Cách giải bài tập tính lưỡng tính của amino acid (hay, chi tiết)

Bài viết Cách giải bài tập tính lưỡng tính của amino acid với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách giải bài tập tính lưỡng tính của amino acid.

Cách giải bài tập tính lưỡng tính của amino acid (hay, chi tiết)

Bài giảng: Bài tập trọng tâm amino acid - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Dạng 1: amino acid tác dụng với dung dịch axit hoặc bazo

CTTQ: (NH2)xR (COOH)y . Tìm x, y, R?

- Tác dụng dd axit HCl

(NH2)xR (COOH)y + xHCl → (ClNH3)xR (COOH)y

Cách giải bài tập tính lưỡng tính của amino acid hay, chi tiết | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

+ BTKL: maa + mHCl = mmuối

Maa + 36,5 x = Mmuối

- Tác dụng với dd NaOH

Cách giải bài tập tính lưỡng tính của amino acid hay, chi tiết | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Ví dụ 1:Trong phân tử amino acid X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là:

Giải

Cách giải bài tập tính lưỡng tính của amino acid hay, chi tiết | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án → MX = 15,0 : 0,2 = 75 → X là H2N-CH2-COOH

Ví dụ 2:Trung hòa 1 mol α-amino acid X cần 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,286% về khối lượng. xác định công thức cấu tạo của X.

Giải

Gọi công thức của amino acid X là: R(COOH)NH2

Phương trình phản ứng:

R(COOH)NH2 + HCl → R(COOH)NH3Cl

Cách giải bài tập tính lưỡng tính của amino acid hay, chi tiết | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

⇒ MY = 125,5 ⇒ MR =28 (C2H4)

CTPT α-amino acid X là CH3-CH(NH2)COOH

Dạng 2: amino acid tác dụng với axit, sau đó lấy hh tác dụng với dd bazo và ngược lại.

Cách giải bài tập tính lưỡng tính của amino acid hay, chi tiết | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH (A)

ClH3N-R-COOH + 2NaOH → H2N-R-COONa (B) + NaCl + 2H2O

⇒ coi hỗn hợp A gồm ClH3N-R-COOH và HCl không phản ứng với nhau đều phản ứng với NaOH

Cách giải bài tập tính lưỡng tính của amino acid hay, chi tiết | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

H2N-R-COOH + NaOH → H2N-R-COONa + H2O

H2N-R-COONa +2 HCl → ClH3N-R-COOH + NaCl

Ví dụ 3:Cho 0,15 mol α-aminoglutaric acid vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính số mol NaOH

Giải

Coi hỗn hợp phản ứng với NaOH gồm H2N-C3H5-(COOH)2 và HCl

HCl + NaOH → NaCl + H2O

0,35mol 0,35 mol

Cách giải bài tập tính lưỡng tính của amino acid hay, chi tiết | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Số mol NaOH = 0,35 + 0,3 = 0,65 mol

Ví dụ 4: Hỗn hợp X gồm alanine và α-aminoglutaric acid. Cho m g X tác dụng hoàn toàn với dd NaOH dư, thu được dd Y chứa ( m + 30,8) g muối. Mặt khác, nếu cho m g X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dd Z chứa ( m + 36,5)g muối. Giá trị của m là?

Giải

Đặt nalanine = x mol; nα-aminoglutaric acid = y mol

Coi phản ứng:

-NH2 + HCl → -NH3Cl

-COOH + NaOH → -COONa + H2O

Cách giải bài tập tính lưỡng tính của amino acid hay, chi tiết | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

⇒ x = 0,6 mol; y = 0,4 mol

⇒ m = 112,2 g

Bài tập

Câu 1:amino acid X có CT dạng H2N-R-COOH (R là gốc hydrocarbon?. Cho 1,5 g X tác dụng với HCl dư thu được 2,23 g muối. Tên gọi của X là:

A. alanine.

B. valine.

C. glycine.

D. α-aminoglutaric acid.

Lời giải:

Phản ứng: H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH

⇒ Bảo toàn khối lượng: mmuối – mX = mHCl = 2,23 – 1,5 = 0,73 g

⇒ nX = nHCl = 0,02 mol

⇒ MX = R + 61 = 75 ⇒ R = 14 (CH2)

⇒ X là H2N-CH2-COOH (glycine)

→ Đáp án C

Câu 2:X là một amino acid no chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 0,89 gam X tác dụng với HCl vừa đủ tạo ra 1,255 gam muối. Tỷ lệ % khối lượng cacbon trong X là?

A. 40,45%.

B. 26,96%.

C. 53,93%.

D. 37,28%.

Lời giải:

Cách giải bài tập tính lưỡng tính của amino acid hay, chi tiết | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Phần trăm khối lượng cacbon = 40,45%.

→ Đáp án A

Câu 3:Cho 0,01 mol amino acid X tác dụng với HCl thì dùng hết 80 ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835 gam muối khan. Còn khi cho 0,01 mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 25 gam dung dịch NaOH 3,2%. Công thức của X là:

A. (NH2)2C3H5COOH.

B. H2N-C2H4-COOH.

C. H2N-C3H6-COOH.

D. H2NC3H5(COOH)2.

Lời giải:

0,01 mol X + 0,01 mol HCl → 1,835 g muối.

0,01 mol X + 0,02 mol NaOH → muối.

⇒ Số nhóm (COOH) gấp 2 lần số nhóm (NH2 ) trong X.

⇒Chỉ có H2NC3H5(COOH)2 thỏa mãn.

→ Đáp án D

Câu 4:Cho 13,23 gam α-aminoglutaric acid phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X được Y. Cô cạn Y thu được m gam rắn khan, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 31,31.

B. 28,89.

C. 17,19.

D. 29,69.

Lời giải:

α-aminoglutaric acid có dạng: HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH

⇒ nα-aminoglutaric acid = 0,09 mol

Có nHCl = 0,2 mol; nNaOH = 0,4 mol

⇒ nNaOH dư = nNaOH ban đầu – (2nGlutamic + nHCl) = 0,02 mol

⇒ Chất rắn khan gồm:

0,02 mol NaOH;

0,09 mol NaOOC – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COONa;

0,2 mol NaCl.

⇒ m = 29,69 g

→ Đáp án D

Câu 5:Cho 0,1 mol α-amino acid X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M. Trong một thí nghiệm khác, cho 26,7 gam X vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 37,65 gam muối khan. Vậy X là?

A. alanine.

B. valine.

C. glycine.

D. α-aminoglutaric acid.

Lời giải:

Ta có nHCl = 0,05 . 2 = 0,1 (mol)

0,1 mol α-amino acid X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M

⇒ X chỉ chứa 1 nhóm -NH2.

26,7 gam X tác dụng vớidung dịch HCl dư ⇒ 37,65 gam muối.

Suy ra: MX = 26,7 : 0,3=89 ⇒ X cũng chỉ chứa 1 nhóm –COOH

Cách giải bài tập tính lưỡng tính của amino acid hay, chi tiết | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Suy ra: MX = 26,7 : 0,3=89 ⇒ X cũng chỉ chứa 1 nhóm –COOH

Gọi X là NH2-R-COOH ⇒ R + 61 = 89 ⇒ R = 28 (Có 2 C)

X là α-amino acid nên CTCT X: CH3-CH(NH2)-COOH ⇒ alanine

→ Đáp án C

Câu 6:Cho 0,02 mol glycine tác dụng với 300 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch X. Để trung hoà dung dịch X cần vừa đủ V lít dung dịch NaOH 1M được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y được m gam chất rắn khan. Giá trị V và m là:

A. 0,32 và 23,45.

B. 0,02 và 19,05.

C. 0,32 và 19,05.

D. 0,32 và 19,49.

Lời giải:

Coi như dung dịch X gồm glycine và HCl chưa phản ứng với nhau

⇒ nNaOH = nGly + nHCl = 0,32 mol ⇒ VNaOH = 0,32 lít

Lượng muối Y gồm: 0,02 mol H2NCH2COONa và 0,3 mol NaCl

⇒ mmuối = 19,49 g

→ Đáp án D

Câu 7:Cho 0,1 mol α-amino acid X tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 1,0M thu được chất hữu cơ Y. Để tác dụng vừa đủ với chất hữu cơ Y cần 200ml dung dịch NaOH 1,0M và dung dịch sau phản ứng chứa 15,55 gam muối. Vậy công thức α-amino acid X là:

A. Lysin.

B. glycine.

C. alanine.

D. valine.

Lời giải:

nHCl = nX và nNaOH = 2nY

⇒ X là amino acid đơn chức có dạng NH2-R-COOH

Y Tạo với NaOH muối NH2-R-COONa và NaCl

⇒ mmuối = mNaCl + mmuối amino acid

⇒ Mmuối amino acid = R + 83 = 97 ⇒ R = 14 (CH2)

⇒ X là glycine.

→ Đáp án B

Câu 8:X là một α amino acid có công thức tổng quát dạng H2N – R – COOH. Cho 8,9g X tác dụng với 200ml dung dịch HCl 1M , thu được dung dịch Y. Để phản ứng với hết với các chất trong dd Y cần dùng 300ml dd NaOH 1M. Công thức cấu tạo đúng của X là ?

A. H2N-CH2-COOH

B. H2N-CH2-CH2-COOH

C. CH3CH(NH2)COOH

D. CH3CH2CH(NH2)COOH

Lời giải:

Gọi x là số mol X phản ứng

Để phản ứng với x mol NH3Cl-R-COOH và (0,2-x) mol HCl cần 0,3 mol NaOH

⇒ 2x + 0,2 – x = 0,3 ⇒ x=0,1

→ Đáp án C

Cách giải bài tập tính lưỡng tính của amino acid hay, chi tiết | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

amin-amino-axit-va-protein.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên