Giáo án Tin học 9 Chân trời sáng tạo Bài 3: Tác động của công nghệ số đối với con người, xã hội
Giáo án Tin học 9 Chân trời sáng tạo Bài 3: Tác động của công nghệ số đối với con người, xã hội
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với đời sống con người và xã hội, nêu được ví dụ minh hoạ.
- Nêu được một số nội dung liên quan đến luật Công nghệ thông tin, nghị định về sử dụng dịch vụ Internet, các khía cạnh pháp lí của việc sở hữu, sử dụng và trao đổi thông tin.
- Nêu được một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số thông qua một vài ví dụ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
Năng lực riêng:
- Hiểu biết cơ bản về pháp luật, đạo đức và văn hoá liên quan đến sử dụng tài nguyên thông tin và giao tiếp trên mạng.
- Nêu được ví dụ minh hoạ về tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với đời sống con người và xã hội.
- Nêu được nội dung liên quan đến luật Công nghệ thông tin, nghị định về sử dụng dịch vụ Internet, các khía cạnh pháp lí của việc sở hữu, sử dụng và trao đổi thông tin.
- Nhận biết một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số thông qua một vài ví dụ.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện ý thức tôn trọng pháp luật và tinh thần trách nhiệm trong việc trao đổi thông tin trên môi trường số.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SBT, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu.
- Một số tình huống liên quan đến sử dụng tài nguyên thông tin và giao tiếp trên mạng và những hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT, vở ghi,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: HS được định hướng đến nội dung và mục tiêu của bài học.
b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 13.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầu, HS vận dụng sự hiểu biết để trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 13.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành các nhóm 3 – 4 HS, cho HS xem video về sử dụng Internet https://www.youtube.com/shorts/Bw4MEM9Gic8, sau đó nêu câu hỏi Khởi động SGK trang 13 cho các nhóm thảo luận:
Hãy trao đổi với bạn để nêu những lợi ích và những vấn đề phát sinh từ việc sử dụng thiết bị số, Internet đối với đời sống con người và xã hội.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Các nhóm HS thảo luận về các đoạn video mà GV cho xem.
- GV quan sát quá trình các nhóm thảo luận, giải đáp thắc mắc nếu HS chưa rõ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- GV mời một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Gợi ý trả lời:
+ Lợi ích của việc sử dụng thiết bị số, Internet đối với đời sống con người và xã hội:
- Internet cung cấp nguồn thông tin, kho kiến thức khổng lồ.
- Internet cung cấp nhiều hình thức giải trí: chơi game, nghe nhạc, xem phim, mua sắm,…
- Internet giúp kết nối bạn bè, mở rộng các mối quan hệ.
- Học tập trực tuyến qua Internet.
…
Một số vấn đề phát sinh từ việc sử dụng thiết bị số, Internet đối với đời sống con người và xã hội:
• Gây tổn hại thị lực.
• Khiến con người trở nên thụ động, lười vận động.
• Làm tăng nguy cơ thất nghiệp.
• Tạo ra thông tin sai lệch và tin tức giả mạo.
• Người già, người khuyết tật hoặc dân tộc thiểu số và cư dân ở các vùng nghèo vùng sâu xa sẽ bị tụt hậu xa hơn và tạo ra khoảng cách lớn trong xã hội.
• Rác thải điện tử gây ô nhiễm môi trường.
…
- Các nhóm khác lắng nghe và góp ý.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Công nghệ phát triển không ngừng và len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, buộc chúng ta phải làm quen với nó. Một khi hiểu rõ cách khai thác, các em có thể biến nó thành công cụ cải thiện chất lượng cuộc sống. Song, công nghệ cũng có những mặt trái tác động tiêu cực, khiến cuộc sống trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Để giúp các em hiểu được một số mặt trái của công nghệ số và biết cách sử dụng dịch vụ Internet đúng quy định, chúng ta sẽ cùng nhau đến với Bài 3: Tác động của công nghệ số đối với con người, xã hội.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu mặt trái của công nghệ số
a. Mục tiêu:
- Trình bày được một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với đời sống con người và xã hội, nêu được ví dụ minh hoạ.
b. Nội dung: HS làm việc nhóm, đọc nội dung trong sgk, phát biểu, thảo luận trước lớp về một số mặt trái của công nghệ số.
c. Sản phẩm học tập: Trình bày được nội dung chính về những mặt trái của công nghệ số. Lấy ví dụ minh hoạ cụ thểm thực tiễn về công nghệ số có thể: Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, làm con người bị lệ thuộc công nghệ, làm phát sinh tiêu cực về đạo đức, văn hoá, pháp luật; Ảnh hưởng đến môi trường và lãng phí; Tăng nguy cơ tụt hậu, mất việc làm.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu vấn đề: “Công nghệ số được ứng dụng sâu rộng và mang lại hiệu quả to lớn trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của đời sống, xã hội. Tuy nhiên, công nghệ số cũng có những mặt trái mà chúng ta cần biết để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của chúng”. |
1. Mặt trái của công nghệ số a) Ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ số đối với sức khoẻ. - Lạm dụng công nghệ số có thể dẫn đến những vấn đề sức khoẻ thể chất, tinh thần: giảm thị lực, thính lực, đau xương khớp, béo phì, trầm cảm,.. VD: + Sử dụng điện thoại thông minh nhiều giờ liên tiếp dễ dẫn đến suy giảm thị lực, cận thị, loạn thị,... + Cúi cổ về phía trước để nhìn vào màn hình, sự căng thẳng trên cột sống tăng dẫn đến đau xương khớp. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tin học 9 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
Giáo án Tin học 9 Bài 6A: Tổ chức dữ liệu cho dự án quản lí tài chính gia đình
Giáo án Tin học 9 Bài 8A: Hàm tính tổng theo điều kiện SUMIF
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Tin học 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tin 9 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)