Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 năm 2024 (cả ba sách) | Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều mới, chuẩn nhất bám sát mẫu giáo án Tự nhiên xã hội của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 1 theo chương trình mới.
Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 năm 2024 (cả ba sách)
Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 Kết nối tri thức
Chủ đề: GIA ĐÌNH
Tuần 1
Bài 1: KỂ VỀ GIA ĐÌNH EM
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học:
+ Nêu được các thành viên trong gia đình, bản thân và mối quan hệ.
+ Nêu được một số công việc nhà mà các thành viên thường làm.
- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
+ Học sinh đặt được các câu hỏi đơn giản để giới thiệu về bản thân và các thành viên trong gia đình.
+ Học sinh quan sát tranh ( SGK) tự nêu yêu cầu cho bạn trả lời.
+ Nhận xét được những việc làm của các thành viên trong gia đình.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng:
+ Tự giác tham gia công việc nhà phù hợp.
2. Phẩm chất chủ yếu:
- Chăm chỉ: Học sinh tự giác tham gia công việc nhà phù hợp.
- Trách nhiệm: Yêu quý, trân trọng, thể hiện được tình cảm với các thành viên trong gia đình.
3. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tự kể về những việc làm của các thành viên trong gia đình
- Giao tiếp và hợp tác: Học sinh tích cực thảo luận nhóm, tương tác với các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Tranh SGK.
2. Học sinh: SGK; ảnh gia đình của học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1
1. Hoạt động khởi động: Bài hát: Cả nhà thương nhau”
a. Mục tiêu:
+ Tạo hứng thú học tập cho HS
+ Nêu được các thành viên trong gia đình.
b.Tiến trình tổ chức hoạt động
+ HS múa hát “Cả nhà thương nhau”
+ HS lắng nghe giáo viên nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi:
+ Bài hát nói đến những ai?
- Nhận xét chung dẫn dắt vào bài học: “Kể về gia đình em”
c. Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Dự kiến tiêu chí đánh giá:
- HS múa hát theo giai điệu bài hát, trả lời thành câu hoàn chỉnh ( HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
2. Hoạt động khám phá vấn đề:
Hoạt động 1: Quan sát tranh trả lời câu hỏi
- Mục tiêu: HS nhận biết và giới thiệu được các thành viên trong gia đình Hoa.
- Tiến trình tổ chức hoạt động ( Học sinh thảo luận nhóm đôi)
+ Học sinh quan sát tranh 1 (SGK), thảo luận và trả lời câu hỏi: Gia đình Hoa có mấy thành viên ? Đó là những ai ? Mọi người đang làm gì?
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Gia đình Hoa gồm có 6 thành viên.
+ Ông, bà, cha, mẹ, Hoa và em.nghe Hoa kể những hoạt động ở trường.
+ Mọi người đang quây quần, vui vẻ
- Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được:
+ Tinh thần thái độ hợp tác nhiệm vụ
+ Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời câu hỏi của nhóm.
Hoạt động 2: Học sinh quan sát tranh, tự nêu yêu cầu cho bạn trả lời.
- Mục tiêu: HS nhận biết được việc làm của các thành viên trong gia đình Hoa..
- Tiến trình tổ chức hoạt động ( Học sinh làm việc cá nhân)
+ Học sinh quan sát tranh 2, 3, 4 (SGK) và trả lời câu hỏi: Nêu nội dung từng tranh?
+ Học sinh nhận xét bổ sung.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Tranh 2: Cha tập xe đạp cho Hoa.
+ Tranh 3: Hoa và em đang múa, hát còn ông, bà thì cỗ vũ.
+ Tranh 4: Mẹ cùng Hoa và em xem truyện tranh.
- Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được:
+ Tinh thần thái độ hoạt động tích cực của từng học sinh.
+ Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời câu hỏi của từng học sinh.
* Hoạt động thực hành: Kể về các thành viên trong gia đình
- Mục tiêu: HS giới thiệu được bản thân cũng như các thành viên trong gia đình mình.
- Tiến trình tổ chức hoạt động ( thảo luận nhóm 2)
+ Học sinh tự kể cho nhóm nghe về các thành viên trong gia đình, bản thân và mối quan hệ
+ Gia đình em có những thành viên nào?
+ Mọi người trong gia đình em thường làm gì vào thời gian nghỉ ngơi? …)
+ Đại diện nhóm trình bày, học sinh nhóm khác nhận xét.
- Dự kiến sản phẩm: ( Tùy theo học sinh trả lời)
- Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được:
+ Hợp tác chia sẻ trong nhóm.
+ Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời của các nhóm.
- GV gọi 1-2 HS lên kể trước lớp, khuyến khích những học sinh có ảnh gia đình.
- Từ đó rút ra kết luận: Ai sinh ra cũng có một gia đình. Ông bà, bố mẹ và anh chị em là những người thân yêu nhất. Mọi người trong gia đình phải thương yêu, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
................................
................................
................................
Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 Chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
BÀI 1: GIA ĐÌNH CỦA EM
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
- MT1: - Các em có thể kể tên các thành viên trong gia đình mình.
- MT2: - Các em thể hiện được tình cảm với thành viên trong gia đình.
2. Phẩm chất, năng lực:
2.1. Phẩm chất:
- Nhân ái:Biết yêu thương mọi người trong gia đình mình.
- Chăm chỉ:Tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học.
- Trung thực: Ghi nhận kết quả việc làm của mình một cách trung thực.
- Trách nhiệm: Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình.
2.2. Năng lực:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
3.Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học:Biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
- Vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học: Biết gọi tên các thành viên trong gia đình và tình cảm trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Màn hình chiếu, bài giảng điện tử, bài hát “Ba ngọn nến lung linh” sáng tác Ngọc Lễ.Tranh ảnh minh họa, video về gia đình.Bảng mặt cười mặt mếu.
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; tranh ảnh gia đình mình.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
2. Hình thức dạy học: Sách TNXH, vở bài tập TNXH . Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút): |
|
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi trước khi bắt đầu vào tiết học. Tạo tình huống dẫn vào bài mới * Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi. * Cách tiến hành: |
|
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xin chào”. - Giáo viên phổ biến luật chơi: Nếu Gv chỉ tay vào mình các em sẽ nói “Chào cô”, nếu cô giơ tay sang bên thì các em sẽ quay sang bạn mình và nói “Chào bạn”. - Gv làm động tác cho Hs chơi trò chơi. - Gv nhận xét: Cô thấy các em chơi rất tốt, cô tuyên dương cả lớp. - Nãy giờ cô cho các em chào hỏi bạn mình nhưng các em chỉ dùng từ Chào bạn vì đa số các em chưa biết được tên của các bạn trong lớp mình. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bạn bên cạnh tên gì và bạn thích điều gì các em nhé. - Gv ghi tựa bài. |
- Học sinh tham gia trò chơi |
2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN (6 phút): |
|
* Mục tiêu: Tạo tình huống cho Hs tự giới thiệu tên và sở thích của bản thân một cách đơn giản. -Tạo tình huống dẫn vào bài. * Phương pháp, hình thức tổ chức:Đàm thoại,thảo luận nhóm đôi. * Cách tiến hành: - GV cho Hs thảo luận nhóm đôi để giới thiệu tên và sở thích của bản thân. - Gọi ngẫu nhiên một số cặp đôi lên giới thiệu lại. - Gv nhận xét, giáo dục Hs hãy mở rộng tình bạn của mình bằng việc tự làm quen , giới thiệu và tìm hiểu về sở thích các bạn còn lại trong lớp vào những giờ ra chơi. Bây giờ cô sẽ giới thiệu cho các em 2 người bạn nữa sẽ cùng đồng hành với chúng ta trong suốt môn học TNXH . Đó là Bạn An và bạn Nam. |
- Học sinh chia nhóm đôi ( hai bạn một nhóm ) thảo luận |
3. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: (8 phút) * Mục tiêu : - Giúp Hs nhận ra được các thành viên trong gia đình của bạn An. * Phương pháp, hình thức tổ chức:Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi. * Cách tiến hành: - Gv giới thiệu tranh gia đình An SGK/8 - Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau : + Gia đình bạn An gồm những ai ? Chỉ và gọi tên từng người trong hình. + Mọi người trong gia đình đang làm gì ? + Theo em thì mọi người trong gia đình cảm thấy như thế nào? - Gv nhận xét, tuyên dương. - Gv chốt ý:Qua hình vẽ, có 4 người đó là bố, mẹ, chị gái và An. Mọi người đang chúc mừng sinh nhật An rất vui vẻ. Cô gọi đây là một GIA ĐÌNH và những người này là những thành viên trong gia đình bạn An. |
Học sinh chia nhóm đôi ( hai bạn một nhóm ) thảo luận - Hs thảo luận nhóm đôi, trình bày trước lớp: + Gia đình bạn An gồm có ba, mẹ, An và chị gái. + Gia đình bạn An đang tổ chức sinh nhật cho An. + Vui vẻ/ Hạnh phúc/ Ấm cúng/…. - Các hs khác nhận xét và đóng góp ý kiến . |
Nghỉ giữa tiết |
|
................................
................................
................................
Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 Cánh diều
Chủ đề 1: GIA ĐÌNH
TUẦN 1
Bài 1. GIA ĐÌNH EM
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được
* Về nhận thức khoa học:
- Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.
- Nêu được ví dụ về các thành viên trong gia đình dành thời gian nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau.
- Kể được công việc nhà của các thành viên trong gia đình.
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
- Đặt được các câu hỏi đơn giản về các thành viên trong gia đình và công
việc nhà của họ.
- Biêt cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong gia
đình và công việc nhà của họ.
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Tham gia việc nhà phù hợp với lứa tuổi.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Máy tính, ti vi, SGK điện tử TNXH
- Học sinh: Sách giáo khoa, VBT Tự nhiên và xã hội 1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Mở đầu: Hoạt động chung cả lởp:
- HS nghe nhạc và hát theo lời một bài hát về gỉa đình (ví dụ bài: Cả nhà thương nhau).
- HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nôi dung bài hát như:
+ Bùi hút nhắc dến những ai trong gia đình?
+ Từ nào nói về tình cảm của những người trong gia đình?
+...
GV dẫn dẳt vào bài học. Bài hát nói đến ba thành víên trong gia dình: ba, mẹ, con và tình cảm cùa các thành viên trong gia đình. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm híểu gia đình bạn Hà. bạn An và cùng chin sẻ về gia đình mình.
TIẾT 1
- Thành viên và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu gia đình bạn Hà và gia đình bạn An
* Mục tiêu
- Nêu được các thành viên có trong gia đình bạn Hà và gia đình bạn An.
- Nhận xét được tình cảm giữa các thành viên trong gia đình bạn Hà và gia đình bạn An.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về cảc thành viên trong gia đình.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
HS quạn sát các hình ở trang 9 (SGK) để trả lời các câu hòi:
+ Gia đình bạn Hà, bạn An có những ai?
+ Họ đang làm gì và ở đâu?
Bưởc 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. GV có thể gợi ý để HS nói được:
+ Gia đình bạn Hà có bố, mẹ, anh trai và bạn Hà. Gia đình bạn Hà đang đi chơi ở công viên.
+ Gia đình bạn An có ông. bà, bố, mẹ, bạn An và em gáỉ. Gia đình bạn An đang ở nhà cùng nhau.
- HS trả lời một số câu hỏi của GV để khai thác sự thể hiện tình cám giữa các thành viên trong gia đình. Ví dụ:
+ Theo em, các thành viên trong gia đình bạn Hà, gia đình bạn An có vui vẻ, yêu thương nhau không?
+ Hành động nào thế hỉện các thành viên yêu thương và quan tâm nhau?
+ …
Lưu ý: GV yêu cầu HS quan sát và trao đồi theo từng hình. Tuỳ trình độ HS, GV sẽ đặt các các hỏi phù họp để HS nói được tình càm và sự quan tâm của các thành viên trong gỉa đình bạn Hà và An.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 2. Giới thiệu về gia đình mình
* Mục tiêu
- Giới thìệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.
- Nêu được ví dụ về các thành viên trong gia đình dành thời gian nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau.
Đặt được các câu hỏi đơn gỉan về các thành viên trong gia đình.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo căp
- Từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về bản thân: tên, tuổi, sở thích, năng khiếu (nếu có).…
- Một HS đặt câu bỏỉ. HS kia trả lời (tuỳ trình độ HS, GV hướng dẫn HS đặt được câu hỏí), gợi ý như sau:
+ Gia đình bạn có mấy người? Đó là những ai?
................................
................................
................................
Giáo án lớp 1 các môn học hay khác:
- Giáo án Tiếng Việt lớp 1
- Giáo án Toán lớp 1
- Giáo án Âm nhạc lớp 1
- Giáo án Đạo đức lớp 1
- Giáo án Giáo dục thể chất lớp 1
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1
- Giáo án Mĩ thuật lớp 1
Xem thêm giáo án lớp 1 các môn học hay khác:
- Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức
- Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Cánh diều
- Giáo án Toán lớp 1 Kết nối tri thức
- Giáo án Toán lớp 1 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Toán lớp 1 Cánh diều
- Giáo án Âm nhạc lớp 1 Kết nối tri thức
- Giáo án Âm nhạc lớp 1 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Âm nhạc lớp 1 Cánh diều
- Giáo án Đạo đức lớp 1 Kết nối tri thức
- Giáo án Đạo đức lớp 1 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Đạo đức lớp 1 Cánh diều
- Giáo án Giáo dục thể chất lớp 1 Kết nối tri thức
- Giáo án Giáo dục thể chất lớp 1 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Giáo dục thể chất lớp 1 Cánh diều
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 Kết nối tri thức
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 Cánh diều
- Giáo án Mĩ thuật lớp 1 Kết nối tri thức
- Giáo án Mĩ thuật lớp 1 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Mĩ thuật lớp 1 Cánh diều
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn Văn 12
- Soạn Văn 12 (bản ngắn nhất)
- Văn mẫu lớp 12
- Giải bài tập Toán 12
- Giải BT Toán 12 nâng cao (250 bài)
- Bài tập trắc nghiệm Giải tích 12 (100 đề)
- Bài tập trắc nghiệm Hình học 12 (100 đề)
- Giải bài tập Vật lý 12
- Giải BT Vật Lí 12 nâng cao (360 bài)
- Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 12 (có đáp án)
- Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 (70 đề)
- Luyện thi đại học trắc nghiệm môn Lí (18 đề)
- Giải bài tập Hóa học 12
- Giải bài tập Hóa học 12 nâng cao
- Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 (80 đề)
- Luyện thi đại học trắc nghiệm môn Hóa (18 đề)
- Giải bài tập Sinh học 12
- Giải bài tập Sinh 12 (ngắn nhất)
- Chuyên đề Sinh học 12
- Đề kiểm tra Sinh 12 (có đáp án)(hay nhất)
- Ôn thi đại học môn Sinh (theo chuyên đề)
- Luyện thi đại học trắc nghiệm môn Sinh (18 đề)
- Giải bài tập Địa Lí 12
- Giải bài tập Địa Lí 12 (ngắn nhất)
- Giải Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 12
- Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 12 (70 đề)
- Luyện thi đại học trắc nghiệm môn Địa (20 đề)
- Giải bài tập Tiếng anh 12
- Giải bài tập Tiếng anh 12 thí điểm
- Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải tập bản đồ Lịch sử 12
- Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 12
- Luyện thi đại học trắc nghiệm môn Sử (20 đề)
- Giải bài tập Tin học 12
- Giải bài tập GDCD 12
- Giải bài tập GDCD 12 (ngắn nhất)
- Bài tập trắc nghiệm GDCD 12 (37 đề)
- Luyện thi đại học trắc nghiệm môn GDCD (20 đề)
- Giải bài tập Công nghệ 12