Giáo án Những mùa hoa trên cao nguyên đá lớp 4 - Chân trời sáng tạo
Giáo án Những mùa hoa trên cao nguyên đá lớp 4 - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nói được về 1 – 2 loài hoa thường nở vào một mùa trong năm; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Tả cảnh sắc của những mùa hoa trên cao nguyên. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp của những con người kiên cường, chịu thương chịu khó, ngày đêm lao động để mang lại ấm no trên mảnh đất cao nguyên đá xám lạnh lẽo.
- Sưu tầm được tranh, ảnh về một khu vườn hoặc cánh đồng hoa; viết được 2 – 3 câu miêu tả khu vườn hoặc cánh đồng hoa trong tranh, ảnh đã sưu tầm.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
- Tự hào về sự thông minh, tài trí của con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Hình ảnh, đoạn phim về các mùa hoa trên cao nguyên (nếu có).
- Bảng phụ ghi đoạn 3.
- Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS thực hiện BT từ câu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành * Giới thiệu bài học - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Nói về tên loài hoa, đặc điểm nổi bật, vẻ đẹp của loài hoa đó. (VD: hoa mai nở vào mùa xuân, những bông hoa vàng rực cả một góc sân; hoa phượng đến hè đỏ rực như những đốm lửa,…) - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV hướng dẫn HS quan sát ảnh các mùa hoa trên cao nguyên và yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học.
- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 8 – Những mùa hoa trên cao nguyên đá. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu tả vẻ đẹp của cảnh. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc thong thả, chậm rãi; nhấn giọng ở các từ ngữ tả cảnh đẹp thiên nhiên, cảnh lao động của người dân vùng núi. - GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Từ khó: triền, lưng chừng, trắng muốt. + Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Rồi những bông hoa/ sẽ thành những bắp ngô chắc hạt,/ vàng óng,/ đem no ấm cho bà con/ trên cả cao nguyên đá.// Triền hoa leo đến lưng chừng núi/ rồi nhòa trong sương chiều,/ tưởng như có muôn ngàn nàng tiên hoa bé nhỏ/ đang dập dìu bay lượn,/ với những giai điệu múa đẹp nhất/ trong sương chiều đang buông.// - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (3 HS/nhóm), luyện đọc theo 3 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến “cả cao nguyên đá”. + Đoạn 2: tiếp theo đến “sương chiều đang buông”. + Đoạn 3: còn lại. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Cao nguyên: vùng đất rộng lớn và cao, xung quanh có sườn dốc rõ rệt. + Khắc nghiệt: khó khăn, gay gắt đến mức khó chịu đựng nổi. + Triền (hoa): dải đất thoai thoải ở hai bên bờ sông hoặc hai bên sườn núi, ý trong bài tả hoa mọc khắp hai bên sườn núi. + Lưng chừng: khoảng ở giữa, không ở trên cao cũng không ở dưới thấp. + Dập dìu: đông vui, qua lại không ngớt. - GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 5 SHS tr.108. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Mùa hạ, vùng cao nguyện đá có gì đẹp? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Mùa hạ đến, cao nguyên phủ một màu xanh: màu xanh của cỏ voi, của ngô che phủ màu đá xám. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Vì sao tác giả nói hoa ngô sẽ đem no ấm cho bà con ở cao nguyên đá? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Tác giả nói hoa ngô sẽ đem no ấm cho bà con ở cao nguyên đá vì hoa ngô sẽ thành những bắp ngô chắc hạt và người dân có thể thu hoạch. - GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 1: Vẻ đẹp của cao nguyện, của hoa ngô nở rộ vào mùa hạ. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Hoa ngô và hoa tam giác mạch được so sánh với những gì? Cách so sánh đó có gì thú vị? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những tua hoa ngô được so sánh với những ngón tay đón ánh nắng mặt trời, hoa tam giác mạch được so sánh với nàng tiên bé nhỏ Cách so sánh giúp bài văn trở nên sinh động hơn, các loài hoa có tình cảm và hoạt động như con người, khiến người đọc như lạc vào thế giới cổ tích. - GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 2: Vẻ đẹp của hoa tam giác mạch ở cao nguyên vào mùa thu. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Tìm những hình ảnh đẹp ở cao nguyên đá vào một trong các mùa. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Hình ảnh đẹp: Mùa thu: triền hoa tam giác mạch trắng, phớt hồng hay hồng sậm trải dài, uốn lượn, triền hoa leo đến lưng chừng núi rồi nhòa trong sương chiều như muôn ngàn nàng tiên bé nhỏ dập dìu bay lượn. hoa bạc hà tím sẫm bên những triền đá. Mùa đông: hoa cúc dại đỏ nhung len khắp các triền núi. Mùa xuân: hoa mận, hoa lê nở trắng muốt. - GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 3: Vẻ đẹp của những mùa hoa trên cao nguyên đá và vẻ đẹp của con người lao động cần mẫn để mang lại cuộc sống ấm no. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 5: Vì sao nói con người nơi đây là “những mùa hoa sưởi ấm cả vùng cao nguyên đá xám lạnh lẽo”? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Con người nới đây là “những mùa hoa sưởi ấm cả vùng cao nguyên đá xám lạnh lẽo” vì họ cần mẫn, siêng năng lao động trên mảnh nương đầy đá bất chấp thời tiết khắc nghiệt, chính họ mang đến sự sống cho những mảnh đất sỏi đá nơi đây,… + GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung và ý nghĩa của bài đọc. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Nội dung bài đọc: Tả cảnh sắc của những mùa hoa trên cao nguyên. + Ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi vẻ đẹp của những con người kiên cường, chịu thương chịu khó, ngày đêm lao động để mang lại ấm no trên mảnh đất cao nguyên đá xám lạnh lẽo. |
- HS làm việc nhóm đôi. - HS trả lời. - HS quan sát ảnh. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo. - HS chú ý lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó. - HS đọc thầm. - HS làm việc nhóm đôi. - HS đọc câu hỏi 1. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 2. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 3. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 4. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 5. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Tài trí
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hoá (trang 113, 114)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4