Giáo án Toán lớp 5 Bài 77: Các đơn vị đo thời gian - Chân trời sáng tạo

Giáo án Toán lớp 5 Bài 77: Các đơn vị đo thời gian - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

A. Yêu cầu cần đạt

– Hệ thống các đơn vị đo thời gian; mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.

– Vận dụng mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian để thực hiện chuyển đổi, thể hiện các số đo thời gian dưới dạng số thập phân và tính toán với các số đo thời gian; giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.

– HS có cơ hội để phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

B. Đồ dùng dạy học

GV: Bộ đồ dùng học số, thẻ từ, bảng cho nội dung bài học; đồng hồ để bàn, đồng hồ bấm giờ (nếu có), tờ lịch tháng (hoặc năm).

HS: Bộ đồ dùng học số; tờ lịch tháng.

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Quảng cáo

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

I. Khởi động

– GV tổ chức cho HS chơi “Nêu tên đúng các đơn vị đo thời gian” ứng với mỗi đồ vật GV đưa ra.

Ví dụ:

+ GV đưa tờ lịch (tháng hoặc năm);

+ GV đưa ra đồng hồ để bàn (hoặc đồng hồ bấm giờ)

→GV giới thiệu bài.

– HS nêu tên đúng các đơn vị đo thời gian ứng với mỗi đồ vật GV đưa ra.

+ Ngày, tháng, năm, tuần lễ, thế kỉ;

+ Giờ, phút, giây.

II. Khám phá – Hình thành kiến thức mới: Các đơn vị đo thời gian

a) Các đơn vị đo thời gian đã học

– GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để điền vào bảng và báo cáo kết quả.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 77: Các đơn vị đo thời gian | Chân trời sáng tạo

→ GV lần lượt viết kết quả vào bảng.

– GV tổ chức cho các nhóm quan sát tờ lịch năm để rút ra nhận xét các tháng nào có 30 ngày, 31 ngày, 28 hoặc 29 ngày và báo cáo kết quả.

– Từ nhận xét chung của cả lớp, GV giúp HS ôn lại cách sử dụng nắm tay để nhận ra số ngày trong một tháng.

b) Đổi đơn vị đo thời gian

• Đổi từ đ→ơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn.

Ví dụ 1: 34 giờ = ? phút.

– GV nhận xét (cả ba cách đều đúng) và phân tích Cách 3.

34 giờ = ? phút.

Cần đổi từ đơn vị nào sang đơn vị nào?

→Quan hệ giữa giờ và phút?

→Ta phải tìm gì?

→Dạng bài và cách làm?

34giờ = ? phút

• Đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn

Ví dụ 2: 216 phút = ? giờ

– GV có thể phân tích như sau: 216 phút = ? giờ.

Cần đổi từ đơn vị nào sang đơn vị nào?

→Quan hệ giữa phút và giờ?

→ Để biết 216 phút là bao nhiêu giờ, ta có thể suy nghĩ như sau:

Tìm xem 216 phút gồm bao nhiêu lần 60 phút (đây cũng là bài toán Chia theo nhóm)

→216 phút = ? giờ.

– HS thảo luận theo nhóm để điền vào bảng và báo cáo kết quả.

1 thế kỉ = 100 năm

1 tuần = 7 ngày

1 năm = 12 tháng

1 ngày = 24 giờ

1 năm = 365 hoặc 366 ngày

1 giờ = 60 phút

1 tháng = 30; 31 hoặc 28; 29 ngày

1 phút = 60 giây

– HS quan sát nhận xét.

+ Tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12 có 31 ngày.

Tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11 có 30 ngày.

Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày (năm nhuận).

– HS ôn lại cách sử dụng nắm tay để nhận ra số ngày trong một tháng (được học ở lớp 3).

Giáo án Toán lớp 5 Bài 77: Các đơn vị đo thời gian | Chân trời sáng tạo

– HS thảo luận nhóm bốn. Các em có thể nêu các cách thực hiện như sau:

Cách 1: 60 : 4 x 3 = 45 (phút).

Cách 2: 14 giờ = 60 phút : 4 = 15 phút

34 giờ = 15 phút x 3 = 45 phút.

Cách 3: 34 giờ = 60 phút x34 = 45 phút.

Giờ ra phút

→1 giờ = 60 phút

→Ta phải tìm 34 của 60 phút

→ Tìm giá trị phân số của một số. Làm theo Cách 1 hoặc Cách 2

34 giờ = 60 phút x34 = 45 phút

→Vậy: 34 giờ = 45 phút.

