Giáo án Toán 9 Cánh diều Bài 4: Góc ở tâm. Góc nội tiếp

Giáo án Toán 9 Cánh diều Bài 4: Góc ở tâm. Góc nội tiếp

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán 9 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được góc ở tâm, góc nội tiếp.

- Giải thích được mối liên hệ giữa số đo của cung với số đo của góc ở tâm, số đo của góc nội tiếp.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học.

- Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu, phân tích, lập luận để giải thích khái niệm góc ở tâm, góc nội tiếp.

Quảng cáo

- Mô hình hóa toán học: mô tả các dữ kiện bài toán thực tế, giải quyết bài toán gắn với góc ở tâm, góc nội tiếp.

- Giải quyết vấn đề toán học: nhận biết được góc ở tâm, góc nội tiếp.

- Giao tiếp toán học: đọc, hiểu thông tin toán học.

3. Phẩm chất

- Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.

- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.

- Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT(ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,...

2 - HS:

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

Quảng cáo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Gợi động cơ, tạo tình huống xuất hiện trong thực tế để HS tiếp cận với khái niệm góc nội tiếp.

b) Nội dung: HS đọc tính huống mở đầu, từ đó nảy sinh nhu cầu tìm hiểu về góc nội tiếp.

c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi và hoàn thiện các bài tập được giao.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV trình chiếu câu hỏi củng cố, cho HS suy nghĩ và trả lời.

Bác Ngọc dự định làm khung sắt cho khuôn cửa sổ ngôi nhà có dạng đường tròn như Hình 44. Hai thanh chắn cửa sổ gợi nên một góc có đỉnh thuộc một đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn.

Giáo án Toán 9 Cánh diều Bài 4: Góc ở tâm. Góc nội tiếp (ảnh 1)

Góc có đặc điểm như vậy trong toán học gọi là gì?

Quảng cáo

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu góc ở tâm, góc nội tiếp. Hai góc này có mối liên hệ với nhau về số đo góc, về cung chắn”.

Góc ở tâm. Góc nội tiếp.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Gócở tâm

a) Mục tiêu:

- HS nhận biết và hiểu được các định nghĩa về gócở tâm.

- Vận dụng định nghĩa để tìm số đo góc ở tâm ở các hình.

b) Nội dung:

- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐ 1; Luyện tập 1 và các Ví dụ.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi, HS nắm được các định nghĩa về góc ở tâm.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS thực hiện HĐ1

Cho đường tròn (O). Hãy vẽ góc xOy có đỉnh là tâm O của đường tròn đó.

+ GV mời 1 HS lên bảng thực hiện vẽ hình.

- Từ hình vẽ kết quả, GV giới thiệu Khái niệm Góc ở tâm.

- HS thực hiện Ví dụ 1 theo hướng dẫn của SGK.

Trong các góc AOB, CID, MON ở các hình 46a, 46b, 46c, góc nào là góc ở tâm, góc nào không là góc ở tâm?

+ Sau đó, GV mời 1 HS trình bày lại cách thực hiện.

- GV cho HS thực hiện cá nhân Luyện tập 1

Trong Hình 47, coi mỗi khung đồng hồ là một đường tròn, kim giờ, kim phút là các tia. Số đo góc ở tâm trong mỗi hình 47a, 47b, 47c, 47d là bao nhiêu?

+ GV mời 1 HS trình bày đáp án.

+ HS khác nhận xét và GV chốt đáp án.

- GV nêu phần Nhận xét

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở.

- HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.

Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

1. Gócở tâm

HĐ1

Hình vẽ góc xOy có đỉnh là tâm O của đường tròn (O) như sau:

Giáo án Toán 9 Cánh diều Bài 4: Góc ở tâm. Góc nội tiếp (ảnh 2)

Khái niệm

Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được là góc ở tâm.

Ví dụ 1: SGK-tr. 112

Giáo án Toán 9 Cánh diều Bài 4: Góc ở tâm. Góc nội tiếp (ảnh 3)

Luyện tập 1:

a) Số đo góc ở tâm là 60°.

b) Số đo góc ở tâm là 90°.

c) Số đo góc ở tâm là 150°.

d) Số đo góc ở tâm là 180°.

Nhận xét: Đường kính chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần được gọi là một nửa đường tròn

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Toán 9 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 9 Cánh diều chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án Toán lớp 9 mới, chuẩn nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án chuẩn môn Toán 9 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên