Giáo án KTPL 11 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Kinh tế Pháp luật 11
Tài liệu Giáo án KTPL 11 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Kinh tế Pháp luật 11 theo chương trình sách mới.
Giáo án KTPL 11 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất)
Xem thử Giáo án KTPL 11 KNTT Xem thử Giáo án điện tử KTPL 11 KNTT
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Giáo án KTPL 11 Phần 1: Giáo dục kinh tế Kết nối tri thức
Giáo án KTPL 11 Phần 2: Giáo dục pháp luật Kết nối tri thức
Xem thử Giáo án KTPL 11 KNTT Xem thử Giáo án điện tử KTPL 11 KNTT
Giáo án KTPL 11 Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường - Kết nối tri thức
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm cạnh tranh.
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
- Phân tích được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ nguyên nhân, vai trò của cạnh tranh. Đồng thời biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày các thông tin, ý tưởng trong thảo luận, đánh giá vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến vấn đề cạnh tranh trong kinh tế.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về cạnh tranh; phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong thực hiện cạnh tranh; đồng tình, ủng hộ những hành vi cạnh tranh lành mạnh; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Năng lực phát triển bản thân: Tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, khả năng, điều kiện của bản thân trong quan hệ cạnh tranh.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến thức về cạnh tranh, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cạnh tranh; giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng kinh tế về cạnh tranh; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng trong đời sống xã hội liên quan đến cạnh tranh.
3. Phẩm chất:
- Trung thực và có trách nhiệm trong các mối quan hệ cạnh tranh.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SHS, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
- Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, ví dụ thực tế,... về cạnh tranh;
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
- Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu trường hợp trong SHS tr.6 và trả lời câu hỏi.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập:
- HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc to trường hợp phần Mở đầu trong SGK trang 6: Chị A mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa ở phố H được ba năm. Mới đây, trên phố xuất hiện thêm một siêu thị và hai cửa hàng tạp hóa khác.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, chị A và các chủ cửa hàng tạp hóa khác phải làm thế nào để thu hút khách hàng, đảm bảo việc kinh doanh?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: Các chủ cửa hàng tạp hóa phải cạnh tranh với nhau, tìm cách tạo ra điểm hấp dẫn so với các cửa hàng khác như:
+ Đa dạng hàng hóa, giá cả phù hợp, đảm bảo chất lượng hàng hóa ...
+ Kèm theo nhiều tiện ích khác như: chỗ đỗ xe thuận tiện, thanh toán bằng tiền mặt hoặc qua thẻ, tích điểm để có cơ hội nhận quà.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất, kinh doanh, mua bán hàng hóa trên thị trường nên phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Hiểu rõ về cạnh tranh giúp chúng ta tham gia các hoạt động kinh tế tích cực, lành mạnh, góp phần xây dựng kinh tế xã hội văn minh, giàu đẹp.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 1. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cạnh tranh
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm cạnh tranh.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1 SHS tr.6 - 7, thảo luận nhóm đôi và tìm hiểu khái niệm cạnh tranh.
- GV rút ra kết luận về khái niệm cạnh tranh.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm cạnh tranh.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc trường hợp trong SHS tr.6-7 và trả lời câu hỏi: + Câu 1: Theo em, các nhà kinh doanh ẩm thực trên phố B đã sử dụng những cách thức gì để tranh đua thu hút khách hàng? Điều đó mang lại lợi ích gì cho các nhà hàng? |
1. Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh kinh tế là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án KTPL 11 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thử Giáo án KTPL 11 KNTT Xem thử Giáo án điện tử KTPL 11 KNTT
Xem thêm giáo án lớp 11 Kết nối tri thức các môn học hay khác:
- Giáo án Toán 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Tiếng Anh 11 Global Success
- Giáo án Vật Lí 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Hóa học 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Lịch Sử 11 Kết nối tri thức
- Giáo án HĐTN 11 Kết nối tri thức
- Giáo án GDQP 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Tin học 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Âm nhạc 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Mĩ thuật 11 Kết nối tri thức
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)