Giáo án KTPL 11 Cánh diều (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Kinh tế Pháp luật 11

Tài liệu Giáo án KTPL 11 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Kinh tế Pháp luật 11 theo chương trình sách mới.

Giáo án KTPL 11 Cánh diều (năm 2024 mới nhất)

Quảng cáo

Xem thử Giáo án KTPL 11 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử KTPL 11 Cánh diều

Chỉ từ 250k mua trọn bộ Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Giáo án KTPL 11 Phần 1: Giáo dục kinh tế Cánh diều

Giáo án KTPL 11 Phần 2: Giáo dục pháp luật Cánh diều

Xem thử Giáo án KTPL 11 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử KTPL 11 Cánh diều

Giáo án KTPL 11 Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường - Cánh diều

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được khái niệm cạnh tranh.

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

- Phân tích được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.

- Phê phán những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về cạnh tranh; phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong thực hiện cạnh tranh; đồng tình, ủng hộ những hành vi cạnh tranh lành mạnh; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

- Năng lực phát triển bản thân: Tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, khả năng, điều kiện của bản thân trong quan hệ cạnh tranh.

- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Biết chủ động tìm tòi, học hỏi và tham gia vào các hoạt động cạnh tranh kinh tế phù hợp với lứa tuổi.

3. Phẩm chất:

- Trách nhiệm, tự giác, tích cực thực hiện các quy định của pháp luật về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;

- Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, ví dụ thực tế,... về cạnh tranh;

- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;

- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.

- Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung:

- Đọc yêu cầu trong SGK tr.6 và thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ví dụ một hàng hóa được cung cấp bởi nhiều chủ thể sản xuất và cho biết sự khác biệt giữa các sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ:

+ Em hãy nêu ví dụ về một hàng hóa được cung cấp bởi nhiều chủ thể sản xuất và cho biết sự khác biệt giữa các sản phẩm đó.

+ Theo em, vì sao các chủ thể sản xuất luôn tạo ra sự khác biệt như vậy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 nhóm trả lời câu hỏi:

Ví dụ: Quần áo được cung cấp bởi nhiều chủ thể sản xuất nhưng có sự khác biệt giữa các sản phẩm.

Các chủ thể sản xuất và cho ra các sản phẩm khác biệt nhau như vậy tăng phần giá trị cho sản phẩm và giá thành sẽ có giá trị khác nhau.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trên thị trường một loại sản phẩm có thể do nhiều chủ thể sản xuất. Sản phẩm cùng loại có mẫu mã khác nhau, đến với người tiêu dùng bằng nhiều hình thức và có thể khác biệt về giá bán.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 1. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cạnh tranh

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm cạnh tranh.

b. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc trường hợp và trả lời câu hỏi trong SGK tr.6.

- GV rút ra kết luận khái niệm cạnh tranh.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm cạnh tranh.

d. Tổ chức hoạt động:

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án KTPL 11 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử Giáo án KTPL 11 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử KTPL 11 Cánh diều

Xem thêm giáo án lớp 11 Cánh diều các môn học hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên