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Tranh, ảnh, sản phẩm, video,…có chứa đựng nội dung về sáng tạo nghệ thuật (vẽ, làm thủ công,...)
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Từ điển tiếng Việt.
- Tranh ảnh, tư liệu, sản phẩm sưu tầm liên quan đến bài học (các bức tranh tự vẽ hoặc bức tranh yêu thích hoặc các đồ vật thể hiện sự sáng tạo) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài Vẽ màu. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các khổ thơ 2, 3, 4 nói về màu sắc của cảnh vật ở những thời điểm nào? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Màu sắc của cảnh vật ở những thời điểm được nhận biết qua từ: Khổ 2 : bình minh => buổi sáng. Khổ 3 : hoàng hôn => buổi chiều tối. Khổ 4 : đêm => buổi đêm. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV nêu nội dung thảo luận: Nếu có thời gian rảnh rỗi, em sẽ làm gì? (vẽ, sáng tác thơ, làm đồ chơi,... Vì sao em thích làm việc đó?). - GV hướng dẫn yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV trình chiếu một số tranh về hoạt động vẽ trong thời gian rảnh rỗi. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Theo em, hai bạn nhỏ trong tranh đang làm gì khi rảnh rỗi? - GV yêu cầu 1 - 2 HS trình bày ý kiến trước lớp. - GV nhận xét và chốt đáp án: Hai bạn nhỏ trong tranh đang vẽ khi rảnh rỗi. - GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr81, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Vẽ tranh là một trong những hoạt động sáng tạo, các em có thể lựa chọn khi có thời gian rảnh rỗi. Vẽ tranh sẽ giúp các em phát triển trí tưởng tượng của mình và đem lại niềm vui cho bản thân, cho mọi người xung quanh. Tìm hiểu bài đọc Đồng cỏ nở hoa chúng ta sẽ thấy rất rõ những điều đó. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được cả bài Đồng cỏ nở hoa với giọng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc của các nhân vật. - Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện những tình tiết quan trọng hoặc những câu nói thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật trong câu chuyện. - Luyện đọc cá nhân, theo cặp. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc mục Từ ngữ SHS tr.82: + Mắt lá răm: mắt 1 mí nhưng to tròn, đuôi mắt dài và sắc trông như đuôi mắt của lá rau răm. + Xấp xanh: nhiều bức tranh xếp chồng lên nhau một cách ngay ngắn. + Giờ hồn: có ý nói phải coi chừng, mang tính đe dọa. - GV đọc cả bài: đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ màu sắc, thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. - GV mời 2 HS đọc nối tiếp các khổ thơ. - GV hướng dẫn HS đọc: + Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: Xấp tranh, tặc lưỡi, trầm trồ, chóp nhọn,... + Nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện hành động, suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật: Bống là một cô bé có tài hội họa. Ông hoạ sĩ...tặc lưỡi trầm trồ: “Chà! Chà! Vẽ như đồng cỏ đến kì nở hoa! Đó là tí của nó ạ. Không có tí, gà con bú mẹ sao được ạ. + Cách ngắt giọng ở những câu dài: Mẹ Phít nó/ cũng chẳng lẫn được với ai,/ cái mặt tròn như đồng xu/ với hai con mắt lá răm./ Ông hoạ sĩ/ xem cả xấp tranh vẽ con chó,/ con mèo,/ cây cau,/ chân dung bố và mẹ Bổng/ thì tặc tặc lưỡi trầm trồ:/ Chà chà!/ Vẽ như đồng cỏ đến kì nở hoa!" - GV mời 3 HS đọc nối cả bài thơ trước lớp. - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp đến hết bài. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt. - GV mời 2 hoặc 5 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Hiểu các từ ngữ chưa hiểu. - Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Đồng cỏ nở hoa. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS sử dụng từ điển tìm nghĩa của những từ chưa hiểu. - GV gọi đại diện 1 – 2 nhóm trình bày ý kiến trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá và nêu định nghĩa và cách sử dụng. - GV mời 1 - 2 HS đọc câu hỏi 1: Tài năng hội họa của Bống được giới thiệu như thế nào ở đoạn mở đầu? + GV hướng dẫn HS đọc và tìm câu trả lời theo nhóm. + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Tài năng hội hoạ của Bổng được giới thiệu ở đoạn mở đầu như sau: Bống là một cô bé có tài hội hoạ. Bống rất mê vẽ. Bống vẽ rất tự nhiên như người ta thở, như người ta nhìn, như người ta nghe. Bống vẽ được cả các nàng tiên, các cô công chúa, các chàng công tử. - GV mời 2 HS đọc câu hỏi 2: Điều đáng chú ý trong những bức tranh Bống vẽ là gì? + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi. + GV mời 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. + GV chốt đáp án: Điều đáng chú ý trong những bức tranh Bống vẽ là nó vẽ rất giống. Con mèo Kết ra con mèo Kết. Con chó Lu ra con chó Lu. Cây cau ra cây cau. Bố Lít nó ra bổ Lít. Mẹ Phít nó cũng chẳng lẫn được với ai, cái mặt tròn như đồng xu với hai con mắt lá răm. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Em hiểu thế nào về nhận xét của ông hoạ sĩ Phan đối với tranh Bống vẽ "Chà chà! Vẽ như đồng cỏ đến kì nở hoa!"? Chọn câu trả lời cho trước hoặc nêu ý kiến của em. + GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm ( 4 HS). Bước 1: HS suy nghĩ cá nhân, chọn đáp án. Bước 2: HS làm việc theo nhóm (lần lượt từng HS nêu ý kiến đã chuẩn bị), sau đó trao đổi để thống nhất câu trả lời. Bước 3: Cử đại diện của nhóm phát biểu ý kiến trước lớp. + GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV tổng hợp các ý kiến của HS và khích lệ những suy nghĩ của các em. - GV nêu câu hỏi 4: . Những chi tiết nào trong bài cho thấy Bống có trí tưởng tượng rất phong phú ? + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ theo cặp hoặc trong nhóm. + GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). + GV tổng hợp các ý kiến của HS và chốt đáp án : Những chi tiết trong bài cho thấy Bống có tn tưởng tượng rất phong phủ là: Đó là tí của nó ạ. Không có tí, gà con bú mẹ sao được? (Tưởng tượng gà mẹ có tí). Dạ lưng con mèo ạ. Ý cháu là... hỡi tên chuột kia, mi hãy giờ hỗn, mèo chưa quay đầu lại đâu! (Tưởng tượng có một con mèo đang đứng cạnh con chuột.). - GV khích lệ và khen ngợi những HS đã biết nêu ý kiến, thể hiện suy nghĩ riêng của mình. - GV mời 1 - 2 HS đọc câu hỏi 5: Em có ấn tượng với nhân vật nào trong các bức vẽ của Bổng? Vì sao? + GV hướng dẫn HS đọc và tìm câu trả lời. Bước 1: HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, chuẩn bị ý kiến để phát biểu trong nhóm và trước lớp. Bước 2: HS làm việc nhóm hoặc làm việc chung cả lớp để mỗi cá nhân được nói ra suy nghĩ của mình. + GV mời đại diện 3 – 4 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS nêu ý kiến, thể hiện suy nghĩ riêng của mình. |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe nội dung. - HS làm việc nhóm đôi. - HS trình bày bài vẽ ý kiến trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát. - HS quan sát, lắng nghe. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS đọc SGK. - HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc. - HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo cặp. - HS luyện đọc cá nhân. - HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Viết: Tìm ý cho đoạn văn tưởng tượng
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu: Luyện tập về biện pháp nhân hóa
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4