Giáo án (Luyện từ và câu lớp 4) Luyện tập về biện pháp nhân hóa - Kết nối tri thức

Giáo án (Luyện từ và câu lớp 4) Luyện tập về biện pháp nhân hóa - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận biết được các vật, hiện tượng được nhân hóa, biện pháp nhân hóa và nói, viết được câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa.

2. Năng lực

a. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù.

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

3. Phẩm chất.

Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

Quảng cáo

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Quảng cáo

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Tìm các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong những đoạn thơ, đoạn văn dưới đây. Cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong những đoạn thơ, đoạn văn.

-Biết chúng được nhân hoá bằng cách nào.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1: Tìm các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong những đoạn thơ, đoạn văn dưới đây. Cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào.

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ HS làm việc cá nhân, đọc thầm lại các đoạn thơ, đoạn văn, dự kiến câu trả lời.

+ HS làm việc nhóm (4 HS) thống nhất câu trả lời.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV tổng hợp ý kiến của HS và chốt đáp án:

Đoạn

Vật, hiện tượng được nhân hóa

Cách nhân hóa

Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người

Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả vật, hiện tượng tự nhiên

Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với ng

ời

a

Chim

Mừng, rủ nhau về

Cào cào

Mặc (áo xanh, đỏ); giã gạo

Hạt (lúa)

Níu, nhờ

Gió

Chị

Mách tin

b

Rặng phi lao

Vật vã, chao đảo, không...chịu gục, reo hát, chào

Ly vẫy tay chào lại:

- Lớn mau lên, lớn mau lên nhé!

c

Chích chòe, khướu, chào mào, cu gáy

Nhanh nhảu, lắm điều, đỏm dáng, trầm ngâm

Hoạt động 2: Em thích hình ảnh nhân hoá nào trong đoạn thơ? Nêu tác dụng của hình ảnh nhân hoá đó.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được hình ảnh nhân hóa em thích.

- Nêu tác dụng của hình ảnh nhân hóa đó.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Em thích hình ảnh nhân hoá nào trong đoạn thơ? Nêu tác dụng của hình ảnh nhân hoá đó.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm.

- GV mời 2 – 3 HS trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS thể hiện suy nghĩ của bản thân, có cách giải thích thủ vị, sáng tạo.

- GV chốt lại: Tác dụng của biện pháp nhân hoá giúp cho sự vật, hiện tượng vô tri, vô giác trở nên có hồn hơn, sinh động hơn, giống với con người, gần gũi với con người hơn.

Hoạt động 3: Đặt 2 -3 câu có hình ảnh nhân hóa nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên.

a.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đặt câu có hình ảnh nhân hóa nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 3: Đặt 2 -3 câu có hình ảnh nhân hóa nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên.

- GV hướng dẫn HS làm việc:

+ Làm việc cá nhân: tự đặt câu nhân hóa

+ Làm việc nhóm: Các HS nhận xét câu của bạn cùng nhóm.

- GV quan sát, ghi lại những câu hay, chữa cho HS chưa làm đúng yêu cầu.

- GV mời 1 - 2 HS đọc câu văn hay trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại ghi nhớ Biện pháp nhân hóa.

+ HS tự đặt 1 - 2 câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.

+ Đọc trước nội dung Tiết học sau: Viết đoạn văn tưởng tượng SGK tr88.

- HS đọc yêu cầu.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS đọc câu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học
Tài liệu giáo viên