– HS nêu cách giải quyết:

216 phút = 216 : 60 (giờ) = 3,6 (giờ).

Phút ra giờ.

→60 phút = 1 giờ

→216 phút = 216 : 60 (giờ) = 3,6 giờ

→Vậy: 216 phút = 3,6 giờ.

III. Luyện tập – Thực hành

Thực hành

Bài 1:

– Khi sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích cách làm.

Bài 2:

– Khi sửa bài, GV khuyến khích HS trình bày cách thực hiện.

Bài 3:

– GV yêu cầu HS đọc đề; GV nhắc lại yêu cầu đổi đơn vị bé hơn ra đơn vị lớn hơn; số cần điền số thập phân.

– Khi sửa bài, GV khuyến khích HS trình bày cách thực hiện.

Bài 4:

– GV gợi ý cách so sánh: Đưa về cùng một đơn vị đo rồi so sánh.

– Khi sửa bài, GV khuyến khích HS trình bày cách làm.

Tìm hiểu bài, nhận biết:

Câu a: Đổi từ đơn vị lớn hơn ra đơn vị bé hơn;

Câu b: Đổi từ đơn vị bé hơn ra đơn vị lớn hơn.

– HS làm bài cá nhân rồi trao đổi kết quả trong nhóm đôi.

a) 25 giờ = 24 phút

45 phút = 2 700 giây

2 năm rưỡi = 30 tháng

b) 36 tháng = 3 năm

36 giờ = 1,5 ngày

10 800 giây = 180 phút = 3 giờ

– HS giải thích cách làm.

Ví dụ:

a) 2 năm rưỡi = ? tháng

Giải thích:

Đổi từ năm ra tháng

→1 năm = 12 tháng

→2 năm rưỡi tức là 2,5 năm

→12 x 2,5 = 30 tháng

→2 năm rưỡi = 30 tháng.

HS cũng có thể lập luận:

2 năm rưỡi tức là 2 năm và nửa năm (6 tháng)

→2 năm rưỡi = 12 x2 + 6 (tháng) = 30 tháng.

b) 10 800 giây = ? phút = ? giờ

Giải thích:

Dấu “=” thứ nhất:

Đổi từ giây ra phút

→60 giây = 1 phút

→10 800 giây = 10 800 : 60 (phút)

= 180 phút.

Dấu “=” thứ hai: Đổi từ phút ra giờ

→60 phút = 1 giờ

→180 phút = 180 : 60 (giờ) = 3 giờ.

Vậy: 10 800 giây = 180 phút = 3 giờ.

– HS nhận biết yêu cầu: Viết số vào chỗ chấm khi chuyển đổi số đo có 2 đơn vị đo thời gian về số đo có một đơn vị đo thời gian.

– HS thực hiện cá nhân, rồi trao đổi kết quả theo nhóm đôi.

a) 1 giờ 15 phút = 75 phút

6 phút 6 giây = 366 giây

2 giờ 45 giây = 7 245 giây

b) 3 năm 4 tháng = 40 tháng

5 ngày 7 giờ = 127 giờ

2 tuần 5 ngày = 19 ngày

– HS trình bày cách thực hiện.

Ví dụ:

a) 1 giờ 15 phút = 75 phút.

(Vì 1 giờ = 60 phút;

60 phút + 15 phút = 75 phút.)

b) 2 tuần 5 ngày = 19 ngày.

(Vì 1 tuần = 7 ngày;

2 tuần = 7 ngày x2 = 14 ngày;

14 ngày + 5 ngày = 19 ngày.)

– HS thực hiện cá nhân, rồi trao đổi nhóm đôi.

a) 45 phút = 34 giờ

138 giây = 2,3 phút

b) 6 giờ = 0,25 ngày

42 tháng = 3,5 năm

– HS trình bày cách thực hiện.

Ví dụ:

b) 42 tháng = 3,5 năm.

(Vì 12 tháng = 1 năm;

42 tháng = 42 : 12 (năm) = 3,5 năm.)

– HS nhận biết việc cần làm:

Điền dấu >, <, =.

– HS làm bài cá nhân, rồi chia sẻ với bạn.

a) 34 thế kỉ > 40 năm b) Nửa năm > 5 tháng

c) 7,5 ngày > 75 giờ

d) 1 năm thường = 52 tuần 1 ngày

– HS trình bày cách làm.

Quảng cáo

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Toán lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Toán lớp 5 của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên