Giải Hóa học 12 trang 80 Chân trời sáng tạo

Với Giải Hóa học 12 trang 80 trong Bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kin loại. Tính chất kim loại Hóa 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa 12 trang 80.

Giải Hóa học 12 trang 80 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Thảo luận 8 trang 80 Hóa học 12: Dựa vào thế điện cực chuẩn trong Bảng 12.1, hãy cho biết kim loại nào có khả năng phản ứng được với nước ở điều kiện thường giải phóng khí H2.

Lời giải:

Kim loại có EMn+/M0<0,42V có thể phản ứng với nước ở điều kiện thường giải phóng khí H2.

Thảo luận 9 trang 80 Hóa học 12: Dựa vào thế điện cực chuẩn trong Bảng 12.1,

hãy cho biết kim loại nào có khả năng đẩy được đồng ra khỏi dung dịch CuSO4 1 M.

Lời giải:

Những kim loại có thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá – khử nhỏ hơn ECu2+/Cu0=0,34V  có khả năng đẩy được đồng ra khỏi dung dịch CuSO4 1 M.

Thảo luận 10 trang 80 Hóa học 12: Tiến hành Thí nghiệm 3 và nêu hiện tượng xảy ra. Xác định vai trò của các chất trong phản ứng hoá học xảy ra ở Thí nghiệm 3.

Quảng cáo

Lời giải:

Thí nghiệm 3

Kim loại phản ứng với dung dịch muối

Hiện tượng xảy ra

Vai trò các chất

Cho mẩu đồng vào hai ống nghiệm. Cho khoảng 2 mL dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm (1) và cho khoảng 2 mL dung dịch ZnSO4 vào ống nghiệm (2).

- Ống nghiệm 1: Có lớp kim loại trắng bạc bám ngoài mẩu đồng, dung dịch phản ứng chuyển dần sang màu xanh.

- Ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì.

Cu0+2Ag+1NO3Cu+2(NO3)2+2Ag0

Cu đóng vai trò là chất khử; AgNO3 đóng vai trò là chất oxi hoá.

Bài tập 1 trang 80 Hóa học 12: Thuỷ ngân dễ bay hơi và rất độc. Khi nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ có thể dùng bột lưu huỳnh để xử lí thuỷ ngân. Giải thích.

Lời giải:

Thuỷ ngân dễ bay hơi và rất độc. Khi nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ có thể dùng bột lưu huỳnh để xử lí thuỷ ngân. Do thuỷ ngân có thể tác dụng ngay với lưu huỳnh ở điều kiện thường tạo thành chất rắn khó bay hơi, dễ dàng thu gom, xử lí.

Hg (l) + S (s) → HgS(s)

Quảng cáo

Bài tập 2 trang 80 Hóa học 12: Tại sao đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng dây điện cao thế thường được làm bằng nhôm mà không làm bằng đồng? Cho biết khối lượng riêng của đồng là 8,96 g/cm3, của nhôm là 2,70 g/cm3.

Lời giải:

Dây điện cao thế thường làm bằng kim loại nhôm mà không làm bằng kim loại đồng vì nhôm nhẹ, làm giảm áp lực lên cột điện, phòng tránh được gãy, đổ cột điện. Ngoài ra, giá thành của kim loại nhôm cũng rẻ hơn so với kim loại đồng.

Bài tập 3 trang 80 Hóa học 12: Để làm tinh khiết bột đồng có lẫn các kim loại thiếc, kẽm, người ta có thể ngâm hỗn hợp trên vào lượng dư dung dịch Cu(NO3)2. Giải thích và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra (nếu có).

Lời giải:

Các kim loại thiếc, kẽm có thể phản ứng với lượng dư dung dịch Cu(NO3)2 chuyển hết về dạng ion hoà tan dễ rửa trôi. Do đó, chỉ cần rửa sạch kim loại sau phản ứng sẽ thu được kim loại tinh khiết.

Phương trình hoá học:

Sn(s) + Cu(NO3)2(aq) → Sn(NO3)2(aq) + Cu(s)

Zn(s) + Cu(NO3)2(aq) → Zn(NO3)2(aq) + Cu(s)

Quảng cáo

Lời giải Hóa 12 Bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kin loại. Tính chất kim loại hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên