Giáo án (Luyện từ và câu) Luyện tập về nhân hoá (trang 105, 106) lớp 4 - Chân trời sáng tạo

Giáo án (Luyện từ và câu) Luyện tập về nhân hoá (trang 105, 106) lớp 4 - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết sử dụng biện pháp nhân hóa bằng cách sử dụng từ gọi người để gọi vật.

2. Năng lực

a. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù.

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (Biết cách đặt câu có sử dụng phép nhân hóa).

3. Phẩm chất.

Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

Quảng cáo

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Quảng cáo

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về nhân hóa, các cách nhân hóa.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 3 – Luyện tập về nhân hóa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện biện pháp nhân hóa bằng cách sử dụng từ gọi người để gọi vật

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được yêu cầu và hoàn thành BT1.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu BT1: Đọc các đoạn thơ, đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Chị tre chải tóc bên ao

Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương

Bác nồi đồng hát bùng boong

chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.

Trần Đăng Khoa

Chẳng đâu bằng chính nhà em

Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo

Có nàng gà mái hoa mơ

Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong

Có bà chuối mật lưng ong

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ.

Đoàn Thị Lam Luyến

Vườn cây đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.

Theo Nguyễn Kiên

a. Mỗi sự vật in đậm được gọi bằng gì?

b. Cách gọi ấy có tác dụng gì?

- GV cho HS hoạt động nhóm, yêu cầu HS chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, dán kết quả vào bảng nhóm.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a. tre – chị, mây – nàng, nồi đồng – bác, chổi – bà, gà mái – nàng, chuối mật – bà, ngô bắp – ông, chích chòe – thím, khướu – chú, chào mào – anh, cu gáy – bác.

b. Cách gọi ấy khiến các sự vật trở nên thân thiết, dần gũi, sinh động,…

Hoạt động 2: Tạo nhân hóa bằng cách sử dụng từ gọi người để gọi vật

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được yêu cầu của BT2 và hoàn thành BT2.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 và đọc đoạn văn:

Hè đến, muôn loài hoa đua nhau nở. Những bông đồng tiền khoe váy áo rực rỡ. Mấy bông hồng nhung ngào ngạt tỏa hương. Vài bông tóc tiên rụt rè mở mắt.

Cẩm Thơ

a. Thay mỗi từ in đậm trong đoạn văn bằng một từ ngữ dùng để gọi người.

b. Nêu cảm nhận của em khi đọc đoạn văn đã thay thế từ ngữ.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để thực hiện yêu cầu.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhómchia sẻ kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a. chị/ cô đồng tiền, chị/ cô/ nàng hồng nhung, bạn/ bé tóc tiên.

b. Sau khi thay tế từ ngữ, đoạn văn trở nên sinh động, giàu cảm xúc hơn, các sự vật trở nên gần gũi, thú vị hơn.

Hoạt động 3: Viết câu có biện pháp nhân hóa bằng cách sử dụng từ gọi người để gọi vật

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được các kiến thức đã học về nhân hóa vào bài viết của mình.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu của BT3:

Viết 3 – 4 câu giới thiệu về đồ dùng học tập có sử dụng từ gọi người để gọi đồ dùng học tập.

- GV yêu cầu HS chia sẻ nội dung sẽ viết trong nhóm đôi, viết 3 – 4 câu vào VBT.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc các câu đã viết trước lớp, giới thiệu đồ vật được nhân hóa và từ đã dùng để gọi đồ vật đó. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Hoàn thiện các bài tập còn thiếu trong SHS.

+ Ôn lại các kiến thức đã học về nhân hóa.

+ Đọc trước Tiết 4: Viết SHS tr.106.

- HS thảo luận nhóm.

- HS trả lời:

+ Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.

+ Có 3 cách nhân hóa. Đó là:

<![if !supportLists]>· <![endif]>Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.

<![if !supportLists]>· <![endif]>Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên.

<![if !supportLists]>· <![endif]>Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS xác định yêu cầu BT1.

- HS hoạt động nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS xác định yêu cầu BT2.

- HS thảo luận nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS xác định yêu cầu BT3.

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học
Tài liệu giáo viên