Giáo án Viết bài văn kể chuyện sáng tạo lớp 5 - Kết nối tri thức

Giáo án Viết bài văn kể chuyện sáng tạo lớp 5 - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

HS sẽ:

- Viết được bài văn kể chuyện sáng tạo theo dàn ý đã lập.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học

3. Phẩm chất.

- Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

Quảng cáo

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

Quảng cáo

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV đặt CH cho HS: Nhớ lại kiến thức đã học ở bài học trước cho biết để làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn chúng ta sẽ làm gì khi thực hiện viết bài văn kể chuyện sáng tạo?

- GV mời các nhóm chia sẻ kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá và tổng hợp đáp án: Chúng ta có thể sáng tạo thêm chi tiết (lời kể, lời tả hoặc hội thoại…) cho câu chuyện thêm sinh động.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhớ lại cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhớ lại các cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo đã học để chuẩn bị học thêm .

- Đọc một số đoạn văn minh họa để chuẩn bị viết bài văn hoàn chỉnh.

b. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức bài văn kể chuyện sáng tạo tiết trước.

- GV nhắc lại kiến thức cũ và giới thiệu bài học mới:

+ Các cách kể chuyện sáng tạo ở bài học trước:

• Thêm lời kể, lời tả, lời thoại,…

• Thay đổi cách kết thúc câu chuyện

+ Giới thiệu bài học mới: Ở tiết học trước, chúng ta đã đi tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo. Trong tiết học này, HS sẽ tiếp tục tìm hiểu viết hoàn thiện bài văn kể chuyện sáng tạo.

- GV nhận xét, đánh giá nhiệm vụ của HS.

Hoạt động 2: Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo bằng cách thêm các chi tiết phù hợp với câu chuyện hoặc thêm lời kể, lời thoại phù hợp với nối dung câu chuyện.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS đọc yêu cầu BT1: Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 3, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài

+ GV tổ chức hoạt động cho HS theo nhóm đôi, yêu cầu HS viết vào VBT.

+ GV gợi ý cho HS:

• Đoạn 1: Sáng tạo thêm chi tiết tả bầu trời, sáng tạo thêm lời thoại. Các từ ngữ được dùng rất sinh động, giàu hình ảnh.

• Đoạn 2: Thêm chi tiết cho kết thúc của câu chuyện (thay đổi cách kết thúc của câu chuyện).

• Đoạn 3: Đóng vai nhân vật cá vàng để kể lại câu chuyện. Các từ ngữ được dùng rất sinh động để tự bộc lộ cảm xúc và tự kể lại các hoạt động của nhân vật cá vàng (tung tăng, bỗng nhiên, bị cuốn phăng, hốt hoảng, bị nhấc bổng lên,…), từ ngữ phỏng đoán cũng được sử dụng khi nói về cảm xúc của nhân vật ông lão (vẻ thất vọng, có lẽ vì).

+ GV mời 1 – 2 nhóm HS trình bày, các nhóm HS lắng nghe và nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS, chốt kiến thức cho HS:

Các cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo:

• Sáng tạo thêm lời kể, lời tả cho câu chuyện

• Thêm chi tiết, kết thúc của câu chuyện

• Đóng vai nhân vật kể lại câu chuyện

Hoạt động 3: Thực hành viết, đọc soát và chỉnh sửa bài văn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được cách viết bài văn; nhận ra những ưu điểm và hạn chế.

b. Tổ chức thực hiện

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu kiến thức.

- HS lắng nghe, tiếp thu

- HS đọc nhiệm vụ BT

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

- HS phát biểu ý kiến.

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức chuẩn khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Giáo án Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên