Giáo án Văn 10 bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (tiết 1)

Giáo án Văn 10 bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (tiết 1)

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nắm được các yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt ở các phương diện ngữ âm, chữ viết, đúng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, phong cách ngôn ngữ,...

- Vận dụng được những yêu cầu trên vào việc sử dụng Tiếng Việt, vào việc phân tích và sửa lỗi về Tiếng Việt.

- Những yêu cầu về sử dụng đúng Tiếng Việt theo các chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết, về từ ngữ, về ngữ pháp, về phong cách ngôn ngữ.

- Những yêu cầu sử dụng hay để đạt hiệu quả giao tiếp cao.

2. Kĩ năng

- Sử dụng Tiếng Việt theo các chuẩn mực ngôn ngữ.

- Sử dụng linh hoạt, sáng tạo theo các phương thức chuyển đổi, theo các phép tu từ.

- Phát hiện, phân tích và sửa lỗi về phát âm, về chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, về phong cách ngôn ngữ.

3. Thái độ

- Yêu quý và biết giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt

4. Các năng lực hướng tới:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp,…

B. Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy.

2. HS: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở SGK

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra trong quá trình học

3. Bài mới

● Hoạt động 1, khởi động

- GV đưa ra một số lỗi về chính tả, cách dùng từ, câu trong một số bài viết của HS. Yêu cầu các em phát hiện và sửa lỗi.

- GV dẫn dắt: Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải gìn giữ nó, quý trọng nó...”. Học theo lời dạy của Người mỗi chúng ta hôm nay hãy luôn hướng tới việc sử dụng tiếng Việt cho đúng, cho hay để đạt được điều này giờ học hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt.

● Hoạt động 2, hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt

Giáo viên cho HS đọc và chữa bài tập trong SGK theo hình thức:

- Chia nhóm để làm bài,mỗi bàn là một nhóm.

- Phát phiếu học tập cho HS,phiếu học tập là bài tập của 4 phần đề mục.

- Cho thời gian là 5 phút để HS làm bài,giáo viên gọi đại diện từng nhóm lên chữa bài.

- Các nhóm khác bổ sung.

- Giáo viên nhận xét và đưa ra kiến thức cần đạt.

- Vậy khi nói và viết cần tuân theo yêu cầu gì cho đúng theo chuẩn mực tiếng Việt?

Giáo viên cho HS đọc và chữa bài tập trong SGK.

- Vậy khi dùng từ ngữ cần tuân theo những yêu cầu nào?

GV cho HS thảo luận theo nhóm và làm bài tập trong SGK, sau đó trình bày kết quả thảo luận.

- Vậy khi đặt câu cần tuân theo những yêu cầu nào để đặt câu đúng ngữ pháp?

Giáo viên cho HS đọc và chữa bài tập trong SGK.

- Vậy khi sử dụng phong cách ngôn ngữ thì phải đạt yêu cầu gì?.

HS thảo luận trả lời

GV chuẩn xác

I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt

1. Về ngữ âm, chữ viết

a. Ví dụ:

VD 1:Các lỗi sai và cách sửa như sau:

- Câu 1: dùng sai cặp phụ âm cuối "c"và "t" trong tiếng “giặc”, sửa lại là “giặt”.

- Câu 2: dùng sai cặp phụ âm đầu "d"và "r" trong tiếng “dáo”, sửa là “ráo”…

- Câu 3: cặp thanh điệu "hỏi" và "ngã" trong các tiếng “lẽ; đỗi”,sửa lại là “lẻ; đổi”.

Ví dụ 2:

- Từ ngữ địa phương: dưng mờ, bẩu, mờ.

- Từ ngữ toàn dân tương ứng:

dưng mờ = nhưng mà, bẩu = bảo, mờ = mà.

b. Yêu cầu:

* Khi sử dụng tiếng việt,ta cần tuân thủ những yêu cầu sau về ngữ âm và chữ viết:

- Về ngữ âm: Cần phát âm theo âm chuẩn của tiếng Việt.

- Về chữ viết: cần viết đúng theo quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.

2. Về từ ngữ

a. Ví dụ:

VD 1 :Các lỗi và cách sửa như sau:

- Dùng từ chưa chính xác.

- Gây hiểu lầm về ý nghĩa của từ.

- Có thể sửa:

+ Câu 1: chót lọt → Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót;

+ Câu 2: truyền tụng → Những HS trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền đạt(truyền thụ).

+ Câu 3: Số người mắc các bệnh truyền nhiễm và chết vì các bệnh này đã giảm dần…,

+ Câu 4: Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt do khoa dược pha chế…

Ví dụ 2:Các lỗi sai và sửa lại là:

-Các câu thứ hai,thứ ba,thứ tư đúng.

- Dùng từ sai mục đích;

- Dùng từ chưa chuẩn ở câu 1 và 5:

- Câu 1: sửa là: yếu điểm → điểm yếu

- Câu 5: sửa linh động → Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh,cho nên có thể nói đó là thứ tiếng Việt sinh động, phong phú (dùng linh động chưa chính xác).

b. Yêu cầu:

- Cần sử dụng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, ý nghĩa, và đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.

- Cần dùng từ chính xác về nghĩa.

3. Về ngữ pháp

a. Ví dụ:

Ví dụ 1: phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp:

Câu 1:

- Sai: thiếu chủ ngữ

-Nguyên nhân: Không phân định rõ thành phần chủ ngữ,thành ngữ.

- Sửa: Có thể bỏ từ “qua” hoặc viết: Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, ta(Tác giả) thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.

Câu 2:

- Sai: Thiếu vị ngữ.

- Nguyên nhân: Không phân biệt rõ thành phần chủ ngữ,vị ngữ.

- Sửa: Có thể viết lại “Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình đã được thể hiện bằng những hành động cụ thể. Hoặc "Đó là lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình".

Ví dụ 2: Chọn câu văn đúng:

- Câu 1: Chưa chính xác, gây mơ hồ, có thể sửa: Có được ngôi nhà người ta đã làm cho, bà sống hạnh phúc hơn. Hoặc Có được ngôi nhà, bà sống hạnh phúc hơn.

- Câu 2, 3, 4: đúng

Ví dụ 3: sửa: sắp xếp lại các câu, vế câu, thay đổi một số từ ngữ.Cụ thể như sau : "Thúy Kiều và Thúy Vân là hai người con của gia đình họ Vương.Họ sống êm đềm,hạnh phúc cùng cha mẹ.Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn.Vẻ đẹp của nàng khiến cho hoa ghen,liễu hờn.Thúy Vân có vẻ đẹp đoan trang,thùy mị.Về tài,Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân.Nhưng cuộc đời nàng lại nhiều cay đắng".

b. Yêu cầu:

- Cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp

- Các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.

4. Về phong cách ngôn ngữ

a. Ví dụ

- VD1: sai: từ “hoàng hôn” → buổi chiều.Hoặc bỏ từ "Hoàng hôn": "Ngày 25-10,lúc 17h30,tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông".

- VD 2: Sai: hết sức là → rất, hoặc vô cùng: "Truyện Kiều" của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo rất cao đẹp".

- VD 3: Nhận xét:

- Vận dụng thành ngữ

- Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ

- Không thể dùng các từ ngữ trên trong một lá đơn đề nghị được.

b. Yêu cầu:

- Cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng.

4. Củng cố

- Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt : về ngữ âm và chữ viết, về từ ngữ, về ngữ pháp, về phong cách ngôn ngữ.

5. Dặn dò

- Học bài cũ. Tự làm thêm bài tập liên quan.

- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên