Giáo án Toán 8 Bài 3: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 (mới, chuẩn nhất)

Giáo án Toán 8 Bài 3: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Toán 8 KNTT Xem thử PPT Toán 8 KNTT Xem thử Giáo án Toán 8 CTST Xem thử Giáo án Toán 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 8 (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

A. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS trình bày được cách biến đổi phương trình đưa được về dạng ax + b = 0.

- HS chỉ ra được và nắm vững phương pháp giải các phương trình mà việc áp dung quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và phép thu gọn có thể đưa chúng về dạng ax + b = 0.

2. Kỹ năng:

- Củng cố cho HS biết cách biến đổi và kỹ năng biến đổi các phương trình mà việc áp dụng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân.

- Rèn luyện kỹ năng trình bày cách giải phương trình cho HS.

3. Thái độ:

- Tự giác, tích cực, hợp tác.

4. Phát triển năng lực:

- Năng lực tự học: HS lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, ghi chú bài giảng của Gv theo các ý chính (dưới dạng sơ đồ tư duy hoặc sơ đồ khối), tra cứu tài liệu ở thư viện nhà trường theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết, nhận ra được sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.

- Năng lực tính toán: HS biết tính toán cho phù hợp.

- Năng lực hợp tác: HS biết hợp tác, hỗ trợ nhau trong nhóm để hoàn thành phần việc được giao ; biết nêu những mặt được và mặt thiếu sót của cá nhân và cả nhóm.

B. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- SGK, thước kẻ.

2. Học sinh:

- Ôn tập cách giải phương trình bậc nhất 1 ẩn.

C. Tiến trình dạy học

1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.

2. Kiểm tra bài cũ:

Giáo án Toán 8 Bài 3: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 mới nhất

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Ghi bảng

1. KHỞI ĐỘNG

Để nắm vững phương pháp giải các phương trình mà việc áp dụng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và phép thu gọn có thể đưa chúng về dạng ax + b = 0.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách giải. (16 phút).

- Treo bảng phụ ví dụ 1 (SGK).

- Trước tiên ta cần phải làm gì?

- Tiếp theo ta cần phải làm gì?

- Ta chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế; các hằng số sang một vế thì ta được gì?

- Tiếp theo thực hiện thu gọn ta được gì?

- Giải phương trình này tìm được x=?

- Hướng dẫn ví dụ 2 tương tự ví dụ 1. Hãy chỉ ra trình tự thực hiện lời giải ví dụ 2.

- Treo bảng phụ bài toán ?1

- Đề bài yêu cầu gì?

- Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên chốt lại nội dung bằng bảng phụ.

- Quan sát

- Trước tiên ta cần phải thực hiện phép tính bỏ dấu ngoặc.

- Tiếp theo ta cần phải vận dụng quy tắc chuyển vế.

- Ta chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế; các hằng số sang một vế thì ta được 2x+5x-4x=12+3

Thực hiện thu gọn ta được 3x=15

Giải phương trình này tìm được x=5

- Quy đồng mẫu hai vế của phương trình, khử mẫu hai vế của phương trình, vận dụng quy tắc chuyển vế, thu gọn, giải phương trình, kết luận tập nghiệm của phương trình.

- Đọc yêu cầu bài toán ?1

- Hãy nêu các bước chủ yếu để giải phương trình trong hai ví dụ trên.

- Lắng nghe và ghi bài.

1/ Cách giải.

Giáo án Toán 8 Bài 3: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 mới nhất

?1   Cách giải

Bước 1: Thực hiện phép tính để bỏ dấu ngoặc hoặc quy đồng mẫu để khữ mẫu.

Bước 2: Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế, các hằng số sang vế kia và thu gọn.

Bước 3: Giải phương trình nhận được.

Hoạt động 2: Áp dụng. (13 phút)

- Treo bảng phụ ví dụ 3 (SGK).

- Treo bảng phụ bài toán ?2

- Bước 1 ta cần phải làm gì?

- Mẫu số chung của hai vế là bao nhiêu?

- Hãy viết lại phương trình sau khi khử mẫu?

- Hãy hoàn thành lời giải bài toán theo nhóm.

- Sửa hoàn chỉnh lời giải.

- Qua các ví dụ trên, ta thường đưa phương trình đã cho về dạng phương trình nào?

- Khi thực hiện giải phương trình nếu hệ số của ẩn bằng 0 thì phương trình đó có thể xảy ra các trường hợp nào?

- Giới thiệu chú ý SGK.

- Quan sát và nắm được các bước giải.

- Đọc yêu cầu bài toán ?2

- Bước 1 ta cần phải quy đồng mẫu rồi khử mẫu.

- Mẫu số chung của hai vế là 12

12x-2(5x+2)=3(7-3x)

- Thực hiện và trình bày.

- Lắng nghe và ghi bài.

- Qua các ví dụ trên, ta thường đưa phương trình đã cho về dạng phương trình đã biết cách giải.

- Khi thực hiện giải phương trình nếu hệ số của ẩn bằng 0 thì phương trình đó có thể xảy ra các trường hợp: có thể vô nghiệm hoặc nghiệm đúng với mọi x.

- Quan sát, đọc lại, ghi bài.

2/ Áp dụng.

Ví dụ 3: (SGK).

Giáo án Toán 8 Bài 3: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 mới nhất

?1   Cách giải

Chú ý:

a) Khi giải phương trình => tìm cách để biến đổi đưa phương trình về dạng đã biết cách giải.

Ví dụ 4: (SGK).

b) Nếu hệ số của ẩn bằng 0 thì phương trình có thể vô nghiệm hoặc nghiệm đúng với mọi x.

Ví dụ 5: (SGK).

Ví dụ 6: (SGK).

TIẾT 2: LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Bài tập 14 trang 13 SGK. (6 phút).-Treo nội dung bảng phụ.

- Đề bài yêu cầu gì?

- Để biết số nào đó có phải là nghiệm của phương trình hay không thì ta làm như thế nào?

- Gọi học sinh lên bảng thực hiện.

- Đọc yêu cầu bài toán.

- Số nào trong ba số là nghiệm của phương trình (1); (2); (3)

- Thay giá trị đó vào hai vế của phương trình nếu thấy kết quả của hai vế bằng nhau thì số đó là nghiệm của phương trình.

- Thực hiện trên bảng.

Bài tập 14 trang 13 SGK.

- Số 2 là nghiệm của phương trình |x| = x

- Số -3 là nghiệm của phương trình x2 + 5x + 6 = 0

- Số -1 là nghiệm của phương trình Giáo án Toán 8 Bài 3: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 mới nhất

Hoạt động 2: Bài tập 17 trang 14 SGK. (13 phút).-Treo nội dung bảng phụ.

- Hãy nhắc lại các quy tắc: chuyển vế, nhân với một số.

- Với câu a, b, c, d ta thực hiện như thế nào?

- Bước kế tiếp ta phải làm gì?

- Đối với câu e, f bước đầu tiên cần phải làm gì?

- Nếu đằng trước dấu ngoặc là dấu “ – “ khi thực hiện bỏ dấu ngoặc ta phải làm gì?

- Gọi học sinh thực hiện các câu a, c, e

- Sửa hoàn chỉnh lời giải.

- Yêu cầu học sinh về nhàn thực hiện các câu còn lại của bài toán.

- Đọc yêu cầu bài toán.

- Quy tắc chuyển vế: Trong một phương trình, ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.

- Quy tắc nhân với một số:

+Trong một phương trình, ta có thể nhân cả hai vế với cùng một số khác 0.

+Trong một phương trình, ta có thể chia cả hai vế cho cùng một số khác 0.

- Với câu a, b, c, d ta chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế, các hằng số sang vế kia.

- Thực hiện thu gọn và giải phương trình.

- Đối với câu e, f bước đầu tiên cần phải thực hiện bỏ dấu ngoặc.

- Nếu đằng trước dấu ngoặc là dấu “ – “ khi thực hiện bỏ dấu ngoặc ta phải đổi dấu các số hạng trong ngoặc.

- Ba học sinh thực hiện trên bảng

- Lắng nghe, ghi bài.

Giáo án Toán 8 Bài 3: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 mới nhất

Hoạt động 3: Bài tập 18 trang 14 SGK. (13 phút).

- Treo nội dung bảng phụ.

- Để giải phương trình này trước tiên ta phải làm gì?

- Để tìm mẫu số chung của hai hay nhiều số ta thường làm gì?

- Câu a) mẫu số chung bằng bao nhiêu?

- Câu b) mẫu số chung bằng bao nhiêu?

- Hãy hoàn thành lời giải bài toán theo gợi ý bằng hoạt động nhóm.

- Sửa hoàn chỉnh lời giải bài toán.

- Đọc yêu cầu bài toán.

- Để giải phương trình này trước tiên ta phải thực hiện quy đồng rồi khữ mẫu.

- Để tìm mẫu số chung của hai hay nhiều số ta thường tìm BCNN của chúng.

- Câu a) mẫu số chung bằng 6

- Câu b) mẫu số chung bằng 20

- Hoạt động nhóm và trình bày lời giải.

- Lắng nghe, ghi bài.

Giáo án Toán 8 Bài 3: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 mới nhất

4. VẬN DỤNG

Giáo án Toán 8 Bài 3: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 mới nhất

* Làm bài tập phần vận dụng

a) Sai: chuyển vế mà không đổi dấu.

b) Sai ở chỗ chuyển -3 từ vế trái sang vế phải mà không đổi dấu.

5. MỞ RỘNG

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học.

Sưu tầm và làm một số bài tập nâng cao.

Làm bài tập phần mở rộng.

IV. Hướng dẫn học ở nhà: (2 phút)

- Các bước chính để giải phương trình đưa được về dạng ax + b = 0.

- Xem lại các ví dụ trong bài học (nội dung, phương pháp giải)

- Vận dụng vào giải các bài tập 14, 17, 18 trang 13, 14 SGK.

- Tiết sau luyện tập.

Xem thử Giáo án Toán 8 KNTT Xem thử PPT Toán 8 KNTT Xem thử Giáo án Toán 8 CTST Xem thử Giáo án Toán 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Toán lớp 8 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn Giáo án môn Toán 8 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học
Tài liệu giáo viên