Giáo án Tìm hiểu cách viết bài văn kể lại một câu chuyện lớp 4 - Kết nối tri thức

Giáo án Tìm hiểu cách viết bài văn kể lại một câu chuyện lớp 4 - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS sẽ:

- Tìm hiểu cách viết bài văn kể lại một câu chuyện.

- Thể hiện được ý kiến cá nhân của bản thân.

- Nêu được lý do thích hoặc không thích câu chuyện được kể.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (Viết bài văn kể lại một câu chuyện)

Quảng cáo

3. Phẩm chất.

Chăm chỉ đọc bài, viết bài, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

Quảng cáo

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS

- GV gọi 2 – 3 HS phát biểu.

- GV có thể chia sẻ trải nghiệm của chính mình.

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc bài văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm hiểu cấu trúc và nội dung của một bài văn kể lại câu chuyện.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 1: Đọc bài văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

- GV mời 1 HS đọc đoạn văn và các từ in đậm.

- GV mời 1 HS đọc các yêu cầu:

+ a.Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên và nêu nội dung chính của mỗi phần.

+ b.Dựa vào câu chuyện được kể trong phần thân bài, nói tiếp diễn biến của các sự việc dưới đây.

+ c.Trong bài văn, câu chuyện được kể theo cách nào?

+ d.Những từ ngữ được in đậm trong bài văn có tác dụng gì?

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rồi trao đổi nhóm.

- GV mời 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV chốt đáp án:

+ a. Mở bài: đoạn đầu tiên của bài văn; thân bài: 3 đoạn tiếp theo; kết bài: đoạn cuối.

Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện (tên câu chuyện, lí do viết câu chuyện hoặc nêu ấn tượng về câu chuyện,... ).

Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự diễn ra các sự việc (chú ý bối cảnh và diễn biến của sự việc).

Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện, mong muốn sau khi đọc câu chuyện hoặc bài học rút ra từ câu chuyện.

+ b. Dựa vào câu chuyện được kể trong phần thân bài, nói tiếp diễn biến của các sự việc.

Sự việc 1

- Bối cảnh Khi mẹ Lọ Lem mất.

- Diễn biến: Bổ Lọ Lem lấy vợ mới. Người vợ mới có hai cô con gái riêng.

Sự việc 2

- Bối cảnh: Khi bố Lọ Lem qua đời.

- Diễn biến: Lọ Lem sống rất khổ cực.

Sự việc 3

- Bối cảnh: Khi vua tổ chức vũ hội.

- Diễn biến: Mẹ kế và hai cô con gái đi dự hội, bắt Lọ Lem ở nhà nhặt đậu lẫn trong đống tro khiến Lọ Lem khóc nức nở.

Sự việc 4

- Bối cảnh: Khi Lọ Lem khóc vì không được đi dự hội.

- Diễn biến:

+ Bà tiên xuất hiện giúp cô nhặt đậu, hóa phép cho cô váy dạ hội cùng đôi giày thuỷ tinh tuyệt đẹp để Lọ Lem đi dự hội. Bà tiên còn biến quả bí ngô thành cỗ xe ngựa đưa Lọ Lem đi dự hội.

+ Bà tiên dặn Lọ Lem về trước 12 giờ đêm vì phép thuật sẽ tan biến sau 12 giờ.

Sự việc 5

- Bối cảnh: Khi Lọ Lem đi dự hội.

- Diễn biến hội

+ Hoàng tử chỉ khiêu vũ với một mình Lọ Lem vì Lọ Lem xinh đẹp.

+ Đến 12 giờ đêm, vì vội về, Lọ Lem đánh rơi một chiếc giày.

Sự việc 6

- Bối cảnh: Khi Hoàng tử sai người đi tìm chủ nhân của chiếc

giày

- Diễn biến:

+ Hai cô chị con của người mẹ kế thử giày nhưng không vừa.

+ Lọ Lem thử thì vừa như in.

+ Hoàng tử đón Lọ Lem về cung,

sống hạnh phúc suốt đời.

+ c. Trong bài văn, câu chuyện được kể lại theo sự việc diễn ra trong câu chuyện.

+ d. Những từ ngữ in đậm trong bài văn có tác dụng dẫn dắt, đánh dấu các sự việc theo trình tự diễn ra trong câu chuyện

Chuyện kể rằng: dẫn dắt, đánh dấu sự việc xảy ra ở đầu câu chuyện.

Không lâu sau, thể rồi dẫn dắt, đánh dấu các sự việc xảy ra tiếp theo.

Từ đó (hoặc cuối cùng ): dẫn dắt, đánh dấu sự việc xảy ra ở cuối câu chuyện, là kết quả của câu chuyện).

Ngoài ra, các từ ngữ in đậm còn có tác dụng kết nối (liên kết) các sự việc, để câu chuyện được kể một cách logic, ranh mạch.

- HS tiếp nhận câu hỏi

- HS trả lời câu hỏi.

- HS đọc bài.

- HS đọc bài.

- HS đọc yêu cầu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học
Tài liệu giáo viên