Giáo án Tập làm văn: Kết bài trong bài văn kể chuyện (mới, chuẩn nhất) - Giáo án Tiếng Việt lớp 4
Giáo án Tập làm văn: Kết bài trong bài văn kể chuyện mới, chuẩn nhất
Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nhận biết được hai cách kết bài (kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng) trong bài văn kể chuyện (mục I và BT1, BT2 mục III).
2. Kĩ năng
- Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng (BT3, mục III).
3. Thái độ
- HS tích cực, tự giác làm việc nhóm
4. Góp phần phát triển NL:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: :Bảng phụ viết sẵn kết bài Ông trạng thả diều theo hướng mở rộng và không mở rộng.
- HS: SGK, Sách Truyện đọc 4
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm
- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động:(5p)
+ Nêu các cách MB trong bài văn kể chuyện? - GV dẫn vào bài mới |
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + MB trực tiếp và MB gián tiếp |
2. Hình thành KT (15p) * Mục tiêu: Nhận biết được hai cách kết bài (kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng) trong bài văn kể chuyện. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm 2- Lớp |
|
Bài 1, 2: - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Ông trạng thả diều. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và tìm đoạn kết truyện.
- Gọi HS phát biểu. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: - Yêu cầu HS làm việc trong nhóm.
- Gọi HS phát biểu, GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS.
Bài 4: So sánh hai cách kết bài trên. - Gọi HS đọc yêu cầu. GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn kết bài để cho HS so sánh. - Gọi HS phát biểu.
*Kết luận: + Cách viết của bài thứ nhất chỉ có biết kết cục của câu chuyện không có bình luận thêm là cách viết bài không mở rộng. + Cách viết bài thứ hai đoạn kết trở thành một đoạn thuộc thân bài. Sau khi cho biết kết cục, có lời đánh giá nhận xét, bình luận thêm về câu chuyện là cách kết bài mở rộng. +Thế nào là kết bài mở rộng, không mở rộng? c. Ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. |
- 2 HS nối tiếp nhau đọc truyện. - HS đọc thầm, dùng bút chì gạch chân đoạn kết bài trong truyện. → Kết bài: Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ trạng nguyên. Đó là trạng nguyên trẻ nhất của nước Việt Nam ta. - 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu. - HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận để có lời đánh giá hay- Chia sẻ trước lớp + Câu chuyện giúp em hiểu hơn lời dạy của ông cha ta từ ngàn xưa: “có chí thì nên” + Nguyễn Hiền là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực cho chúng em. - HS đọc thành tiếng, HS trao đổi nhóm 2- chia sẻ lớp + Cách viết bài của truyện chỉ có biết kết cục của truyện mà không đưa ra nhiều nhận xét, đánh giá. + Cách kết bài ở bài tập 3 cho biết kết cục của truyện, còn có lời nhận xét đánh giá làm cho người đọc khắc sâu, ghi nhớ ý nghĩa của truyện.
- Lắng nghe.
- HS nêu
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. |
3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Nhận biết được các cách kết bài đã học * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Lớp |
|
Bài 1: Sau đây là một số. . . - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm. + Đó là những kết bài theo cách nào? Vì sao em biết? - Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét chung; kết luận về lời giải đúng. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 nhận diện được kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng. Bài 2: Tìm phần kết của câu chuyện sau. . . - Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS phát biểu. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3: - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Gọi HS đọc bài. GV sữa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS. * HS M3+M4 nhận diện được các cách kết bài, viết được kết bài theo 2 cách đó. 4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) |
Nhóm 4- Lớp - 5 HS tiếp nối nhau đọc từng cách mở bài. - HS trao đổi, trả lời câu hỏi theo nhóm 4. + Cách a: là kết bài không mở rộng vì chỉ nêu kết thúc câu chuyện Thỏ và rùa. + Cách b/ c/ d/ e/ là cách kết bài mở rộng vì đưa ra thêm những lời bình luận nhận xét chung quanh kết cục của truyện.
- Lắng nghe.
Nhóm 2- Lớp - HS đọc thành tiếng yêu cầu.
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, dùng bút chì đánh dấu kết bài của từng truyện. Đáp án: Kết bài của hai bài “Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca” là hai kết bài không mở rộng. Cá nhân- Lớp - HS đọc thành tiếng yêu cầu. - Tự làm bài vào vở. - Đọc bài, sửa lỗi (nếu có).VD: * Câu chuyện giúp chúng ta hiểu: Người chính trực làm gì cũng theo lẽ phải, luôn đặt việc công, đặt lợi ích của đất nước lên trên tình riêng. * An – đrây – ca tự dằn vặt, tự cho mình có lỗi vì em rất thương ông. Em đã trung thực, nghiệm khắc với lỗi lầm của bản thân. - Ghi nhớ 2 cách KB và vận dụng khi làm bài - Tìm một số câu chuyện đã học trong sách giáo khoa có kiểu kết bài không mở rộng và viết lại theo kiểu KBMR |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************************
Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng việt lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Tập đọc: "Vua tàu thủy" Bạch Thái Bưởi
- Chính tả (Nghe - viết): Người chiến sĩ giàu nghị lực
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực
- Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Tập đọc: Vẽ trứng
- Luyện từ và câu: Tính từ (tiếp theo)
- Tập làm văn: Kể chuyện
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4