Bài tập thủy phân peptit và protein
Bài viết thủy phân peptit và protein với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập thủy phân peptit và protein.
Bài tập thủy phân peptit và protein
Phương pháp giải
Phản ứng thủy phân:
- Điều kiện thủy phân: xúc tác axit hoặc kiềm và đun nóng hoặc xúc tác enzim
- Sản phẩm: các α-amino acid
I. THỦY PHÂN HOÀN TOÀN
1. Thủy phân trong môi trường trung tính (xt: enzym)
Khi thủy phân hoàn toàn peptit (hoặc protein đơn giản) bằng xúc tác enzym, ta thu được hỗn hợp các ∝-amino acid ban đầu
Ví dụ: Gly-Gly-Gly + 2H2O → 3H2N-CH2-COOH
Phương pháp giải:
1/ npeptit + nH2O = n α-amino acid
2/ mpeptit + mH2O = m α-amino acid
2. Thủy phân trong môi trường axit
Peptit (n mắt xích) + (n – 1)H2O + aHCl → n muối của ∝-amino acid
(với a là số nguyên tử N trong X)
Ví dụ: Gly-Gly-Lys + 2H2O + 4HCl → 2ClH3N-CH2-COOH + ClH3N-[CH2]4-CH(NH3Cl)-COOH
Phương pháp giải:
+ Tính số mol các chất theo hệ số cân bằng sau đó sử dụng bảo toàn khối lượng:
mpeptit + mH2O + mHCl = mmuối
+ Bảo toàn gốc ∝-amino acid:
Ví dụ với phương trình trên:
nClH3N-CH2-COOH = 2.ngly-gly-lys và nClH3N-(CH2)4-CH(NH3Cl)-COOH = ngly-gly-lys
3. Thủy phân trong môi trường kiềm
Peptit (n mắt xích) + (n - 1 + b)NaOH → n muối của ∝-amino acid + bH2O
Trong đó: b là tổng số nhóm COOH còn tự do trong peptit (các nhóm COOH không tạo liên kết peptit)
Ví dụ : Gly-Glu-Gly có CTCT:
→ số nhóm COOH còn tự do trong peptit là b = 2
PTHH: Gly-Glu-Gly + 4NaOH → 2H2N-CH2-COONa + NaOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COONa + 2H2O
Phương pháp giải:
+ Tính số mol các chất theo hệ số cân bằng sau đó sử dụng bảo toàn khối lượng : mpeptit + mNaOH = mmuối + mH2O
+ Bảo toàn gốc ∝-amino acid
II. THỦY PHÂN KHÔNG HOÀN TOÀN
Khi thủy phân không hoàn toàn peptit thì chúng ta thu được hỗn hợp các amino acid và các oligopeptit.
Ví dụ: Thủy phân không hoàn toàn Ala-Gly-Gly-Ala-Glu ta có thể thu được hỗn hợp các chất gồm Ala, Glu, Gly, Gly-Ala- Glu, Ala-Gly-Gly, …
+ Bảo toàn mắt xích của mỗi loại amino acid.
Phương pháp giải:
Ví dụ: nAla-Ala-Gly = nGly = ½.nAla
+ Bảo toàn khối lượng.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Thủy phân hết hỗn hợp gồm m gam tetrapeptide Ala-Gly-Ala-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 21,7 gam Ala-Gly-Ala, 7,5 gam Gly và 14,6 gam Ala-Gly. Giá trị cuả m là
Giải
Gọi số mol của tetrapeptide Ala-Gly-Ala-Gly là x
Bảo toàn nhóm Ala → 2x = 0,1 .2 + 0,1 → x = 0,15
→ mX = 0,15.(89.2+75.2-3.18) = 41,1 gam .
Ví dụ 2: Thủy phân m gam pentapeptit A có công thức Gly-Gly-Gly-Gly-Gly thu được hỗn hợp B gồm 0,3 gam Gly; 0,792 gam Gly-Gly; 1,701 gam Gly-Gly-Gly; 0,738 gam Gly-Gly-Gly-Gly và 0,303 gam Gly-Gly-Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là bao nhiêu?
Giải
B chứa:
Bảo toàn Gly:
5nA = 0,004 + 0,006.2 + 0,009.3 + 0,003.4 + 0,001.5
→ nA = 0,012 mol
→ mA = 0,012.(75.5 - 18.4) = 3,636 gam
Ví dụ 3: Thủy phân hoàn toàn 143,45 gam hỗn hợp A gồm hai tetrapeptide thu được 159,74 gam hỗn hợp X gồm các amino acid (Các Aminoacid chỉ chứa 1nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2 ). Cho tòan bộ X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch thì nhận được m(gam) muối khan. Tính khối lượng nước phản ứng và giá trị của m lần lượt bằng?
A. 8,145(g) và 203,78(g).
B. 32,58(g) và 10,15(g).
C. 16,2(g) và 203,78(g)
D. 16,29(g) và 203,78(g).
Giải :
Đặt Công thức chung cho hỗn hợp A là H[NHRCO]4OH
Ta có phản ứng : H[NHRCO]4OH + 3H2O → 4 H2NRCOOH
Bài tập vận dụng
Câu 1:Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa bao nhiêu dipeptide?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải:
Thủy phân không hoàn toàn Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thu được 2 dipeptide khác nhau (Gly Ala và Ala-Gly).
→ Đáp án B
Câu 2:Thủy phân hoàn toàn 14,6g Gly-Ala trong dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 11,15g
B. 12,55g
C. 18,6gam
D. 23,7 gam.
Lời giải:
Công thức Gly- Ala: H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.
M Gly-Ala= MGly + Mala – 18.(2-1) = 75 + 89 -18 = 146
Ta có m muối = mpeptit + m H2O + m HCl= 14,6 + 0,1.18 + 0,2. 36,5 = 23,7 g
→ Đáp án D
Câu 3:Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptide mạch hở X và 2a mol tripeptide mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino acid đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là
A. 54,30.
B. 66,00.
C. 44,48.
D. 51,72.
Lời giải:
Do X, Y tạo thành từ các amino acid có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2, nên:
X + 4NaOH → muối + H2O
a mol 4a mol a mol
Y + 3NaOH → muối + H2O
2a mol 6a mol 2a mol
nNaOH = 10a = 0,6 mol → a = 0,06 mol
Bảo toàn khối lượng:
m + mNaOH = mmuối + mH2O
→ m + 0,6.40 = 72,48 + 18.3.0,06 → m = 51,72 gam.
→ Đáp án D
Câu 4: Cho 24,36 gam tripeptide mạch hở Gly-Ala-Gly tác dụng với lượng dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị m là:
A. 37,50 gam
B. 41,82 gam
C. 38,45 gam
D. 40,42 gam
Lời giải:
nGly-Ala-Gly = 0,12 mol
Vì glycine và alanine đều chứa 1 nhóm -NH2 trong phân tử nên ta có:
Gly-Ala-Gly + 3HCl + 2H2O → muối
0,12 0,36 0,24
BTKL: mmuối = mGly-Ala-Gly + mHCl + mH2O = 24,36 + 36,5.0,36 + 18.0,24 = 41,82 gam.
→ Đáp án B
Câu 5: Thủy phân hoàn toàn 32,55 gam tripeptide mạch hở (Ala-Gly-Ala) bằng dung dịch NaOH (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam muối khan. Giá trị m là:
A. 47,85 gam
B. 42,45 gam
C. 35,85 gam
D. 44,45 gam
Lời giải:
nAla-Gly-Ala = 0,15 mol. Vì glycine và alanine đều chứa 1 nhóm –COOH trong phân tử nên ta có:
Ala-Gly-Ala + 3NaOH → muối + H2O
0,15 mol 0,15.3 mol 0,15 mol
BTKL: 32,55 + 0,45.40 = mmuối + 0,15.18 → mmuối = 47,85 gam.
→ Đáp án A
Câu 6: Cho X là pentapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly và Y là tripeptide Gly–Ala–Gly. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 3 loại amino acid, trong đó có 30 gam glycine và 26,7 gam alanine. Giá trị của m là
A.56,7.
B. 54,0.
C. 55,8.
D. 57,2
Lời giải:
Đặt nAla–Gly–Ala–Val–Gly = a mol và nGly–Ala–Gly = b mol
→ Bảo toàn Gly ta có: nglycine: 2a + 2b = 0,4
→ Bảo toàn Ala ta có: nalanine = 2a + b = 0,3
→ a = b = 0,1 mol
→ m = 0,1 . (445 – 18.4 + 239 – 18.2) = 57,6 gam
→ Đáp án A
Câu 7: Đun nóng 32,9 gam một peptit mạch hở X với 200 gam dung dịch NaOH 10% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 52 gam muối khan. Biết răng X tạo thành từ các α-amino acid mà phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Số liên kết peptit trong X là:
A. 10
B. 9
C. 5
D. 4
Lời giải:
mNaOH = 20 gam; Gọi số gốc amino acid trong X là n
Do X tạo thành từ các amino acid có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2, nên:
X + n NaOH → muối + H2O
0,5 0,05
BTKL: mX + mNaOH = mmuối + mnước
→ mH2O = 32,9 + 20 – 52 = 0,9 gam → nH2O = 0,05 mol
Ta có: 0,05.n = 0,5 → n = 10.
X là peptit mạch hở tạo thành từ n gốc amino acid thì số liên kết peptit là n – 1
Vậy trong trường hợp này số liên kết peptit trong X là 9 liên kết.
→ Đáp án B
Câu 8: X là dipeptide Ala-Glu, Y là tripeptide Ala-Ala-Gly. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:2 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 56,4 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 45,6
B. 40,27.
C. 39,12.
D. 38,68.
Lời giải:
Gọi nAla-Glu = x mol và nAla-Ala-Gly = 2x mol
→ T chứa AlaNa (5x), GlyNa (2x) và GluNa2 (x)
m rắn = 111.5x + 97.2x + 191x = 56,4 gam
→ x = 0,06 mol
→ m = 0,06.(89 + 147 - 18) + 0,12.(89.2 + 75 - 2.18) = 39,12 gam
→ Đáp án C
Câu 9: Cho X là hexapeptide, Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptide Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino acid, trong đó có 30 gam glycine và 28,48 gam alanine. Giá trị của m là
A. 77,6
B. 83,2
C. 87,4
D. 73,4
Lời giải:
Đặt x, y là số mol X, Y
Bảo toàn Gly → nGly = 2x + 2y = 0,4 mol
Bảo toàn Ala → nAla = 2x + y = 0,32 mol
→ x = 0,12 và y = 0,08
→ m = 472x + 332y = 83,2g
→ Đáp án B
Câu 10: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptide mạch hở X và 2a mol tripeptide mạch hở Y với 600 ml dung dich NaOH 1M vừa đủ. Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino acid đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của m là:
A. 51,72.
B. 54,30.
C. 66,00.
D. 44,48.
Lời giải:
X + 4NaOH → 4Muối + H2O
a 4a a
Y + 3NaOH → 3Muối + H2O
2a 6a 2a
Ta có: nNaOH= 10a = 0,6 → a = 0,06 mol
BTKL: m + 0,6.40 = 72,48 + 0,18.18 ⇒ m= 51,72 gam
→ Đáp án A
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Dạng bài tập tính lưỡng tính của amino acid
- Bài tập về muối của amino acid, ester của amino acid
- Dạng bài tập phản ứng của Amin với nitrous acid HNO2
- Dạng bài tập phản ứng ankyl hóa amin
- Dạng bài tập Phản ứng thế nhân thơm của aniline
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều